Hồi Sức Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ năm 2021.
Thống kê từ ngày 01/07/2021 đến 01/08/2021 công tác chăm sóc của điều dưỡng thực hiện chăm sóc trên 100 người bệnh viêm phổi đang điều trị tại khoa Hồi sức Cấp Cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Trực tiếp chăm sóc những người bệnh này là các điều dưỡng Khoa Hồi sức Cấp Cứu.
Để phản ánh thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi, bên cạnh việc đánh giá những kiến thức cần thiết về chăm sóc người bệnh viêm phổi(Phụ lục 1), các hoạt động chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng được quan sát dựa trên bảng kiểm(Phụ lục 2). Các điều dưỡng đều chấp thuận tham gia nghiên cứu một cách tự nguyện.
Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS 16.0, kết quả được phân tích và trình bày bằng các bảng và biểu đồ, cụ thể như sau:
2.1.1. Đặc điểm chung của điều dưỡng tham gia chăm sóc người bệnh
Tổng số 18 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu, nam (01) chiếm tỷ lệ ít hơn nữ (11). Điều dưỡng có trình độ đại học chiếm đa số(16 người =90%), Chuyên khoa I (01 người =5%) và cao đẳng (01 người = 5%). Điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm là 01 người, từ 5 - 15 năm là 09 người, trên 15 năm là 02 người.
2.1.2. Kiến thức chung của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổ
Nhận xét:
Kiến thức của điều dưỡng tại khoa Hồi sức cấp cứu về chăm sóc người bệnh viêm phổi tương đối tốt. Cụ thể:
- 18/20 (chiếm tỷ lệ 90%) điều dưỡng có kiến thức “tốt” về chăm sóc người bệnh viêm phổi.
- 1/20 (chiếm tỷ lệ 5%) điều dưỡng có kiến thức “ rất đạt” về chăm sóc người bệnh viêm phổi.
- Tuy nhiên, còn 1/20 (chiếm tỷ lệ 5%) điều dưỡng có kiến thức “chưa đạt” về chăm sóc người bệnh viêm phổi.
2.1.4. Đặc điểm của người bệnh viêm phổi được chăm sóc tại Khoa Hồi sức cấp cứu.. Bảng 2.1.Phân bố người bệnh được chăm sóc theo tuổi và giới
Giới tính Độ tuổi Nam Nữ Tổng SốNB Tỷ lệ % SốNB Tỷ lệ % SốNB Tỷ lệ % Dưới 45 6 6,0 4 4,0 10 10,0 45 - 60 16 16,0 12 12,0 28 28,0 Trên 60 34 34,0 28 28,0 62 62,0 Tổng 56 56,0 44 44,0 100 100,0 Nhận xét:
Bảng 2.1 Cho thấy trong tổng số 100 người bệnh được chẩn đoán và điều trị viêm phổi tại Khoa Hồi sức cấp cứu thì tỉ lệ người bệnh nam chiếm 56%, nữ chiếm 44%. Người bệnh viêm phổi có tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 62%, tiếp đến là độ tuổi từ 45-60 (28%) và độ tuổi dưới 45 (10%).
Bảng 2.2. Biểu hiện các triệu chứng cơ năng của NB khi vào Khoa
Triệu chứng Số người bệnh Tỷ lệ %
• Khó thở 84 84,0
• Ho 74 74,0
• Sốt 26 26,0
• Đau ngực 52 52,0
Nhận xét:Bảng 2.2 Cho thấy đa số NB viêm phổi nhập khoa Nội tổng hợp điều trị đều có triệu trứng khó thở, ho, đau ngực chiếm tỉ lệ lần lượt: 84%, 74%, 52% . Triệu chứng sốt chiếm tỉ lệ thấp hơn: 26%
Mức độ khó thở Số người bệnh Tỷ lệ % • Nhẹ (nhịp thở bình thường) 16 16,0 • Trung bình (20-25 l/ph) 37 34,0 • Nặng (26-30 l/ph) 40 40,0 • Rất nặng (>30 l/ph) 10 10,0 Tổng 100 100,0
Nhận xét:Kết quả ở bảng 2.3 cho thấy: 34 NB có mức độ khó thở ở mức trung bình chiếm 34%, 40 NB ở mức độ nặng chiếm 40% và 10 NB ở mức độ rất nặng chiếm 10%.
