Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 28 - 34)

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ là đơn vị hạng I trực thuộc Sở Y tế tỉnh Phú thọ đóng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, với chức năng nhiệm vụ là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên khu vực tỉnh Phú Thọ. Tổng số cán bộ viên chức Trung tâm 123 cán bộ, trong đó có 46 Bác sỹ. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ có tổng số 11 Khoa, Phòng, bao gồm 9 khoa, phòng chức năng, Khoa cận lâm sàng, 2 Khoa lâm sàng.

Khoa khám bệnh đảm nhận chức năng khám và điều trị Ngoại trú cho những người bệnh có bệnh lý thuộc lĩnh vực nội khoa như: người bệnh ĐTĐ, tăng huyết áp, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…. Ngoài ra, khoa còn thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, tuyên truyền phòng bệnh, chỉ đạo tuyến theo chức năng nhiệm vụ được giao. Khoa hiện có 22 cán bộ và nhân viên, trong đó có 09 Bác sĩ (06 bác sĩ chuyên khoa I, 03 Bác sĩ đa khoa). Có 13 Điều dưỡng, KTV, NHS, (04 cử nhân điều dưỡng đại học, 02 cao đẳng điều dưỡng, 03 Điều dưỡng trung cấp đang theo học Đại học vừa học vừa làm, 02NHS, 02 KTV). Tập thể khoa có sự đoàn kết nhất trí cao giữa các cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, Thực hiện tốt công tác chuyên môn và sự hài lòng của người bệnh tại phòng khám đa khoa, luôn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi cập nhật kiến thức, luôn luôn có ý thức học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ.

Khoa Khám bệnh hiện có 05 phòng khám, trong đó có 02 Phòng khám bệnh nội tiết, 01 phòng khám nội khoa. Phòng khám nội tiết của bệnh viện còn thiếu nhân lực nên chưa tư vấn được đầy đủ cho người bệnh ĐTĐ đang điều trị ngoại trú. Chưa có nhiều tranh, ảnh, tài liệu về bệnh ĐTĐ, cách tự chăm sóc về chế độ dinh dưỡng. Trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu về tư vấn giáo dục sức khoẻ, chăm sóc cho người bệnh ĐTĐ. Một số cán bộ y tế kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ còn chưa tốt nên hiệu quả tư vấn chưa cao.

2. Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ Để có căn cứ khách quan cho đề xuất các giải pháp phù hợp, chúng tôi tiến hành khảo sát người bệnh ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị ngoại trú trong tháng 3 năm 2021 tại Khoa khám bệnh thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ trong một tháng. Phương pháp khảo sát: mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn để phỏng vấn ngẫu nhiên 85 người bệnh ĐTĐ type 2.

Kết quả thu được như sau:

2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh được khảo sát

Bảng 9: Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh được khảo sát (n=85)

Giới

Đặc điểm

Tuổi (%) Dân tộc (%) Nghề nghiệp (%) Học vấn (%) ≥ 60 < 60 Kinh Khác Trí óc Chân tay Ko LĐ Tiểu học THCS THPT trở lên Nam 50,2 49,8 67,8 3,2 6,2 71,9 25,7 10,5 58,0 31,5 Nữ 51,5 48,5 97,0 3,0 6,7 73,6 18,4 11,0 55,8 31,4 Chung 56,6 43,4 98,2 1,8 8,3 70,5 21,2 7,9 60,1 32,0

Nhận xét: Ở đối tượng nghiên cứu, độ tuổi từ 60 trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn 56,6%; hầu hết là đân tộc Kinh 98,2%; phần lớn là lao động chân tay 70,5%; và trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm đa số 60,1%. Không có sự khác biệt giữa hai giới.

2.2. Đặc điểm mắc bệnh của người bệnh được khảo sát (n=85)

Bảng 10: Đặc điểm mắc bệnh của người bệnh được khảo sát (n=85)

Giới

Đặc điểm mắc bệnh

Thời gian mắc bệnh (năm) Có người thân mắc bệnh

< 5 5 – 10 > 10 Có Không

Nam 63,8 25,6 10,6 29,2 70,8

Nữ 73,5 28,1 9,3 21,7 78,3

Nhận xét: Thời gian mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu chủ yếu dưới 5 năm (69,6%) và có 23,5% có người thân trong gia đình mắc bệnh ĐTĐ.

2.3. Chỉ số BMI ở đối tượng nghiên cứu (n=85) Bảng 11: Chỉ số BMI ở đối tượng nghiên cứu (n=85)

Giới Chỉ số khối cơ thế BMI (kg/m2) < 18,5 18,5 - 24,9 ≥ 25 Nam 59,6 31,2 8,2 Nữ 68,3 26,2 5,5 Chung 65,0 28,9 6,1

Nhận xét: 28,9% người bệnh có tình trạng dinh dưỡng bình thường; 65,0% gầy. Không có sự khác biệt giữa hai giới.

2.4. Thói quen ăn uống hàng ngày của người bệnh được khảo sát (n=85) Bảng 12: Thói quen ăn uống hàng ngày của người bệnh (n=85) Giới Hút thuốc (%) Uống rượu (%) Ăn rau (%) Ăn muối 6g/ngày (%) Vận động 30-60 phút/ngày (%) Có Không Có Không Có Không <6 >6 Không Có KhôngLĐBT Nam 20,3 79,7 32,0 68,0 70,1 29,6 13,0 34,8 52,2 37,0 13,0 50,0 Nữ 0,0 100 0,0 100 74,5 25,5 29,4 15,7 54,9 49,0 5,9 45,1 Chung 8,2 91,8 13,5 86,5 68,2 31,8 18,3 29,7 52,5 42,5 9,0 48,5

Nhận xét: Thói quen hút thuốc hàng ngày ở đối tượng nghiên cứu (8,2%) và Thói quen uống rượu ở đối tượng nghiên cứu (13,5%); Thói quen ăn rau hàng ngày ở đối

tượng nghiên cứu (68,2%); Thói quen ăn muối <6g hàng ngày ở đối tượng nghiên cứu (18,3%); Vận động hàng ngày 30 -60 phút ở đối tượng nghiên cứu (42,5%).

