Thực trạng kiến thức sử dụng bình xịt định liều

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIẾN THỨC sử DỤNG THUỐC xịt ĐỊNH LIỀU của NGƯỜI BỆNH mắc BỆNH PHỔI tắc NGHẼN mạn TÍNH ĐANG điều TRỊ tại BỆNH VIỆN e (Trang 32 - 34)

3.1.1. Một số đặc điểm về người bệnh COPD tham gia khảo sát

Tuổi và giới.

Nhóm người bệnh nghiên cứu của chúng tôi gồm 50 người, trong đó nam có 35 (chiếm 70%), còn nữ có 15 (chiếm 30%). Như vậy tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nhiều so với nữ giới. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu trước đây.

Theo Ngô Quý Châu và cộng sự nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT trong cộng đồng dân cư có tuổi từ 40 trở lên của thành phố Hà Nội thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam là 3,4% và ở nữ là 0,7%[5]. Kết quản ghiên cứu của tác giả Phan Thu Phương (2009) cho thấy tại Bắc Giang tỷ lệ mắc COPD ở nam là 3% và ở nữ là 1,7%) [8].

Ở nam giới, tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn nên dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, nam giới thường là lao động chính, làm những công việc tiếp xúc nhiều với môi trường làm việc độc hại nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới tăng lên liên quan đến việc hút thuốc lá thụ động.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn NB là người cao tuổi NB từ 50 tuổi trở lên. NB trong nhóm tuổi từ 60 đến 70 (chiếm 46%), nhóm trên 70 tuổi có 19 người bệnh (chiếm 38%). Kết quả này cũng tương tự với các nghiên cứu trước đây [5].

Nghiên cứu dịch tễ học BPTNMT trong dân cư Bắc Giang của Phan Thu Phương (2009), yếu tố nguy cơ gây BPTNMT là ≥ 60 tuổi [8].

Đối tượng mắc bệnh là người cao tuổi thì khả năng nhớ những điều nhân viên y tế dặn dò hoặc tự tìm hiểu thông tin về bệnh tật thường hạn chế hơn người trẻ tuổi. Như vậy, ngoài việc hướng dẫn người bệnh về vấn đề chăm sóc, điều trị tại nhà (trong giai đoạn ổn định), nhân viên y tế cần chú ý hướng dẫn thêm cho người nhà người bệnh. Việc sinh hoạt câu lạc bộ dành cho người bệnh hen và COPD thường xuyên cũng là biện pháp tốt giúp bênh nhân kiểm soát bệnh COPD.

3.1.2. Kiến thức về các bước sử dụng bình xịt

Khi hỏi người bệnh về các bước khi dùng bình xịt định liều chúng tôi thấy, trong 8 bước thì các đối tượng nghiên cứu chủ yếu chỉ nhắc được 5 bước là mở nắp (100%), lắc bình (trước khi xịt) 80%, ngậm kín miệng ống (90%), đậy nắp (80%) và súc miệng (80%). Bước hít vào đồng thời ấn bình xịt chỉ có 50 % người bệnh nhắc đến, đặc biệt bước thở ra hết cỡ và nín thở (sau xịt) chỉ có 2% và 8% người bệnh nhắc đến. Mỗi bước trong quy trình dùng bình xịt đều ảnh hưởng đến hiệu quả dùng thuốc. Nếu người bệnh không lắc lọ thuốc trước khi xịt thì thuốc không được trộn đều trước khi phun ra, liều mà người bệnh hít được không đảm bảo hàm lượng thuốc. Việc người bệnh không thở ra hết cỡ (trước xịt) và nín thở (sau xịt) khiến người bệnh không hít được hết thuốc và không giữ được thuốc trong đường hô hấp. Thao tác vừa hít vừa ấn thuốc vô cùng quan trọng vì nếu không làm đồng thời thì thuốc không vào sâu đến phổi mà chỉ tác dụng tại vùng hầu họng dẫn đến việc làm tốn thuốc, tác dụng của thuốc không đủ và làm người bệnh có cảm giác khô rát vùng hầu họng sau khi dung thuốc.Như vậy, qua nghiên cứu này chúng tôi thấy, nhân viên y tế cần lưu ý rất nhiều trong việc hướng dẫn người bệnh các bước thở hết cỡ và nín thở và đặc biệt là thao tác đồng thời vừa hít vừa ấn bình xịt.Tuy nhiên, chúng tôi chưa thực hiện được việc quan sát thực hành của người bệnh nên chưa đánh giá được thực sự chính xác kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều.

Theo kết quả tại bảng 2.2, chỉ có 4% người bệnh không được hướng dẫn sử dụng bình xịt thuốc và 4% người bệnh chỉ được hướng dẫn sơ sài, còn lại 92% người bệnh cho rằng được hướng dẫn kỹ càng. Điều này có thể cho thấy dù được hướng dẫn kỹ nhưng người bệnh vẫn có thể quên một số bước khi xịt thuốc. Vì vậy, nhân viên y tế cần kiểm tra kỹ thuật dùng bình xịt của người bệnh mỗi lần họ tái khám để tăng cường hiệu quả của việc dùng bình xịt dự phòng.

3.1.3. Kiến thức của người bệnh về việc thay đổi liều thuốc xịt

Kết quả bảng 6 cho thấy, đa phần các người bệnh đều biết cần khám để bác sĩ quyết định thay đổi điều trị (80%). Một số người bệnh cho rằng có thể tự ý thay đổi liều (16%). Rất ít NB cho rằng nên giữ nguyên liều đã được kê đơn (4%) và Không có NB tự ý ra hiệu thuốc đổi thuốc khác.

Như vậy, có một tỷ lệ không nhỏ người bệnh xử lý không đúng khi bệnh nặng lên. Điều này khiến cho việc điều trị giảm hiệu quả, bệnh tiến triển nhanh hơn. Điều này cho thấy, nhân viên y tế cần nhắc nhở người bệnh không tự ý thay đổi loại thuốc, số lần xịt trong ngày hay số nhát xịt của 1 lần. Người bệnh cũng cần được hướng dẫn đi khám nếu thấy nặng lên.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIẾN THỨC sử DỤNG THUỐC xịt ĐỊNH LIỀU của NGƯỜI BỆNH mắc BỆNH PHỔI tắc NGHẼN mạn TÍNH ĐANG điều TRỊ tại BỆNH VIỆN e (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)