Thái độ của người bệnh về việc sử dụng thuốc huyết áp

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thái độ về tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp tại khoa tim mạch bệnh viện da khoa tỉnh thanh hóa (Trang 33)

Bảng 2. 5. Thái độ sử dụng thuốc huyết áp của NB

Thái độ sử dụng thuốc Số lượng Tỷ lệ % Dùng thuốc thường xuyên, liên tục theo đơn của

bác sĩ 120 80

Dùng thuốc từng đợt khi có THA 8 5,33

Chỉ uống khi THA 1 0,66

Tự điều trị 1 0,66

NB tự ngừng sử dụng thuốc khi chưa hết đợt

điều trị 5 3.33

NB bớt loại thuốc theo chỉ định 2 1,33

NB uống thêm thuốc 13 8,66

Nhận xét: Bảng 2.5 cho thấy, Có đến 80% NB sử dụng thuốc thường xuyên, liên tục theo đơn của bác sĩ; NB tự uống thêm thuốc là 8,66%; vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ NB dùng thuốc từng đợt khi có THA

(5,33%) và NB tự ngừng sử dụng thuốc khi chưa hết đợt điều trị (3,33%).

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Những việc đã thực hiện tại đơn vị

- Người bệnh đã có một số kiến thức cơ bản về tuân thủ sử dụng thuốc. Cụ thể hầu hết người bệnh đã biết được cần uống thuốc đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế ( đúng liều, đúng loại và đúng số lượng thuốc, đúng thời gian).

+ Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh THA đã được triển khai tại bệnh viện, tại các khoa.

Hình ảnh 1: Buổi giáo dục sức khỏe được lồng ghép với sinh hoạt Hội đồng người bệnh cấp Bệnh viện tại BVĐK Tỉnh Thanh Hóa

+ Người bệnh cũng được phát một số tờ rơi, hướng dẫn liên quan đến bệnh THA.

+ Người bệnh THA đã tìm hiểu kiến thức tự chăm sóc qua thông tin đại chúng.

3.2. Những nội dung còn tồn tại

 Về phía bệnh viện:

+ Tại khoa điều trị, người bệnh đông, nhân lực không ổn định, đặc biệt là nhân lực điều dưỡng vì thế công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa được triển khai một cách mạnh mẽ.

+ Các khoa chưa có phòng truyền thông riêng để tư vấn GDSK.

+ Có thành lập được CLB người bệnh THA để người bệnh có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho nhau. Tuy nhiên hoạt động chưa liên tục. Nhất là trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

+ Thời gian tư vấn cho người bệnh chưa nhiều.

 Về phía nhân viên y tế/điều dưỡng:

+ Kĩ năng về vấn đề tư vấn, giáo dục sức khỏe của điều dưỡng trong khoa còn chưa đồng đều, thời gian dành cho việc GDSK còn ít.

+ Do khối lượng công việc quá nhiều nên việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh vẫn chưa thực sự được quan tâm.

+ Điều dưỡng chưa được tập huấn về phương pháp GDSK cho NB cho nên kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chưa tốt, chưa đạt được hiệu quả cao.

+ Điều dưỡng chưa tự tin khi tư vấn, GDSK cho người bệnh.

+ Hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh mang tính chất 1 chiều, đơn điệu, chưa thu hút được sự quan tâm của người bệnh.

+ Nội dung giáo dục sức khỏe còn chung chung, chưa cụ thể, người bệnh chưa thực sự hiểu để có thể áp dụng thực tế

 Về phía người bệnh:

+ Do gánh nặng về tài chính: Quá trình mắc bệnh kéo dài, phải chi trả chi phí điều trị, trong khi người bệnh không có khả năng tạo ra thu nhập.

Những khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày sẽ không đảm bảo cho sức khỏe thể chất và dễ làm cho người bệnh có những sang chấn về tinh thần dẫn đến chán nản và tuyệt vọng.

