Người bệnh sau mổ ra viện 100% đều được điều dưỡng, bác sỹ tư vấn về bệnh tật, các phòng bệnh, các điều dưỡng tư vấn về cách chăm sóc vết mổ tại nhà, chế độ dinh dưỡng, trợ giúp động viên tinh thần người bệnh khi ra viện, hẹn tái khám theo lịch hẹn, nhắc nhở các lưu ý như (phải tái khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường như sưng đau nóng đỏ vết mổ, chảy máu, sốt, chảy dịch, ...)
100% người bệnh được điều dưỡng gọi điện hỏi thăm sau khi ra viện.
Hiện tại có 40 người bệnh, không phát hiện thấy biến chứng sau mổ, vết mổ tốt.
Chương 3 BÀN LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu trên 40 người bệnh về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh phẫu thuật u xơ tử cung tại khoa Phụ ngoại còn có ưu điểm, nhược điểm sau:
3.1. Các ưu điểm, nhược điểm 3.1.1. Ưu điểm
- Trang thiết bị cơ sở hạ tầng của bệnh viện tốt, sạch sẽ đảm bảo cho quá trình chăm sóc người bệnh.
- Điều dưỡng bệnh viện nói chung, khoa Phụ ngoại nói riêng đều được đào tạo nghiệp vụ chuyên nghiệp, tham gia các lớp học về công tác chăm sóc người bệnh, tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng người bệnh trước đó tại các bệnh viện tuyến trên
- Công tác chăm sóc người bệnh được lãnh đạo bệnh viện, khoa phòng quan tâm đúng mức, chú trọng phát huy, xây dựng quy trình cơ bản, quản lý tốt
- Người bệnh được chăm sóc theo quy trình chuẩn, các bộ phận liên kết chặt chẽ, phối hợp tốt giữa bác sỹ và điều dưỡng, kết quả chăm sóc người bệnh tiến triển tốt lên từng ngày, không xảy ra biến chứng bất thường.
- Công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe sau ra viện của người bệnh bước đầu được quan tâm, đã có những tiến triển đáng ghi nhận của đội ngũ nhân viên y tế tại khoa phòng
- Công tác chăm sóc về dinh dưỡng người bệnh bước đầu hình thành, được định hướng đúng, phát triển bước đầu, đã có tính hệ thống và chuyên nghiệp
- Người bệnh được hướng dẫn chế độ tập luyện hợp lý theo thời gian và tình trạng sức của người bệnh.
3.1.2. Nhược điểm
- Những ngày sau phẫu thuật cần có phối hợp nhiều hơn giữa bác sỹ và điều dưỡng chăm sóc, cần bổ sung thêm các biện pháp khác để giảm đau cho các người bệnh, cần lên quy trình chăm sóc chuẩn, bắt buộc và có sự phối hợp chuyên môn cùng chuyên khoa gây mê hồi sức trong 24h đầu sau mổ
- Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện chủ yếu do cơ sở hạ tầng, nhân lực còn hạn chế, vấn đề phối hợp các chuyên khoa tham gia còn thiếu. Quá trình chăm sóc người bệnh vẫn chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ của người nhà.
- Hiện tại dinh dưỡng của người bệnh phần lớn người nhà người bệnh tự lo, do Bệnh viện cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện thực hiện khẩu phần ăn cho người bệnh.
- Kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chưa tốt, chưa chuyên nghiệp, còn chung chung, nhiệm vụ chủ yếu được dành cho bác sỹ điều trị
- Vấn đề chống nhiễm khuẩn chéo, nhiễm khuẩn bệnh viện còn thiếu, chưa được chú trọng, công tác chăm sóc chống nhiễm trùng cơ hội còn chưa được nhắc đến trong quy trình chăm sóc.
3.2.Nguyên nhân:
- Lực lượng điều dưỡng còn ít, người bệnh lại đông nên không có đủ thời gian theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn cũng như chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
- Điều dưỡng cần bổ sung thêm các khóa học đào tạo giáo dục sức khỏe cho người bệnh một cách bài bản
KẾT LUẬN
Người bệnh sau phẫu thuật u xơ tử cung cơ bản được chăm sóc đúng quy trình (theo dõi dấu hiệu sinh tồn, thay băng chăm sóc vết mổ, truyền dịch, dinh dưỡng, vận động,…). Quy trình phẫu thuật và chăm sóc không có tai biến, biến chứng gì, người bệnh hài lòng, bệnh không tái phát hay để lại bất cứ di chứng nào.
