Phân tích các ưu điểm và tồn tại

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIẾN THỨC sử DỤNG THUỐC xịt ĐỊNH LIỀU của NGƯỜI BỆNH mắc BỆNH PHỔI tắc NGHẼN mạn TÍNH ĐANG điều TRỊ tại BỆNH VIỆN e (Trang 34 - 35)

3.2.1. Ưu điểm

Bệnh viện đã tổ chức đào tạo Thông tư 07/2011/TT – BYT ban hành ngày 26/01/2011 và đã trang bị ở tất cả các vị trí có sử dụng thuốc trong bệnh viện về quy định thực hiện thuốc cho người bệnh ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát nên kết quả đánh giá nhận thấy một số ưu điểm sau:

Tỉ lệ NB được nhân viên y tế tư vấn dùng thuốc là 92%: NB nắm được các khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng gợi ý, thời gian xảy ra các triệu chứng báo hiệu và cách dùng thuốc xịt dự phòng. Điều này giúp cho NB có thể hiểu đúng đúng về bệnh của mình, nhận biết được khi có khó thở xảy ra và mức độ nguy hiểm của bệnh với tính mạng của mình để có thể kịp thời xử trí.

Trả lời đúng bước quan trọng trong thực hiện thuốc xịt, hầu hết NB nắm được cách dùng thuốc dự phòng và luôn mang theo thuốc bên mình khi cần để phòng khó thở. Nhận thức được vấn đề này tạo cho NB thói quen luôn luôn phải thực hiện đúng các bước trước khi dùng thuốc không được chủ quan chỉ coi trọng dùng thuốc trong thời gian nằm viện mà đối với thời gian khác cũng phải lưu ý và luôn chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc khi cần dùng thuốc.

Phần kiến thức xử trí, khi có biểu hiện nặng lên của bệnh là phải đi khám trên 80% NB nắm vững được các kiến thức về: cách dùng thuốc, liều lượng nhát xịt thuốc. Điều này giúp cho NB có thể bình tĩnh xử trí nhanh và chính xác khi có biểu hiện khó thở xảy ra, không lúng túng, mất thời gian.

Nhìn chung kiến thức của NB cần sử dụng thuốc dự phòng là tương đối cao 92%. NB đã được hướng dẫn về phòng và xử trí khi khó thở, thời gian hướng dẫn dùng thuốc mới gần đây nên kiến thức về các bước còn nắm chắc.

3.2.2. Tồn tại

Phần thực hiện về các bước xử dụng thuốc như thở ra hết cỡ, nín thở sau khi xịt thuốc lại chưa cao chỉ có 2% và 8%. Đặc biệt bước quan trọng nhất là thao tác vừa hít vừa ấn bình xịt chỉ được 50%. Kết quả này cho thấy các bước của NB về cách dùng thuốc vẫn tự phát chỉ nhớ các bước chứ chưa nắm chắc tất cả các bước và thành thạo về dùng thuốc xịt.

Còn đến 20 % NB không biết về bệnh của mình và mình phải duy trì dùng thuốc như thế nào. Đây là quan điểm cần thay đổi, vì không chỉ công tác điều trị trong bệnh viện mà khi ở nhà NB cần phải dùng thuốc.

Còn 8 % NB trả lời cho rằng không phải dùng thuốc xịt duy trì, điều này có thể dẫn đến việc hiểu chưa đúng về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà mình phải dùng thuốc duy trì hàng ngày.

Khi NB đã đỡ thời điểm cần đi khám lại theo lịch vẫn còn 10% NB cho biết không cần khám lại. Điều này cho thấy NB chưa hiểu, chủ động trong việc tìm hiểu về bệnh mà vẫn thụ động, phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIẾN THỨC sử DỤNG THUỐC xịt ĐỊNH LIỀU của NGƯỜI BỆNH mắc BỆNH PHỔI tắc NGHẼN mạn TÍNH ĐANG điều TRỊ tại BỆNH VIỆN e (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)