+ Do tuổi tác, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự tiếp thu của mỗi người bệnh khác nhau nên có một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về chế độ sử dụng thuốc.

3.3. Một số giải pháp khắc phục 3.3.1. Đối với bệnh viện: 3.3.1. Đối với bệnh viện:

- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ người bệnh.

- Mở các lớp tập huấn về công tác tư vấn GDSK cho người bệnh

- Bố trí mỗi khoa có 01 phòng truyền thông GDSK cho người bệnh nội trú có đầy đủ phương tiện truyền thông như: bàn ghế, ti vi, áp phích treo dán nơi dễ nhìn; các tài liệu về bệnh đái tháo đường để người bệnh và người nhà tham khảo.

- Duy trì hoạt động câu lạc bộ THA, tổ chức thảo luận, họp hội đồng người bệnh ĐTĐ cấp khoa, cấp bệnh viện định kì để người bệnh tự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về tuân thủ sử dụng thuốc.

- Khoa cung cấp thông tin chính xác về cách sử dụng thuốc HA cho NB đang nằm điều trị. Hướng dẫn cho người bệnh, người nhà suwe dụng thuốc đúng, đủ khi họ ra viện.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát 3.3.2. Đối với NVYT

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh THA đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe.

- Chuẩn bị tốt cho các buổi GDSK và sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông GDSK như pano, áp phích, sách, báo, tạp chí, tờ rơi...

- Trong quá trình GDSK phải xác định đối tượng được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp.

3.3.3. Đối với người bệnh:

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng…

- Tham gia bảo hiểm y tế để yên tâm điều trị. - Kiểm soát huyết áp, tái khám định kì.

- Duy trì thói quen sống – sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt, phòng ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

KẾT LUẬN

Qua thực tế chăm sóc cũng như các khảo sát 150 người bệnh THA điều trị tại khoa Tim mạch – BV ĐK tỉnh Thanh Hóa bằng phát phiếu khảo sát cho thấy:

- NB là nam giới chiếm tỷ lệ 48 % thấp hơn so với người bệnh là nữ giới (52%). Phần lớn NB có độ tuổi bằng 60 hoặc hơn 60 tuổi trở lên (72%). Đa số đối tượng có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (73,3%), đang đi làm (93,3%) và có nơi cư trú ở thành thị (75,33%) (bảng 2.1).

- Phần lớn thời gian mắc bệnh của NB THA là 5 năm hoặc hơn (90%), thời gian mắc bệnh dưới 5 năm chiếm tỷ lệ thấp (10%) (bảng 2.2)

- 73,3% NB biết rằng tuân thủ sử dụng thuốc có thể giúp người bệnh

tăng huyết áp ổn định huyết áp và 70% NB cho rằng tuân thủ sử dụng thuốc là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế các biến chứng của bệnh THA (bảng 2.3).

- NB dùng thuốc theo đơn của bác sĩ chiếm tỷ lệ khá cao (83,33%), tỷ lệ dùng thuốc đúng liều lượng (93,33%), dùng thuốc đúng thời gian (68%), theo dõi các tác dụng phụ của thuốc (56,67%). Tuy nhiên, việc kiểm tra HA còn thấp (30%) (bảng 2.4).

- Có đến 80% NB sử dụng thuốc thường xuyên, liên tục theo đơn của bác sĩ; NB tự uống thêm thuốc là 8,66%; vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ NB dùng thuốc từng đợt khi có THA (5,33%) và NB tự ngừng sử dụng thuốc khi chưa hết đợt điều trị (3,33%) (bảng 2.5)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Qua kết quả khảo sát, bàn luận và kết luận, Tôi xin đề xuất các giải pháp như sau:

1. Về phía Bệnh viện

- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

- Mở các lớp tập huấn cho điều dưỡng về công tác tư vấn cho người bệnh: kiến thức chuyên sâu về bệnh THA, đặc biệt về tuân thủ sử dụng thuốc cho người bệnh, phương pháp kỹ năng giáo dục sức khỏe.

