Đối với người bệnh

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 35 - 44)

Chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh và chế độ ăn hàng ngày qua các lần khám bệnh và tư vấn sức khỏe của cán bộ y tế, qua tờ rơi về bệnh, qua thông tin báo, truyền hình.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ chúng tôi có một số kết luận sau:

1. Về thực trạng

Độ tuổi mắc bệnh ở hai nhóm ≥ 60 và < 60 không có sự chênh lệch nhiều (nhóm ≥ 60 chiếm 56,6%); dân tộc kinh 98,2%; đối tượng không lao động 70,5% có trình độ học vấn cao 8,3%; thời gian mắc bệnh chủ yếu dưới 5 năm 69,6%; 25,8% có người thân mắc bệnh đái đường; 9,8% có hút thuốc lá; 8,5% uống rượu (bia); 13,2% ăn muối trên 6g/ngày 28,5; tập thể dục 30-60 phút/ngày 41,5; ăn rau quả mỗi ngày 68,7%.

Chỉ số BMI trong giới hạn bình thường chỉ chiếm 28,9%, không có sự khác biệt giữa 2 giới. Tỷ lệ thừa cân- béo phì 6,1%; tỷ lệ gầy chiếm 65,0%.

Trên 68,5% không biết rõ về bệnh, và 78,3% không biết rõ về chế độ ăn kiêng, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. 76,5% không được tư vấn rõ ràng về tình hình bệnh, 79,6 có nhu cầu cung cấp thông tin bệnh; 96,2% có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng. 2. Về giải pháp

- Tăng cường thêm nhân lực Bác Sỹ, điều dưỡng cho phòng khám nội tiết, từ đó bác sỹ, điều dưỡng có nhiều thời gian hơn cho quá trình khám tư vấn cho người bệnh.

- Xây dựng quy trình khám áp dụng riêng cho người bệnh ĐTĐ tại Trung tâm. - Thành lập câu lạc bộ người bệnh Đái tháo đường tại Trung tâm giúp người bệnh hiểu biết thêm chia sẻ về bệnh giữa các người bệnh với bác sỹ, người bệnh với người bệnh.

- Treo, dán thêm tờ rơi, tranh ảnh về bệnh ĐTĐ tại các phòng khám bệnh ĐTĐ. Qua đây người bệnh tìm hiểu thông tin về bệnh, cách chăm sóc bản thân.

- Nhân viên y tế tại phòng khám bệnh nội tiết học về kỹ năng, phương pháp tư vấn GDSK cho người bệnh. Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh để người bệnh có kiến thức đúng về cách chăm sóc và điều trị bệnh, nhằm ngăn ngừa, giảm các biến chứng của bệnh ĐTĐ.

- Người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Phòng khám nội tiết tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật còn nhiều người bệnh chưa nắm rõ kiến thức về bệnh và chế độ ăn

kiêng cũng như những nguy hiểm do biến chứng của ĐTĐ có thể gây ra. Cho nên rất cần được tư vấn GDSK để nâng cao kiến thức.

- Bản thân mỗi người bệnh cần chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh và chế độ ăn kiêng hàng ngày qua các lần khám bệnh và tư vấn sức khỏe của cán bộ y tế, qua tờ rơi, tài liệu về bệnh ĐTĐ, qua thông tin báo, đài, truyền hình. Từ đó nâng cao kiến thức cho bản thân.

* Tiếng Việt:

1.Tạ Văn Bình (2004)” Phòng và quản lý đái tháo đường tại Việt Nam”, NXB y học, tr 5-36

2. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Tạ Văn Bình, Phạm Thị Loan, Đào Tố Hoan (2006). Đánh giá kiến thức, thái độ thực hành của người bệnh Đái tháo đường trước và sau khi giáo dục tự chăm sóc.htt://www.benhviennoitiet.org.vn.

4. Tạ Văn Bình (2001). Tình hình chăm sóc người bệnh đái tháo đường ở Việt Nam và một số quốc gia Châu Á. Tạp chí y học thực hành. (11).tr 34

5. Bệnh viện nội tiết trung ương (2012),” Tài liệu tập huấn điều dưỡng về quản lý-chăm sóc người bệnh ĐTĐ” ,Nhà xuất bản y học.

