Thực trạng kiến thức về phòng bệnh của người bệnh nhồi máu cơ

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về phòng bệnh của người bệnh nhồi máu cơ tim trước khi ra viện tại viện tim mạch bệnh viện bạch mai (Trang 32)

trước khi ra viện tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai

Để có căn cứ khách quan và khoa học, học viên đã tiến hành một khảo sát thực tế 50 người bệnh điều trị tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai, cụ thể như sau: 2.2.1. Đối tượng và phương pháp khảo sát

 Đối tượng khảo sát

Người bệnh điều trị nội trú NMCT tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai.

 Tiêu chí lựa chọn:

+ Người bệnh điều trị nội trú tại Viện Tim Mạch trong thời gian từ: 17/7- 15/9/2021.

+ Tình trạng bệnh đã ổn định, có thể trả lời phỏng vấn và tự nguyện đồng ý tham gia trả lời phỏng vấn.

 Tiêu chí loại trừ:

- Người bệnh trong tình trạng sức khỏe không cho phép trả lời phỏng vấn. - Người bệnh từ chối tham gia khảo sát.

 Thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn gồm 4 phần câu hỏi, cụ thể như sau: Phần A: thông tin chung về đối tượng khảo (gồm 07 câu); Phần B: kiến thức chung về bệnh NMCT (gồm 03 câu); Phần C: kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng NMCT (gồm 03 câu) ; Phần D: kiến thức về phòng bệnh NMCT (gồm 2 câu).

Người bệnh thực hiện trả lời các câu hỏi Phần B, C và D theo hình thức chọn có/không; 01 hay nhiều câu trả lời cho mỗi một câu hỏi. Tổng số BN được khảo sát: 50/55, chiếm tỉ lệ 90.91%.

2.2.2. Kết quả khảo sát

2.2.2.1. Đặc điểm chung của người bệnh

 Đặc điểm tuổi và giới

Biểu đồ 2.1 Phân bố người bệnh theo giới (n=50)

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh nam giới chiếm tỉ lệ 74%, nữ giới chiếm tỉ lệ 26%. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạnh (2020) tại BV Bạch Mai nam 72,5%, nữ 27,5% và của Đinh Anh Tuấn (2020) tại BV Bạch Mai nam 73% nữ 27%.

Biểu đồ 2.2 Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi (n=50)

Nhận xét: Nhóm người bệnh từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất là 70%. Nhóm <60 tuổi chiếm tỉ lệ 30%. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Đinh Anh Tuấn (2020) tại BV Bạch Mai với <60 tuổi là 34,86%, >=60 tuổi 65,14%.

 Đặc điểm trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập

Bảng 2.1. Phân bố người bệnh theo trình độ, nghề nghiệp và thu nhập

Đặc điểm Số lượng Tỉ lệ % Trình độ học vấn Phổ thông 35 70,0 Trung cấp, cao đẳng 5 10,0 Đại học 10 20,0 Nghề nghiệp Nông dân 10 20,0 Công nhân 2 4,0 Viên chức 15 30,0 Nghỉ hưu 20 40,0 Nghề khác 3 6,0 Thu nhập bình quân <=5.000.000 đồng 23 46,0 >5.000.000 đồng 27 54,0

Nhận xét: Về trình độ học vấn, có 70% người bệnh có trình độ từ phổ thông trung học trở xuống, tỷ lệ từ trung cấp, cao đẳng hay đại học chiếm tỷ lệ nhỏ (10% và 20%).

Về nghề nghiệp: Tỷ lệ người bệnh là hưu trí và viên chức chiếm tỉ lệ cao nhất (40% và 30%), tiếp theo là nông dân, chiếm 20%. Trong tổng số người được phỏng vấn, hơn 1 nửa có thu nhập bình quân hơn 5.000.000 đồng/ tháng, chiếm tỷ lệ 54%. 2.2.2.2. Kiến thức về phòng bệnh của người bệnh nhồi máu cơ tim

Bảng 2.2. Kiến thức chung về bệnh NMCT STT

câu hỏi Kiến thức chung về NMCT

Lựa chọn

SL Tỉ lệ %

1 Biết mình bị bệnh tim mạch gì

Nhồi máu cơ tim 46 92,0

Bệnh van tim 1 2,0 Bệnh động mạch chủ 2 4,0 Bệnh động mạch chi 1 2,0 2 Sau đặt stent ĐMV cần dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu Hai tháng 13 26,0 Một năm 10 20,0 Suốt đời 27 54,0 3 Nhận định về NMCT

Không thể chữa được 0 0,0 Có thể chữa khỏi 1 lần, sau

đó không cần điều trị gì 15 30,0 Có thể chữa khỏi nhưng cần

dùng thuốc suốt đời 35 70,0

Nhận xét: bảng 2.1 cho thấy, đa số người bệnh đều biết bệnh của mình là NMCT, chiếm tỉ lệ 92%, tuy nhiên chỉ có 54% người bệnh biết sau đặt stent ĐMV cần dùng thuốc KKTTC suốt đời và có 70% người bệnh biết cần dùng thuốc điều trị NMCT suốt đời.