- Bố trí mỗi khoa có 01 phòng truyền thông GDSK cho người bệnh nội trú có đầy đủ phương tiện truyền thông như: bàn ghế, ti vi, áp phích treo dán nơi dễ nhìn; các tài liệu về bệnh THA để người bệnh và người nhà tham khảo.

- Có phòng tư vấn, truyền thông GDSK cho người bệnh.

- Duy trì hoạt động câu lạc bộ tăng huyết áp, tổ chức thảo luận, họp hội đồng người bệnh THA cấp khoa, cấp Bệnh viện định kì để người bệnh tự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về tuân thủ sử dụng thuốc, TTĐT.

- Khoa tim mạch cung cấp đầy đủ chính xác cách sủ dụng thuốc huyết áp, đặc biệt là cho người bệnh đang nằm điều trị tại khoa. Hướng dẫn cho người bệnh, người nhà tuân thủ sử dụng thuốc khi họ ra viện.

- Có các quy định cụ thể về viêc tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh THA.

+ Điều dưỡng phải tư vấn cho người bệnh THA từ khi vào khoa Khám bệnh, điều trị cho tới khi NB ra viện.

+ 1 tháng/1 lần tổ chức thảo luận, họp hội đồng người bệnh cho những người bệnh THA

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát:

+ Phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tư vấn GDSK cho người bệnh tại khoa.

+ Đưa công tác tư vấn, GDSK vào trong khen thưởng, kỷ luật hàng tháng, hàng quý.

2. Về phía NVYT

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh THA đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Chuẩn bị tốt cho các buổi GDSK và sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông GDSK như pano, áp phích, sách, báo, tạp chí, tờ rơi...

- Xây dựng nội dung GDSK cụ thể cho người bệnh THA. Nội dung GDSK đi vào những vấn đề người bệnh còn chưa biết, chưa hiểu, thiếu sót về tuân thủ sử dụng thuốc như: làm sao để uống thuốc đúng giờ, đúng thuốc.

- Trong qúa trình GDSK phải xác định đối tượng được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp.

3. Về phía người bệnh

- Tôn trọng và thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của cán bộ y tế.

- Tự theo dõi huyết áp hàng ngày bằng máy đo huyết áp điện tử tại nhà hoặc ra trạm y tế xã gần nhà nhờ đo hộ và ghi chỉ số huyết áp vào sổ theo dõi hàng ngày và cũng là để nhắc nhở người bệnh không quên uống thuốc.

- Đặt đồng hồ báo thức hoặc uống thuốc vào một thời điểm trong ngày hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh quên uống thuốc và giúp trở thành thói quen của người bệnh.

- Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và hậu quả của việc không tuân thủ sử dụng thuốc. Ghi lại các tác dụng phụ thuốc huyết áp và thông báo kịp thời cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp trong lần tái khám và không được tự ý bỏ thuốc.

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng…

- Tham gia bảo hiểm y tế để yên tâm điều trị.

- Duy trì thói quen sống – sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe tốt, phòng ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2012), Báo cáo kết quả dự án phòng chống tăng huyết áp năm

2011 và xây dựng kế hoạch năm 2012, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.

3. Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khỏe

ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y

học, tr 6.

4. Nguyễn Hữu Đức, (2012), Thực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của hội viên Câu lạc bộ bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh viện Bạch Mai, năm 2012, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

5. Kim Bảo Giang và CS, (2016), Kiến thức về bệnh và tuân thủ các khuyến cáo về hành vi ở người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Cẩm Khê, Phú Thọ, năm 2015-2016, Đề tài cấp cơ sở.

