dưỡng trên người bệnh phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh Viện Nội tiết Trung Ương.
38
Kết quả khảo sát tình hình nhân lực của 3 khoa có người bệnh PTTG cho thấy tỷ lệ chung BS/ĐD hiện nay mới đạt 1 bác sĩ /1,92 điều dưỡng, tỷ lệ này cũng tương đương với tỷ lệ của viện Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Quân Đội 108 năm 2015 (1 bác sĩ/1,9 điều dưỡng). Tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với qui định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV [8] tính cho các khoa lâm sàng bệnh viện phải là 1/3 - 1/3,5. Tính trên lý thuyết thì tỷ lệ bác sỹ/điều dưỡng của các khoa Ngoại - Bệnh viện Nội Tiết đang thấp hơn so với quy định, nhưng so với tỷ lệ 1 bác sỹ /1,52 điều dưỡng tại BV Y học cổ truyền Trung ương trong nghiên cứu của Bùi Thị Bích Ngà thì tỷ lệ này không đến nỗi quá thấp. Bệnh viện nội tiết trung ương cơ sở Tứ Hiệp mới được thành lập vì vậy tỷ lệ điều dưỡng đa phần trẻ và là nữ, lại ở lứa tuổi sinh đẻ, với nhiều lý do nghỉ thai sản, con ốm, chế độ không trực đêm do con nhỏ cùng với số điều dưỡng đi học, nghỉ phép, đi công tác nên tình trạng thiếu nhân lực thường xuyên xảy ra. Số liệu trên còn tính cả ĐD trưởng, ĐD làm công tác hành chính không trực tiếp tham gia công tác chăm sóc NB. Hiện nay ĐD phải thực hiện quá nhiều các thủ tục hành chính như tổng kết bệnh án và kiểm kê thuốc vật tư tiêu hao cho NB khi ra viện, vào sổ thuốc, ghi phiếu chăm sóc, công khai thuốc, đi lĩnh thuốc ở khoa Dược do khoa Dược chưa cung cấp thuốc tại các khoa, tất cả các công việc này chiếm rất nhiều thời gian của điều dưỡng khiến cho công việc chăm sóc người bệnh bị ảnh hưởng.
Tại thời điểm tháng 7/2021, tỷ lệ điều dưỡng của khoa Ngoại Chung, Phẫu thuật Tuyến Giáp, Kỹ thuật Cao có trình độ trung cấp và y sỹ chuyển đổi chiếm 4,9%, trình độ cao đẳng, đại học chiếm 95,1%. Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Nga [20] tại Bệnh Viện Phổi Trung Ương với tỷ lệ điều dưỡng có trình độ trung cấp là 58,6% và Trình độ cao đẳng, đại học là 41% và kết quả nghiên cứu Dương Thị Bình Minh [19] tại BV Hữu Nghị với tỷ lệ điều dưỡng có trình độ trung cấp là 84,5% và Trình độ cao đẳng hoặc đại học là 15,5%. Đây là một yếu tố rất thuận lợi về trình độ chuyên môn của ĐD đối với công tác chăm sóc NB. Trong nghiên cứu của Li-ming You và cộng sự [32] (2012) tại
39
181 BV ở Trung Quốc đã tìm thấy: Có mối liên quan chặt chẽ giữa tăng tỷ lệ cử nhân điều dưỡng với kết quả điều trị tốt hơn.
Cũng vì Bệnh viện mới thành lập thêm một cơ sở mới, tăng giường bệnh vì vậy phải tuyển dụng thêm nhiều điều dưỡng để đảm bảo được công tác CSNB, tỷ lệ ĐD dưới 5 năm chiếm khá cao 62,5% trong tổng số ĐD khối ngoại, hầu hết đều là các ĐD mới ra trường kinh nghiệm chưa có nhiều nên hạn chế trong việc thực hiện các kỹ thuật và đặc biệt trong giao tiếp,theo dõi, đánh giá tiên lượng bệnh và thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB. Số điều dưỡng trên 5 năm chỉ chiếm 37,5 % đây là lực lượng nòng cốt trong công tác chăm sóc vì vậy Bệnh viện phải cân đối đều giữa các khoa để hướng dẫn, truyền thụ kinh nghiệm cho các bạn điều dưỡng trẻ.
Bên cạnh đó, qua thống kê và phỏng vấn sâu lãnh đạo các khoa cũng cho thấy tỷ lệ ĐD đã được đào tạo liên tục CSNB nội tiết và rối loạn chuyển hóa trong 2 năm gần đây chiếm 60.4%, đây cũng chính là yếu tố tích cực để giúp các bạn trẻ có thêm kiến thức kỹ năng, tuy nhiên còn có những mặt hạn chế mà chúng tôi nhận thấy đượcđó là việc đào tạo phổ cập liên thông nâng cấp trình độ ĐD chưa được đồng đều giữa các trường dẫn đến chất lượng chăm sóc khác nhau và còn có yếu tố chủ quan do điều dưỡng chưa ý thức cao trong việc tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ và cặp nhật các kiến thức mới dẫn đến thiếu chủ động trong công việc và chủ yếu thực hiện y lệnh của bác sỹ, như vậy để đạt được tiêu chuẩn do Bộ Y tế đề ra và đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng tăng của NB thì khoa, khối và bệnh viện cần phải tiếp tục kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ đồng thời tăng cường chất lượng tuyển dụng ĐDV trong những năm tới.