2.5. Kiến thức chung về bệnh của đối tượng nghiên cứu

Bảng 13: Kiến thức chung về bệnh của đối tượng nghiên cứu (n=85)

Giới

Tiêu chuẩn chẩn đoán (%)

Điều trị nguy cơ (%)

Biểu hiện bệnh (%)

Biến chứng (%)

Có Ko rõ Không Có Ko rõ Không Có Ko rõ Không Có Ko rõ Không Nam 9,7 5,2 85,1 1,8 38,3 59,9 5,2 68,9 25,9 0 8,4 14,6 Nữ 2,6 6,3 91,1 2,3 26,2 70,5 9.5 64,8 25,7 2,9 81,3 15,8 Chung 5,8 6,6 87,6 2,0 33,1 65,0 5,8 68,5 25,7 1,9 80,4 17,6

Nhận xét: Hiểu biết về bệnh ở đối tượng nghiên cứu (5,8%) và điều trị nguy cơ về bệnh ở đối tượng nghiên cứu (2,0%); biểu hiện về bệnh ở đối tựng nghiên cứu (5,8%); biến chứng về bệnh ở đối tựng nghiên cứu (1,9%).

2.6. Thực trạng nhận tư vấn về chế độ dinh dưỡng

Bảng 14. Tỷ lệ người bệnh nhận tư vấn về chế độ dinh dưỡng từ CBYT (n=85) Tư vấn Giới Có (%) Không (%) Có nhưng không rõ ràng (%) Nam 15,6 5,8 78,6 Nữ 20,1 13,6 66,3 Chung 15,2 8,3 76,5

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh được thầy thuốc tư vấn rõ ràng về tình hình bệnh rất thấp (15,2%).

Bảng 15. Nhu cầu nhận tư vấn của người bệnh (n=85)

Giới

Thông tin chung (%) Chế độ dinh dưỡng (%)

Có Không Có Không

Nam 85,5 45,5 92,2 7,8

Nữ 76,3 23,7 97,2 2,8

Chung 79,6 20,4 96,2 3,8

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu cung cấp thông tin chung về bệnh rất cao (79,6%) và đặc biệt là nhu cầu rất cao được tư vấn về dinh dưỡng (96,2%).

2.8. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh được khảo sát (n=85) Bảng 16. Kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh được khảo sát (n=85)

Nội dung kiến thức Trả lời đúng (%)

Chế độ ăn hợp lý giúp ổn định lượng đường trong máu 35

Ăn uống điều độ, đúng giờ, nên chia làm nhiều bữa nhỏ 45

Ăn đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng 30

Không ăn uống kiêng khem quá mức 75

Tránh các thức ăn, đồ uống làm tăng đường máu nhanh 85

Ăn thêm các món rau trộn sa lát, trái cây ít đường để đảm bảo đủ chất xơ, vitamin và chất khoáng

48

Hạn chế các món ăn chế biến từ nội tạng động vật 76

Nhận xét: Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng tránh các thức ăn, đồ uống làm tăng đường máu nhanh 85%; Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng để hạn chế các món ăn có sử dụng mỡ để chế biến 98%; Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng

hạn chế các món ăn chế biến từ nội tạng động vật 76 %; Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng không ăn uống kiêng khem quá mức 75%; Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng ăn uống điều độ, đúng giờ, nên chia làm nhiều bữa nhỏ 45%; Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng chế độ ăn hợp lý giúp ổn định lượng đường trong máu 35%; Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng ăn đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng 30%; Tỷ lệ hiểu biết về kiến thức dinh dưỡng ăn thêm các món rau trộn sa lát, trái cây ít đường để đảm bảo đủ chất xơ, vitamin và chất khoáng 48%.

3. Những ưu, nhược điểm: * Ưu điểm:

- Nhân viên y tế luôn tận tình với người bệnh, tâm huyết với nghề.

- Mặc dù còn thiếu nhân lực nhưng các BS và Điều dưỡng có tư vấn, GDSK cho người bệnh nhưng thời gian dành cho tư vấn chưa được nhiều .

- Người bệnh cùng người nhà đã lắng nghe những hướng dẫn của nhân viên y tế. - Một số người bệnh đã biết cách tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày. * Nhược điểm:

- Trung tâm chưa có phòng riêng để tư vấn GDSK. Chưa có câu lạc bộ người bệnh Đái tháo đường tại Trung tâm.

- Phòng khám nội tiết của Trung tâm còn thiếu nhân lực nên chưa tư vấn được đầy đủ cho người bệnh ĐTĐ đang điều trị ngoại trú. Chưa có nhiều tranh, ảnh, tài liệu về bệnh ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ.

- Chưa có quy trình khám riêng áp dụng cho người bệnh ĐTĐ tại Trung tâm. - Trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu về tư vấn giáo dục sức khoẻ, chăm sóc cho người bệnh ĐTĐ.

- Một số cán bộ y tế kỹ năng truyền thông giáo dục sức khoẻ còn chưa tốt nên hiệu quả tư vấn chưa cao.

- Nhiều người bệnh và người nhà người bệnh đang điều trị ngoại trú còn chưa thực sự quan tâm và thực hiện việc tự điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày.

- Người bệnh chưa chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức về chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phú thọ năm 2021 (Trang 28 - 34)