6. Võ Bảo Dũng (2008), “ Nghiên cứu một số đặc điểm Lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị người bệnh Đái tháo đường tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định”, Tạp chí y học thực hành, (616+617), tr. 267-273.

7. Nguyễn Thị Lâm (2002), "Tình hình các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng và các giái pháp can thiệp", Sinh hoạt khoa học đề tài KC.10.05, tr. 12-35.

8. Nguyễn Văn Lành (2013), "Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống đái tháo đường của đồng bào người dân tộc Khmer tại tỉnh Hậu Giang", Tạp chí Y học dự phòng, 142(150-156).

9. Hà Thị Huyền (2016), “Kiến thức, thái độ, hành vi và nhu cầu chăm sóc y tế của bệnh nhân ĐTĐ tuyp II điều trị tại phòng khám Nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum”.

10. Đặng Thanh Nhàn, Trần Thế Hưng & Dương Thị Hồng (2016), "Kiến thức về bệnh đái tháo đường và nhu cầu chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2", Y học cộng đồng, 31, tr. 69-71.

11. Nguyễn Vinh Quang, Lê Phong (2011). Điều tra kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh đái tháo đường tại Việt Nam năm 2011.

thức và thực hành về tuân thủ chế độ dinh dưỡng ở bệnh nhân ĐTĐ tuyp II, điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2012.

13. Trần Hoa Vân, Lê Minh Phượng. Khảo sát, đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện của người bệnh đái tháo đường tuyp II.

14. Trần Văn Hải (2013). Nghiên cứu tình hình đái tháo đường và kiến thức thực hành dự phòng biến chứng ở người dân 30-64 tuổi tại tỉnh Hậu Giang năm 2011.

15. Tô Văn Hải, Ngô Mai Xuân và cộng sự (2006), “ Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội”, Tạp chí y học thực hành, (548), tr. 158-164.

16. Nguyễn Thị Ngọc Hân, Đặng Bích Thủy, Vũ Đình Triển và cộng sự (2010). “ Đánh giá hiệu quả kiểm soát đa yếu tố của người bệnh Đái tháo đường type II điều trị tại trung tâm y tế dự phòng Thái Bình”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 6(1), tr. 65- 70.

17. Nguyễn Vinh Quang (2013), Báo cáo kết quả sơ bộ hoạt động điều tra lập bản đồ dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012, Báo cáo tổng kết hoạt động 2012 triển khai kế hoạch năm 2013, Dự án phòngchống đái tháo đường quốc gia hoạt động phòng chống các rối loạn thiếu hụt i ốt.

18. Trần Đức Thọ (2007). “ Bệnh học nội khoa” Tập 1, Nhà xuất bản y học, tr 301-316.

19. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011), “ Hạ đường huyết”. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr: 36-39.

20. Nguyễn Khoa Diệu Vân, Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2011),nội tiết- tiểu đường. Hưỡng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh Nội Khoa, nhà xuất bản y học Hà Nội, tr: 36-39.

21. Viện dinh dưỡng. Hiệu quả can thiệp tư vấn chế độ ăn, thực phẩm bổ sung isomalt và luyện tập ở người có nguy cơ đái tháo đường type 2 tại cộng đồng.

* Tiếng Anh

22. American Diabetes Association (2013) ,”Standards of medical care in Diabetes “, Diabetes care .Table 13

23. American Diabetes Association (2015), "Diagnosis and classification of diabetes mellitius", Diabetes Care, 38(Supp. 1), pp. S62-S69.

24. Chen L. (2012), "The worldwide epidemiology of type 2 diabetes mellitus- present and future perspectives", Nature Reviews Endocrinology, 8, pp. 228-236

25. International Diabetes Federation (2015), IDF diabetes atlas seventh edition.

26. WHO/IASO/IOTF (2000), "The Asia-Pacific perspective: Redefiding obesity and its treatment", Health Communications Australia: Melboure

27. WHO (1999), Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus and its Complications. Report of a WHO Consultation. Part 1: Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus Place Published: WHO/NCD/NCS/99.2.

Một số hình ảnh hoạt động của việc tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ

Trao đổi kinh nghiệm về quản lý người bệnh đái tháo đường

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 35 - 44)