6. Phạm Ngân Giang và Cs (2010), “Can thiệp kiểm soát tăng huyết áp ở nông thôn”, Y học thực hành, (1/2010),

7. Đỗ Thị Bích Hạnh, (2013), Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và

một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa

tỉnh Bình Phước năm 2013, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

8. Hội Tim mạch Việt Nam (2008), Khuyến cáo chẩn đoán điều trị tăng huyết áp ở người lớn, Hà Nội.

9. Hội Tim mạch Việt Nam, (2018), Tóm tắt khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn của Hội Tim mạch Việt Nam phân hội Tăng huyết áp Việt Nam (VNHA/VSH) 2018, Hà Nội.

10. Lê Minh Hữu và Cs, (2014), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và việc thực hiện theo dõi và điều trị ở người từ 25 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”, Y học thực hành, 944, tr.312 – 314.

11. Kiên Sóc Kha, (2017), Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của

Vinh năm 2017 và các yếu tố ảnh hưởng, Luận văn Chuyên khoa II Tổ chức Quản lý Y tế, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

12. Lý Huy Khanh, (2010), Khảo sát điều trị tăng huyết áp tại phòng khám Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương từ tháng 01/2008 đến tháng 6/2009, Đề tài cấp Cơ sở.

13. Nguyễn Tuấn Khanh, (2013), Khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện đa khoa Tiền Giang, Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.

14. Lý Ngọc Kính và Cs (2004), Các bệnh liên quan tới thuốc lá và cách

phòng ngừa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

15. Trần Thị Loan, (2012), Đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng

huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên, năm 2012, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

16. Đặng Văn Phước và Cs (2011), Sổ tay chẩn đoán và điều trị bệnh nội

khoa thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.7-30.

17. Nguyễn Lân Việt và Cs (2000), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. (21), tr.258-282.

18. Nguyễn Hải Yến, (2012), Tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, bệnh viện E, năm 2011, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

Tiếng Anh

19. American Heart Association (2017), “Medication Adherence - Taking Your Meds as Directed”, Available at: https://www.heart.org/en/health- topics/consumer-healthcare/medication-information/medication-

adherence-taking-your-meds-as-directed#.Waf4prIjGpp, acsessed

15/8/2018.

20. Chobanian A. V. and et al (2003), The Seventh Report of the Joint

National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and

Treatment of High Blood Pressure,

21. Daniel1 A. C. Q. G., Eugenia Velludo Veiga E. V (2013), “Factors that interfere the medication compliance in hypertensive patients”, Einstein,11(3), pp.331-337.

22. Ezulier and Hussain (2000), “Drug compiance among hypertention

patients in Kassala, Eastem Sudan”, East Mediter Health, 6(1), pp.100-

105.

23. Le C. and et al (2012), “The economic burden of hypertension in rural south-west China", Tropical Medicine & International Health, 17(12), pp.1544-1551.

24. Lalić1 J. and et al (2013), “Medication adherence in outpatients in witharterial hypertension”, Scientific Journal of the Faculty of Medicine in Ni, 30(4), pp.209-218.

25. Mozaffarian D. and et al (2015), Heart disease and stroke statistics-2015 update: a report from the American Heart Association, Circulation, 26. Osamor P. and Owumi B. (2011), “Factors Assdciated with Treatment

Compiliance in Hypertension in Southwest Nigeria”, Hypertens Res, 33 (12), pp.1223 – 1231.

27. Whitworth JA (2003), “2003 World Health Organization (WHO)/International Society of Hypertension (ISH) stetement on management of hypertension”, J Hypertension, 21 (11), pp.1983-1992.

28. World Health Organization (2013), A global brief on hypertension:

silent killer, global public health crisis: World Health Day 2013, available at,

PHỤ LỤC

Phiếu khảo sát kiến thức và thái độ về tuân thủ sử dụng thuốc tăng huyết áp của NB điều trị nội trú tại khoa Tim Mạch – BVĐK tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức và thái độ về tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp tại khoa tim mạch bệnh viện da khoa tỉnh thanh hóa (Trang 33)