Bảng 2.2 Tỉ lệ kiến thức về yếu tố nguy cơ và triệu chứng NMCT STT Kiến thức về yếu tố nguy cơ và triệu chứng NMCT Lựa chọn

SL Tỷ lệ %

1 Yếu tố nguy cơ NMCT là gì

Tăng huyết áp 45 90,0

Hút thuốc lá 40 80,0

Đái tháo đường 30 60,0

Béo phì 20 40,0

Rối loạn mỡ máu 20 40,0

2 Triệu chứng NMCT là gì

Đau ngực kèm vã mồ hôi, khó thở 50 100,0 Đau ngực, tăng khi ho, hít sâu,

thay đổi tư thế 0 0,0

Đau ngực kèm nóng rát sau

xương ức, ợ hơi ợ chua 0 0,0

3

Thuốc điều trị NMCT cần dùng bao lâu

Sau ra viện 2 tháng 5 10,0

Sau ra viện 1 năm 15 30,0

Suốt đời 25 50,0

Không biết 5 10,0

Nhận xét: bảng 2.2 cho thấy, đa số người bệnh biết rằng, tăng huyết áp và hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ của NMCT. Tuy nhiên, chỉ có dưới 50% người bệnh biết rằng béo phì và rối loạn mỡ máu là các yếu tố nguy cơ của NMCT không kém so với THA, hút thuốc và ĐTĐ. Bảng cũng cho thấy 100% người bệnh biết về triệu chứng đau ngực của NMCT, qua đó cho thấy trải nghiệm bị NMCT là cực kì đặc hiệu và khó quên với mọi người bệnh. Ngoài ra, chỉ có 50% người bệnh biết cần dùng thuốc điều trị NMCT suốt đời. Qua đó cho thấy giáo dục cho người bệnh là rất quan trọng.

Bảng 2.3 Tỉ lệ về kiến thức phòng bệnh và phòng tái phát NMCT STT Phòng bệnh NMCT Lựa chọn SL Tỷ lệ % 1 Các biện pháp phòng NMCT Không hút thuốc 45 90,0

Cai hút thuốc (nếu hút) 45 90,0

Tập luyện thể dục 35 70,0

Điều trị bệnh lý nguy cơ cao 30 60,0 Khám sức khỏe định kì 20 40,0 Duy trì BMI <=23kg/m2 10 20,0 2 Các biện pháp phòng bệnh và phòng tái phát NMCT sau ra viện Cai thuốc 45 90,0

Tránh quá cân, bia rượu 30 60,0 Tập luyện thể dục, vận động 25 50,0 Tránh stress, lối sống tĩnh tại 5 10,0 Tuân thủ thuốc của bác sĩ 45 90,0

Dinh dưỡng đầy đủ 35 70,0

Sử dụng thuốc đúng cách 45 90,0

Chế độ ăn phù hợp 15 30,0

Khám định kỳ 20 40,0

Nhận xét:

Kiến thức phòng bệnh COPD về các biện pháp như không hút thuốc, cai thuốc (nếu có hút) đều đạt 90%, con số tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn cần phải tuyên truyền, tư vấn về cai nghiện thuốc lá và hút thuốc lá thụ động cũng như gánh nặng bệnh tật của thuốc lá gây ra đối với sức khỏe con người trong cộng đồng và xã hội. Đặc biệt với những người bệnh đang nằm điều trị tại bệnh viện. Vì hút thuốc lá là một thói quen rất khó bỏ.

Tập luyện thể dục và điều trị bệnh lý nguy cơ cao đạt tỉ lệ khá thấp. Do đó cần tư vấn thêm cho người bệnh về cách tập thể dục sao cho hợp lý, phù hợp với sức khỏe sau NMCT cũng như nói để người bệnh biết được các bệnh lý nguy cơ cao của NMCT là gì, giúp phòng tránh tốt hơn với các BN khác. Khám sức khỏe định kì và duy trì BMI chuẩn có tỉ lệ rất thấp, cần tư vấn và có phổi hợp, sự hỗ trợ của cả nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh.

Các biện pháp về dự phòng NMCT và dự phòng tái phát NMCT là có chế độ ăn phù hợp, tránh stress, lối sống tĩnh tại và khám lại định kì đều thấp.