Bảng 2.4. Mức độ bệnh dựa trên thông số SPO2 (n=100)
SPO2(mmHg) Số người bệnh Tỷ lệ % • Nhẹ: > 90 16 16,0 • Trung bình: 88 - 90 34 34,0 • Nặng: 85 - 89 40 40,0 • Rất nặng: < 85 10 10,0 Tổng 100 100,0
Nhận xét:Trong 100 người bệnh nhập khoa điều trị có 34 người bệnh chỉ số SPO2 ở mức độ trung bình chiếm 34%, 40 người bệnh ở mức độ nặng chiếm 40% và có 10 người bệnh ở mức độ rất nặng chiếm 10%.
2.1.5. Thực hành chăm sóc 100 người bệnh viêm phổi của điều dưỡng.
Bảng 2.5.Đánh giá việc thực hiện các biện pháp lưu thông đường thở của điều dưỡng cho người bệnh viêm phổi
Thực hiện các biện pháp lưu thông đường thở
Người bệnh được chăm sóc
Số lượng Tỷ lệ %
• Thực hiện đầy đủ 80 80,0
• Thực hiện không đầy đủ 20 20,0
• Không thực hiện 0 0,0
Nhận xét: 100% người bệnh được điều dưỡng thực hiện các biện pháp lưu
thông đường thở, trong đó:
- 80% người bệnh được ĐD thực hiện đầy đủ các biện pháp lưu thông đường thở.
- 20% người bệnh được ĐD thực hiện không đầy đủ các biện pháp lưu thông đường thở.
Bảng 2.6. Đánh giá việc nhận định, theo dõi, đánh giá NB viêm phổi của điều dưỡng
Thực hiện nhận định, theo dõi, đánh giá người bệnh thường xuyên
Người bệnh được chăm sóc
Số lượng Tỷ lệ %
• Thực hiện đầy đủ 85 85,0
• Thực hiện không đầy đủ 15 15,0
• Không thực hiện 0 0,0
Nhận xét:Qua bảng trên cho thấy:100% người bệnh được điều dưỡng nhận định, theo dõi, đánh giá tình trạng trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện, tuy nhiên:
- Chỉ có 85% người bệnh được điều dưỡng nhận định, theo dõi, đánh giá thường xuyên, đầy đủ.
- Còn 15% người bệnh được điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc theo dõi, đánh giá tình trạng trong thời gian nằm viện.
Hình 2.4. Minh họa ĐD làm việc tại khu vực buồng bệnh theo dõi, đánh giá NB thường xuyên tại Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh Phú Thọ.
Bảng 2.7.Đánh giá việc sử dụng thuốc cho người bệnh viêm phổi của điều dưỡng
Thực hiện theo dõi, đánh giá sử dụng thuốc cho NB thường xuyên
Người bệnh được chăm sóc
Số lượng Tỷ lệ %
• Thực hiện đầy đủ 50 100,0
• Thực hiện không đầy đủ 0 0,0
• Không thực hiện 0 0,0
Nhận xét: 100% người bệnh được điều dưỡng thực hiện đúng đủ việc sử dụng thuốc cho người bệnh đúng y lệnh.
Hình 2.5. Minh họa hoạt động chăm sóc theo dõi sử dụng thuốc cho NB viêm phổi tại Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh Phú Thọ
Bảng 2.8. Đánh giá việc điều dưỡng sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu, PHCN hô hấp cho người bệnh
Thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu, PHCN hô hấp cho người bệnh
Người bệnh được chăm sóc
Số lượng Tỷ lệ %
• Thực hiện đầy đủ 86 86,0
• Thực hiện không đầy đủ 14 14,0
• Không thực hiện 0 0,0
Nhận xét:
- Có 86% người bệnh được điều dưỡng thực hiện đầy đủ việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp.
- Có 14% NB điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp.
- Không có người bệnh nào điều dưỡng không thực hiện biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Hình 2.6. Minh họa chăm sóc vỗ rung ngực cho NB viêm phổi tại Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh Phú Thọ.
