Giới thiệu huyện Yên Thế – tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng mạng GPON tại trung tâm viễn thông yên thế – VNPT bắc giang (Trang 27 - 32)

2.1.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Huyện Yên Thế – Tỉnh Bắc Giang có diện tích 301,26 km², dân số năm 2019 là 110920 người với mật độ 340 người/km² với 8 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 27% [12].

Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc Bộ, nằm ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang, giáp với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Địa hình huyện thấp dần theo hướng đông nam, phía bắc là vùng núi thấp dưới chân dãy núi Bắc Sơn, còn gọi là cánh cung Bắc Sơn chạy từ Lạng Sơn sang Thái Nguyên (một trong năm dãy núi hình vòng cung tạo nên nét đặc trưng của địa hình vùng Đông Bắc). Chảy qua giữa huyện, theo hướng Đông Nam là con sông Sỏi, một nhánh nhỏ đầu nguồn của sông Thương.

Yên Thế là huyện miền núi cao của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 27 km về phía Tây Bắc. Huyện Yên Thế có 21 xã, thị trấn (trong đó có 5 xã vùng cao), hai thị trấn là: Phồn Xương và Bố Hạ (đang đề nghị thành lập thị trấn vùng cao Mỏ Trạng). Huyện Yên Thế có giáp ranh với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn;

- Phía Tây với huyện Đồng Hỷ, Phú Bình tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Tân Yên;

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang.

Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 80 km. Hệ thống đường giao thông đến các trung tâm này rất thuận lợi, trên địa bàn huyện có 4 tuyến đường tỉnh lộ chạy qua đến nay cơ bản đã được nhựa hoá; hệ thống đường huyện, đường trục xã được

bố trí tương đối hợp lý tạo điều kiện tốt cho huyện nhà có thể mở rộng giao lưu kinh tế hàng hoá với bên ngoài.

Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa như: Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, chùa Lèo, chùa Minh Xuân, Đền Trắng, đền Bo Chợ, đền Bo Non, … Yên Thế còn là huyện có chỉ dẫn địa lý về nông sản như: Gà đồi Yên Thế, vải thiều, mật ong Hồng Kỳ, chè sạch Xuân Lương, …

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất để phát triển kinh tế – xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái – lịch sử, hàng hóa nông sản.

Hình 2.1: Bản đồ địa lý huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

2.1.1.2. Địa hình, điều kiện tự nhiên

- Địa hình:

Về điều kiện tự nhiên, sinh thái, đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi tạo cho Yên Thế có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, toàn diện. Phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, Yên Thế đã xác định hướng đi cho mình là phát triển sản

xuất nông, lâm nghiệp tổng hợp là chính, theo đó những biện pháp tích cực để vận hành cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trọng tâm là hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, gắn với phát huy tiềm năng thế mạnh của kinh tế đồi rừng.

Về tài nguyên, trên địa bàn huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú như: Quặng sắt ở Xuân Lương, mỏ than bùn ở Bố Hạ, mỏ đá vôi khu vực Hữu Lũng, có nguồn nước mặt dồi dào. Những tài nguyên trên, tuy sản lượng không lớn song cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy sản xuất công nghiệp - TTCN phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.

Do là một huyện miền núi nên việc phát triển trồng rừng và dịch vụ từ rừng khá phát triển, là nguồn thu đáng kể cho huyện nhà. Một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa địa phương có thế mạnh được phát triển như: Rừng kinh tế, cây ăn quả, cây chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, trong đó sản phẩm chủ lực là gỗ rừng trồng, chè sạch, “Gà đồi Yên Thế”, mật ong rừng Yên Thế, ...

- Điều kiện tự nhiên

Huyện Yên Thế nằm ở vị trí miền núi nên khí hậu của vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa và chịu ảnh hưởng rõ bởi mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô (lạnh, hanh, mưa ít) từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm khá cao, tại thị trấn Cầu Gồ là 220C. Nhiệt độ tối thấp thường rơi vào tháng 1, tại thị trấn Cầu Gồ là 100C. Nhiệt độ tối cao thường rơi vào tháng 7, tại thị trấn Cầu Gồ là 390C.

- Chế độ mưa: Mùa mưa ở Yên Thế, tỉnh Bắc Giang bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 9. Lượng mưa trung bình trong năm ở huyện Yên Thế là 1922,5 mm, tổng số ngày mưa trung bình trong năm là 135 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 6, 7, và tháng 8.

- Bốc hơi: Khả năng bốc hơi ở Yên Thế đạt từ 900 mm - 1200 mm. Thời kỳ bốc hơi ít nhất là thời kỳ tháng 2, 3 và 4, trong các tháng này khả năng bốc hơi chỉ đạt trên dưới 50 mm. Thời kỳ bốc hơi nhiều nhất là thời kỳ tháng 6 cho đến tháng 12 ứng với thời kỳ nắng nhất và độ ẩm không khí khô nhất trong năm.

- Độ ẩm không khí: Có độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm trên 80%, những tháng khô hạn nhất của mùa khô, độ ẩm trung bình tháng vẫn thường trên 64%. Thời kỳ khí hậu có độ ẩm cao nhất là thời kỳ mưa phùn, khu vực chịu ảnh hưởng khống chế của khối không khí cực đới biến tính qua biển trong giai đoạn nửa cuối mùa lạnh. Thời kỳ độ ẩm cao thứ hai trong năm là thời kỳ mưa nhiều, mưa ngâu từ tháng 7 đến tháng 9, đặc biệt là giai đoạn mưa ngâu tháng 8 do hội tụ nhiệt đới. Độ ẩm trung bình trong thời kỳ này là trên dưới 85%. Nhìn chung, trong cả năm độ ẩm ở trong các vùng tương đối cao, thể hiện một chế độ khí hậu ẩm gió mùa. Độ ẩm trung bình năm đạt trên 80%, thông thường ở khu vực có nhiều hồ ao, mặt nước trong lớp phủ thực vật phát triển thì độ ẩm cao hơn các vùng đồi núi trọc trống.