CHƯƠNG 3 BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng của vấn đề

Qua khảo sát thực tế kiến thức về phòng bệnh của 50 người bệnh NMCT, kết quả cho thấy nhiều nội dung kiến thức đã được người người bệnh nhận thức đúng. Tuy nhiên, còn những tỷ lệ đáng kể người bệnh chưa nhận thức được đầy đủ một số nội dung kiến thức cần thiết cho phòng bệnh sau điều trị nhồi máu cơ tim.

Kết quả ở các Bảng 2.1, 2.2 và 2.3 cho những tỷ lệ chưa cao người bệnh nhận biết được những nội dung kiến thức quan trọng cho phòng bệnh sau điều trị như: 54% người bệnh biết sau đặt stent ĐMV cần dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu suốt đời, dưới 50% người bệnh biết rằng béo phì và rối loạn mỡ máu là các yếu tố nguy cơ của NMCT không kém so với THA, hút thuốc và ĐTĐ, 50% người bệnh biết cần dùng các thuốc điều trị NMCT suốt đời. Qua đó cho thấy giáo dục cho người bệnh là rất quan trọng.

Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về tập luyện thể dục và điều trị bệnh lý nguy cơ cao đạt khá thấp. Do đó cần tư vấn thêm cho người bệnh về cách tập thể dục sao cho hợp lý, phù hợp với sức khỏe sau NMCT cũng như nói để người bệnh biết được các bệnh lý nguy cơ cao của NMCT là gì, giúp phòng tránh tốt hơn với các BN khác. Khám sức khỏe định kì và duy trì BMI chuẩn có tỉ lệ rất thấp, cần tư vấn và có phổi hợp, sự hỗ trợ của cả nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh.

- Nhiều nội dung kiến thức về biện pháp về dự phòng tái phát NMCT cũng có tỷ lệ thấp người bệnh nhận thức đúng như duy trì tập luyện (50%), tránh sang chấn tinh thần; lối sống tĩnh tại (10%), chế độ ăn uống phù hợp (30%), sự cần thiết phải tái khám định kỳ (40%).

3.2. Những thuận lợi, khó khăn trong trang bị kiến thức cho người bệnh

2.2.1. Thuận lợi

- Viện Tim mạch luôn thực hiện quản lý, điều trị cho người bệnh NMCT theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ y tế. Các đơn nguyên trong viện mỗi tháng có ít nhất 1 buổi tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho NB điều trị nội trú, có nhiều hoạt động đa dạng với sự tham gia đông đảo của NB NMCT trong toàn bệnh viện.

- Đội ngũ nhân viên y tế đông đảo: hơn 200 bác sĩ có trình độ từ GS, PGS, TS, ThS và hơn 400 điều dưỡng; đều được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các bệnh lý tim mạch đặc biệt là NMCT;

- Người bệnh nằm điều trị tại Viện Tim Mạch được tư vấn thường xuyên trong quá trình điều trị. Tỉ lệ người bệnh nắm được kiến thức chung về bệnh NMCT, về phòng bệnh NMCT, phòng tái phát NMCT là khá cao.

2.2.2. Khó khăn

- Phần lớn người bệnh không cho rằng rối loạn mỡ máu và béo phì là có khả năng gây bệnh NMCT không thua kém so với các bệnh lý như THA, hút thuốc lá, đái tháo đường, trong khi đó đây là những vấn đề rất khó thay đổi do phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt cũng như quyết tâm của người bệnh trong việc thay đổi lối sống, nếp sinh hoạt của bản thân. Do đó vấn đề duy trì cân nặng chuẩn (BMI ≤ 23 kg/m2) và tập luyện thể dục thường xuyên phù hợp với sức khỏe còn rất hạn chế (< 50%).

- Người bệnh tuổi cao có sức đề kháng kém và thường mắc các bệnh lý kèm theo như tim mạch, đái tháo đường, huyết áp, loãng xương... Đối tượng này chiếm tỉ lệ NMCT cao hơn cả 70%. Nguy cơ với các BN này cũng cao hơn và khó khăn trong việc điều trị, chi phí tốn kém, nguy cơ tử vong cao.

- Nhóm người bệnh có trình độ học vấn từ PTTH trở xuống chiếm đa số 70%. Do đó nên việc quan tâm đến việc phòng bệnh cũng như theo dõi sức khỏe thường xuyên còn nhiều hạn chế. Đây có lẽ cũng là lý do tới 50% BN nghĩ rằng chỉ cần dùng thuốc dưới 1 năm sau khi ra viện vì NMCT là khỏi bệnh. Thậm chí có tới 10% người bệnh nghĩ rằng điều trị 2 tháng là khỏi bệnh.