Quy trình chăm sóc về dinh dưỡng người bệnh, chăm sóc sức khỏe sau ra viện bước đầu hình thành, có giá trị nhất định trong quá trình điều trị. Tuy nhiên vẫn cần xây dựng thêm để hoàn thiện quy trình, nâng cao chất lượng
Nâng cao tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh của Điều dưỡng. Cần có kế hoạch xây dựng quy trình, kế hoạch đào tạo nghiệp vụ cho điều dưỡng viên về tư vấn và giáo dục sức khỏe người bệnh sau điều trị phẫu thuật.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Dựa trên những ưu nhược điểm tại cơ sở, tôi đưa ra những giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chăm sóc người bệnh, cụ thể như sau:
a) Xây dựng quy trình chăm sóc toàn diện cho người bệnh, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, nhân lực cho quy trình này, phát triển quy trình một cách có hệ thống và chuyên nghiệp.
b) Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho Điều dưỡng bằng các khóa học chuyên khoa để có đủ kiến thức chăm sóc, tư vấn chuyên sâu
c) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá quy trình điều dưỡng. Cần có chế độ khen thưởng thích hợp để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.
d) Dinh dưỡng cần xây dựng ăn theo suất ăn của người bệnh. Khi người bệnh xuất viện phải dặn người bệnh tái khám định kỳ, chú trọng công tác giáo dục tư vấn sức khỏe, phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009) – Điều dưỡng sản phụ khoa. NXB y học 2. Bộ Y tế (2009) – Tạp chí Y học thực hành, số 660, 661.
3. Bộ Y tế thông tư 07/2001/TT-BYT về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
4. Đại học Y Hà Nội (2015). Giáo trình Bệnh học Sản phụ khoa. NXB y học 5. Trịnh Văn Minh (1999). Giải phẫu người tập 2. NXB y học.
6. Đại học Y Hà Nội (2008). Phẫu thuật thực hành – NXB y học.
7. Nguyễn Thị Phương Mai (2009), Tình hình bóc nhân xơ tử cung qua nội soi tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 1/2005 - 6/2009”. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Đại học Y Hà Nội
8. Dương Thị Cương và Nguyễn Đức Hinh (1999) “U xơ tử cung” Phụ khoa dành cho thầy thuốc thực hành, NXB Y học, tr. 88-107
9. Trần Thị Phương Nhung (2016) “Nhận xét thái độ xử trí u xơ tử cung bằng phương pháp phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản Trung Ương từ tháng 2014”. Khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ y khoa. Đại học Y Hà Nội. Tr 42
PHỤ LỤC
BẢNG KIỂM QUY TRÌNH
CHĂM SÓC THEO DÕI NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT Họ tên người bệnh:………Mã người bệnh………... Chẩn đoán:……….. Người thực hiện chăm sóc:……….
TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ (2) Thực hiện tốt (1) Thực hiện không đầy đủ (0) Không/ thực hiện sai I Vận chuyển, thay đổi tư thế
1 Xe cáng phù hợp 2 Vận chuyển nhẹ nhàng 3 Tư thế nằm phù hợp
4 Buồng, giường bệnh đảm bảo
II Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, tinh thần 1 Thời điểm 6h hồi tỉnh 15’/ lần
2 Thời điểm 18h sau hồi tỉnh 3h/ lần 3 Những ngày sau 2 lần/ ngày (sáng –
chiều)
4 Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật 5 Đánh giá tinh thần
6 Ghi phiếu chăm sóc đúng, đầy đủ
III Sự vận động
1 Thời gian hồi tỉnh xoay trở người 30’/ lần
2 Hướng dẫn người bệnh tập ho
3 18h sau hồi tỉnh tại khoa: vận động tại giường
4 Sau 24h sau mổ: ngồi và đi lại nhẹ nhàng quanh phòng
IV Theo dõi lượng dịch ra vào 1 Theo dõi, ghi đầy đủ số lượng dịch
truyền, nước uống
2 Theo dõi, ghi số lượng nước tiểu (dịch dẫn lưu nếu có)
V Thực hiện thuốc và quy trình kỹ thuật
1 Thực hiện công khai thuốc 2 Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc 3 Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật tiêm,
truyền (Bảng kiểm quy trình kỹ thuật tiêm, truyền)
4 Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thay băng và chăm sóc dẫn lưu
VI Thở oxy
1 Đúng chỉ định
2 Đúng quy trình kỹ thuật (Theo bảng kiểm quy trình kỹ thuật thở oxy) VII Thực hiện giảm đau sau mổ 1 Đánh giá đau chính xác theo thang
điểm VAS
2 Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau đúng quy định
3 Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ( Theo bảng điểm quy trình kỹ thuật) 4 Giải thích, động viên người bệnh kịp
thời
VIII Chăm sóc đại tiểu tiện 1 Nhận định người bệnh về đại tiểu tiện 2 Hướng dẫn vận động
3 Hướng dẫn vệ sinh
4 Hướng dẫn ăn uống các loại thực phẩm tránh táo bón
IX Theo dõi đề phòng các biến chứng
X Chế độ ăn
1 6h hồi tỉnh uống 5 – 10 ml nước đường/ nước trắng
2 9h sau mổ ăn 1 bát cháo loãng
3 Ăn đặc dần và những ngày sau ăn cơm và có thể uống sữa kèm theo
XI Giáo dục sức khỏe khi ra viện 1 Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng
2 Hướng dẫn chế độ vận động, lao động, sinh hoạt
3 Hướng dẫn chế độ vệ sinh 4 Hướng dẫn:
+ Cách dùng thuốc, thời gian cắt chỉ + Các dấu hiệu bất thường đến khám, tái khám