- Chế độ nắng: Thường thì lượng mây và nắng có quan hệ tỷ lệ nghịch. Thời kỳ nào nhiều mây thì sẽ ít nắng và ngược lại. Thời kỳ nắng nhiều nhất là vụ màu từ tháng 5 đến tháng 10. Tổng số giờ nắng thời kỳ đạt trên 1000 giờ (Xuân Lương 1024 giờ, Cầu Gồ 1075 giờ). Tháng nắng nhất thường là tháng 7, đạt trên dưới 200 giờ nắng vào đúng thời kỳ mặt trời đi qua thiên đỉnh lần thứ hai. Thời kỳ nắng ít nhất là vụ chiêm từ tháng 11 đến tháng 4. Tổng số giờ nắng thời kỳ này đạt trên dưới 700 giờ. Tháng nắng ít nhất là tháng 2, tháng 3 thường chỉ đạt trên dưới 50 giờ trong tháng.

- Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió chính là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình trong các tháng là 170C đặc điểm của chế độ gió này thường kéo theo không khí lạnh và khô hanh, thỉnh thoảng có mưa phùn và gió mùa Đông Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo độ ẩm và hơi nước nhiều, cường độ gió mạnh vì thế thường hay xảy ra lũ bão. Nhìn chung đa số toàn huyện rất hiếm có gió bão. Cấp gió phổ biến nhất là dưới 5 m/s chiếm tần suất trên 90%, ảnh hưởng của bão đối với Yên Thế chủ yếu chỉ là gây mưa do tác dụng che chắn của các dãy núi cao. Yên Thế có các cấp gió lớn hơn 11 m/s, chiếm tần xuất 0,13% là nơi có gió mạnh hơn cả so với 2 khu vực kia. Xét về hướng gió chủ yếu trong năm thì ba khu vực cũng có khác nhau, tần

xuất hướng lớn nhất là hướng tây bắc (chiếm 32%) sau đó mới đến các hướng Đông Nam và hướng bắc; tần xuất hướng lớn nhất lại là hướng đông nam, sau đó mới đến các hướng tây bắc, hướng đông, và hướng bắc.

- Thổ nhưỡng: Do địa hình chia cắt phức tạp, núi non hiểm trở, độ dốc lớn, nên đất đai trong vùng không đồng nhất. Đất trên địa bàn huyện Yên Thế hình thành trên nền đất cổ, phát triển trên loại đá trầm tích. Ngoài ra đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất feralit biến đổi do trồng lúa nước và các loại đất phù sa sông suối.

- Nguồn nước: Nguồn nước mặt ở Yên Thế được hình thành bởi các hệ sông, suối và hồ đập chứa nước phân bố không đều, chủ yếu tập trung theo hệ thống sông Sỏi. Ngoài ra còn một số sông suối, hồ đập chứa và nhiều suối nhỏ như: Hồ Đá Ong, hồ Cầu Rễ, hồ Chồng Chềnh, hồ Suối Cấy, thác Tiên (Thác Ngà), ... Đây là hệ thống sông cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong vùng. Ngoài ra nguồn nước ngầm trong vùng đến nay chưa có điều kiện để điều tra thăm dò, song theo dự đoán của các chuyên gia về địa lý thì trong vùng có trữ lượng nước ngầm khá lớn, điều này tạo thuận lợi cho huyện có những thế mạnh để khai thác và phát triển triển du lịch sinh thái.

- Thảm thực vật: Trước đây, rừng Yên Thế chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc loại giàu với nhiều loại cây rừng nhiệt đới như: Gỗ, tre, nứa, luồng và cây lâm sản có giá trị đó là: Sa nhân, mây, song, ... cùng một số loại gỗ quí chẳng hạn: Lim, lát, sến, táu, ... Nhưng do khai thác một cách tùy tiện, đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt. Một số loại gỗ có giá trị chỉ còn rất ít. Diện tích cây ăn quả gần 7000 ha (khoảng 6000 ha vải thiều), sản lượng hoa quả tươi đạt 45000 tấn/năm. Toàn huyện đã phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; mỗi năm trồng khoảng 1000 ha rừng tập trung, trồng 100000 cây phân tán, đưa độ che phủ rừng toàn huyện lên 47,2%, bình quân mỗi năm cho khai thác 600 ha - 700 ha rừng trồng, với sản lượng gỗ 60000 m3, thu nhập từ gỗ, củi và các sản phẩm, được liệu khác khoảng 70 tỷ đồng/năm.

Tiềm năng đất rừng ngoài các loại cây kể trên còn có các loại cây dược liệu quí và nhiều nguồn gen quí hiếm có tính đa dạng sinh học. Vì vậy, lâm nghiệp được

xác định là ngành kinh tế quan trọng của các xã trong huyện.

Tuy là vùng miền núi với điều kiện tự nhiên khó khăn nhưng Trung tâm Viễn thông Yên Thế vẫn là một trong những đơn vị phát triển Internet mạnh mẽ đứng hàng đầu VNPT Bắc Giang. Mặc dù vậy, việc duy trì chất lượng thuê bao tại địa bàn vẫn còn gặp khó khăn và cần giải pháp cấp bách cho việc đảm bảo chất lượng mạng lưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng mạng GPON tại trung tâm viễn thông yên thế – VNPT bắc giang (Trang 27 - 32)