3.3. Giải pháp để tăng cường kiến thức cho người bệnh

Để nâng cao kiến thức cho người bệnh về phòng bệnh NMCT sau khi ra viện cần có những biện pháp tác động cụ thể trên người bệnh và nhân viên y tế cụ thể như sau:

3.3.1. Xây dựng và chuẩn hóa chương trình giáo dục sức khỏe cho người bệnh nhằm thường xuyên cung cấp, củng cố, cập nhật kiến thức cho người bệnh

- Trước khi ra viện, các người bệnh nhồi máu cơ tim cấp (NMCTC) cần được giáo dục về sức khỏe, các hoạt động thể lực, thay đổi lối sống và việc dùng thuốc để

phòng ngừa thứ phát các bệnh tim mạch. Người bệnh và gia đình cần có bảng hướng dẫn trước khi ra viện về các triệu chứng của thiếu máu cơ tim, gọi xe cấp cứu khi các triệu chứng thiếu máu cơ tim tái phát và không giảm đi hay trở nên trầm trọng hơn 5 phút sau khi ngậm 1 viên nitroglycerin dưới lưỡi để đảm bảo chắc chắn người bệnh sẽ được chẩn đoán và điều trị sớm khi bệnh tái phát.

- Thường xuyên đánh giá lại kiến thức của người bệnh trên cơ sở đó có những chú trọng và phương pháp phù hợp đối với từng người bệnh mỗi khi họ đến tái khám. - Tất cả người bệnh có thừa cân - béo phì cần phải thực hiện chiến lược giảm cân. Nên đo vòng bụng và tính chỉ số khối lượng cơ thể cho các người bệnh. Chỉ số khối lượng cơ thể trung bình từ 18,5 - 24,9 kg/m2. Nếu vòng bụng lớn hơn 90 cm ở nam giới và hơn 80cm ở nữ giới có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa và cần phải giảm cân.

- Các người bệnh cần tránh tái hút thuốc lá ngay trước khi ra viện. Đồng thời phải kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg (dưới 130/80mmHg ở người bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính) bằng thuốc và thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống (giảm cân, thay đổi chế độ ăn, tăng hoạt động thể lực và ăn nhạt) nên thực hiện cho tất cả các người bệnh có huyết áp lớn hơn hoặc bằng 120/80mmHg. Không nên dùng thuốc chẹn kênh canxi nhóm dihydropyridin có tác dụng ngắn để điều trị tăng huyết áp.

- Nếu người bệnh có kèm theo đái tháo đường cần kiểm soát chặt đường huyết bằng insulin hay thuốc hạ đường huyết uống và chế độ ăn để đạt HbA1C dưới 7%. Nhóm thuốc thiazolidinedion không nên dùng cho các người bệnh hồi phục sau NMCT bị suy tim độ III-IV.

- Hormon liệu pháp với estrogen phối hợp với progestin không nên sử dụng cho các người bệnh mới bị mãn kinh sau NMCTC như là một biện pháp phòng ngừa thứ phát các biến cố của bệnh mạch vành nói chung. Các người bệnh mãn kinh đã sử dụng thuốc tại thời điểm bị NMCTC không nên tiếp tục dùng thuốc. Tuy nhiên, các người bệnh đã sử dụng thuốc 1-2 năm muốn tiếp tục sử dụng thuốc vì các chỉ định khác nên cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích mang lại từ việc sử dụng thuốc. Hormon liệu pháp không nên tiếp tục dùng khi người bệnh phải nằm dưỡng bệnh tại giường.

- Các vitamin chống ôxy hóa như vitamin E, C không nên sử dụng cho người bệnh hồi phục sau NMCTC để phòng ngừa các bệnh tim mạch.

- Tuân thủ thuốc và lịch khám định kỳ của bác sĩ.

3.3.2. Tăng cường công tác quản lý theo dõi người bệnh NMCT

- Theo dõi, liên lạc, giới thiệu cho người bệnh biết đến và sinh hoạt qua câu lạc bộ, hội, nhóm các người bệnh cũng mắc NMCT, qua đó người bệnh chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau (biện pháp hữu ích đề cập nhập và nâng cao kiến thức cho người bệnh).

- Đào tạo nhân viên y tế có kiến thức, kỹ năng để tư vấn GDSK cho người bệnh, giúp người bệnh nâng cao kiến thức hữu hiệu.

- Tầm soát phát hiện sớm người có các yếu tố nguy cơ cao NMCT tại cộng đồng. Có biện pháp điều trị sớm cho các người bệnh này nhắm tránh dẫn tới NMCT. - Nâng cao trình độ, kiến thức cũng như kĩ năng của nhân viên y tế tại các bệnh viện tuyến dưới, qua đó cải thiện chất lượng điều trị người bệnh và giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức phòng bệnh NMCT của người bệnh tham gia khảo sát - Đa số người bệnh hiểu được triệu chứng, thuốc điều trị NMCT. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức về phòng bệnh của người bệnh nhồi máu cơ tim trước khi ra viện tại viện tim mạch bệnh viện bạch mai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)