1.1.5.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA), công bố, trong năm 2010, đã có tới 536.000 phụ nữ chết vì nguyên nhân liên quan đến thai nghén.
Ở các nước phát triển và quốc gia độc lập hầu hết các bà mẹ đều được chăm sóc trước sinh và sau khi sinh dưới sự giám sát của cán bộ y tế về sản khoa và được xử lý kịp thời những biến chứng xẩy ra trong thời kỳ mang thai cũng như trong sinh đẻ. Tỷ suất tử vong mẹ ở các nước phát triển rất thấp 09/100.000 trường hợp, các nước quốc gia chậm phát triển là 51/100.000 trường hợp đẻ sống trong năm. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển không thể cung cấp đầy đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ mang thai nên tỷ suất chết mẹ ở các nước này khá cao 450/100.000 trường hợp đẻ sống.
Hơn một nữa số ca tử vong mẹ 270.000 trường hợp xẩy ra ở vùng Hạ Sahara, châu Phi, theo sau là Nam Á 188.000 trường hợp. Hai vùng này cộng lại đã chiếm tới 86% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới năm (2005). Có 11 quốc gia chiếm 65%, trong đó Ấn Độ có con số cao nhất 117.000 trường hợp, sau đó tới Nigiêria 59.000 trường hợp, Cộng hòa Dân chủ Công gô 32.000 trường hợp, và Afghanistan 26.000 trường hợp. Tỷ lệ phụ nữ chết vì nạo phá thai cũng khá cao đặc biệt ở Nepal. Xác suất một cô gái 15 tuổi có thể chết vì biến chứng liên
quan đến thai nghén và trong khi sinh cao nhất ở Châu Phi 1/26 trường hợp, tại các nước đang phát triển 1/7.300 trường hợp, trong tổng số 171 vùng quốc gia và vùng lảnh thổ được nghiên cứu, Nigiêria là vùng có rủi ro cao nhất 1/7 trường hợp.
1.1.5.2. Tại Việt Nam
Theo kết quả của chương trình “Giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong sơ sinh” được triển khai năm 2010 tại 14 tỉnh miền núi, trong đó tại vùng phía bắc có 10 tỉnh và Tây Nguyên có 4 tỉnh cho thấy vấn đề sức khỏe và trẻ sơ sinh đã được cải thiện. Tính chung tại 14 điểm điều tra, nguy cơ chết mẹ là 1/521 thấp hơn điều tra của Bộ Y tế năm 2000 – 2001 là 1/334. Điều này có nghĩa cứ 521 phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ (15 tuổi – 49 tuổi) thì có một trường hợp tử vong mẹ. Nguy cơ tử vong mẹ cao nhất ở Điện Biên, cứ 148 phụ nữ bước vào tuổi 15 – 49 thì có một tử vong mẹ; Sau đó đến Lai Châu là 218, Gia Lai là 271, các tỉnh Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai dao động là 1/300. Thống kê cho thấy tỷ lệ chết mẹ ở các tỉnh vùng Tây Bắc là 13,4%, Tây Nguyên là 5,3%, các tỉnh vùng Đông Bắc là 3,3%, điều này cho thấy tỷ lệ tử vong mẹ ở các tỉnh Tây Bắc là rất cao, so với các vùng khác trong cả nước. Cũng theo báo cáo đó, đối với những phụ nữ cao tuổi (44 tuổi), đẻ nhiều lần (trên 3 lần) tỷ lệ tử vong mẹ cao gấp 4 lần nhóm sinh 1-2 con, các bà mẹ càng nhiều con thì những lần đẻ sau cùng có nguy cơ phải can thiệp bằng phẩu thuật cao so với những lần trước. Tập quán sinh con tại nhà hay khoảng cách thời gian vận chuyển đi cấp cứu muộn thiếu chăm sóc của y tế cơ sở là mối đe dọa đến tính mạng người phụ nữ trong khi sinh, số trường hợp tử vong cao nhất thường gặp ở bà mẹ mù chữ, không có nghề nghiệp và sống trong tình trạng nghèo đói, đặc biệt phụ nữ người dân tộc có nguy cơ tử vong cao hơn hẳn so với dân tộc Kinh.
Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2010 - 2025 đã đề ra chỉ tiêu cần đạt được vào năm 2010 là: hạ tỉ suất chết trẻ còn 25%, tỉ suất chết mẹ còn 70/100.000 trường hợp đẻ sống, giai đoạn 2011 – 2020 là giảm 50% tỷ số tử vong ở bà mẹ.
1.2. Cơ sở thực tiễn