Bảng 2.9. Đánh giá việc tư vấn, hướng dẫn người bệnh viêm phổi của điều dưỡng
Nội dung
Người bệnh được chăm sóc
Đầy đủ Không đầy đủ Không thực hiện
SL % SL % SL %
Hướng dẫn người bệnh cách
vệ sinh khi ho và khạc đờm 70 70,0 22 22,0 8 8,0 Hướng dẫn người bệnh vệ
sinh răng miệng đúng cách 22 22,0 26 26,0 52 52,0 Hướng dẫn người bệnh chế
độ ăn phù hợp với 46 46,0 16 16,0 38 38,0 bệnh lý, nâng cao thể trạng
và tăng cường sức đề kháng hoặc cung cấp xuất ăn cho người bệnh có nhu cầu Hướng dẫn người bệnh tập luyện trong các hoạt động thường ngày khi tình trạng bệnh ổn định
68 68,0 22 22,0 10 10,0
Quan tâm, động viên an ủi
người bệnh yên tâm điều trị 44 44,0 0 0,0 56 56,0 Tư vấn người bệnh không
hút thuốc lá, thuốc lào, không uống chất kích thích và cách phòng bệnh khi ra viện
100 100,0 0 0,0 0 0,0
Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy:
- 70% NB được ĐD hướng dẫn cách vệ sinh khi ho và khạc đờm đúng cách
- 52% NB không được điều dưỡng hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách.
- 38% NB không được điều dưỡng hướng dẫn chế độ ăn phù hợp bệnh lý hoặc cung cấp xuất ăn cho NB khi có nhu cầu.
- 68% NB được điều dưỡng hướng dẫn tập luyện trong các hoạt động thường ngày khi tình trạng bệnh ổn định.
- 56% NB không được điều dưỡng quan tâm, động viên an ủi yên tâm điều trị.
- 100% NB được điều dưỡng tư vấn không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống chất kích thích và cách phòng bệnh khi ra viện.
Hình 2.7. Minh họa buổi tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe cho NB viêm phổi tại buồng bệnh Khoa Hồi sức cấp cứu - BVĐK tỉnh Phú Thọ.
Chương 3 BÀN LUẬN
Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác chăm sóc của ĐD thực hiện chăm sóc trên 100 người bệnh viêm phổi tại Khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh Phú Thọ chúng tôi có một số nhận xét sau:
Kiến thức chung của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi
Đa số điều dưỡng trong khoa có trình độ đại học chiếm 90%, có thâm niên công tác ít nhất từ 5 năm trở lên, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên tỉ lệ ĐD có kiến thức “tốt’’ về chăm sóc NB viêm phổi chiếm trên 90%. Đó là yếu tố thuận lợi trong công tác chăm sóc cho NB viêm phổi.
3.2 Đặc điểm của người bệnh viêm phổi được chăm sóc tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
- Qua bảng 2.2 và 2.3 cho thấy đa số NB viêm phổi nhập khoa điều trị đều có triệu chứng khó thở chiếm 84% với mức độ tình trạng khó thở khác nhau: Khó thở nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Để đánh giá tình trạng khó thở, quan trọng nhất là đếm nhịp thở đủ thời gian một phút. Ở giai đoạn đầu, tần số nhịp thở tỷ lệ thuận với tình trạng suy hô hấp, vì vậy: đếm nhịp thở để đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh là rất quan trọng nhằm giúp ĐD đưa ra quyết định chăm sóc kịp thời, chính xác.
- Qua phân tích bảng 2.4 cho thấy: Mức độ bệnh qua thông số khí máu SPO2 cũng phù hợp với mức độ khó thở đã đề cập ở Bảng 2.3. SPO2 là chỉ số để đánh giá độ bão hòa Ôxy ở máu ngoại vi, là biện pháp thực hiện đơn giản cho kết quả nhanh chóng và là chỉ số để theo dõi tình trạng suy hô hấp của người bệnh. Phân loại mức độ nặng của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị, chăm sóc phù hợp, nhằm nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu ô xy trong máu cho NB một cách hiệu quả.