3.2.2. Điều kiện làm việc.
Hiện nay tại Việt Nam chưa có văn bản nào quy định tỷ lệ ĐD/NB, tuy nhiên tham khảo tại Thái Lan tiêu chuẩn quy định tỷ lệ ĐD/NB cho BV hạng 1 và hạng 2 cụ thể như sau: khoa Hồi sức 4 ĐD/4 NB, khoa cấp cứu 4 ĐD/10 NB, khoa Ngoại - Nội 2,5 đến 3 ĐD/24 NB [33][7]. Nếu đem so tiêu chuẩn trên cho thấy rằng số lượng NB trung bình mà 1 ĐD phải chăm sóc tại các khoa ngoại của Bệnh viện Nội
40
tiết trung ương là khá cao. Tính trung bình trong giờ hành chính một ĐD của các khoa ngoại của Bệnh Viện Nội Tiết Trung Ương phải chăm sóc cho 10- 15 NB còn trong giờ trực hoặc vào ngày nghỉ một ĐD phải CS trung bình là 50-60 NB. Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn trong nghiên cứu Dương Thị Bình Minh tại BV Hữu Nghị với một ĐD có nhiệm vụ CS 20-25 NB trong đêm trực và những ngày nghỉ [19]. Kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy, ĐD không thể thực hiện hết các hoạt động CS khi số lượng NB cần CS quá đông và hậu quả là NB không được CS và theo dõi tốt đặc biệt CS trong giờ trực, các ngày nghỉ. Như vậy, khó có thể nâng cao chất lượng CSNB tại khoa nếu không có sự bổ sung thêm nhân lực ĐD, đặc biệt là ngoài giờ hành chính. Số lượng y lệnh phải thực hiện cho NB và nhiều loại thuốc phải thực hiện bằng đường tiêm, truyền, thay băng rút dẫn lưu, khiến ĐD chỉ tập chung vào thực hiện y lệnh của BS cho nên ĐD không đủ thời gian cho các hoạt động CS khác trong ngày nghỉ.
3.2.3. Quan tâm của lãnh đạo.
Để công tác CSNB đạt kết quả tốt, ngoài trình độ chuyên môn cũng như ý thức, năng lực của người điều dưỡng còn phụ thuộc vào rất nhiều các lĩnh vực khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị... trong đó phần quan trọng không kém là sự quan tâm sát sao, động viên kịp thời của lãnh đạo khoa và bệnh viện, đặc biệt là của đội ngũ lãnh đạo khoa, mặc dù các khoa đều mới thành lập cho đến nay là được 5 năm. Tuy nhiên sự quan tâm, động viên ở mỗi khoa cũng khác nhau, ở những khoa có sự quan tâm, động viên khuyến khích kịp thời của lãnh đạo khoa, điều dưỡng viên rất phấn khởi, vui vẻ và có sự phối hợp làm việc tốt. Sự quan tâm, kiểm tra sát sao công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh cũng như đào tạo nâng cao kiến thức của lãnh đạo khoa cho điều dưỡng là rất cần thiết. Bên cạnh đó chế độ đãi ngộ tại bệnh viện, khoa đã có ảnh hưởng tích cực đến công tác chăm sóc theo dõi NB của ĐD. Bệnh viện và các khoa ngoại đã quan tâm tạo điều kiện tăng thu nhập cho các thành viên tại các khoa Ngoại một cách hợp lý nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của ĐD và giúp ĐD yên tâm công tác.
41
Sự phối hợp giữa các đồng nghiệp với nhau và giữa các khoa phòng trong BV cũng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác CSNB của điều dưỡng, tại các khoa trong Bệnh viện Nội tiết trung ương sự phối hợp giữa BS - ĐD và các ĐD với nhau được đánh giá khá tốt, thể hiện ở việc ĐD thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ, chủ động báo cáo tình hình diễn biến bệnh tật của NB kịp thời cũng như tự điều chỉnh nhân lực hỗ trợ nhau giữa các nhóm chăm sóc khi cần. BS khối ngoại vừa điều trị vừa phải đi mổ nên khá bận. Chính vì vậy công việc theo dõi người bệnh phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ của điều dưỡng để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của BN. Kết quả của sự phối hợp tốt được NB đánh giá cao và đã giúp cho NB thêm tin tưởng, yên tâm vào điều trị.
Tuy nhiên, công tác phối hợp với một số khoa phòng còn gặp một số khó khăn: việc báo sửa chữa, hỏng hóc ở các khoa lâm sàng nhiều khi không được sửa chữa ngay, ĐD phải đi lại báo sửa chữa nhiều lần. Bên cạnh đó do yếu tố khách quan từ quy định của quy chế đấu thầu thuốc và một phần do việc cung ứng hàng của các nhà thầu nên khoa Dược đôi lúc cung cấp thuốc chưa kịp thời hoặc đủ về số lượng khiến BS và ĐD lại mất thời gian điều chỉnh, thay đổi. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian chờ đợi, đi lại và công việc của ĐD và cuối cùng ảnh hưởng đến kết quả công tác chăm sóc theo dõi NB.