Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuậ tu xơ tử cung

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u xơ tử cung tại khoa phụ ngoại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 31)

viện Phụ sản Trung ương

Theo Dương Thị Cương và Nguyễn Đức Hinh đã thống kê có 18% – 20% phụ nữ trên 35 tuổi mắc u xơ tử cung, có 3% phụ nữ bị u xơ tử cung ở tuổi 20 [8].

Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 40 người bệnh được phẫu thuật u xơ tử cung trong tháng 4/2021. Thống kê thấy rằng người bệnh là nữ, tuổi cao nhất là 60, thấp nhất là 17.

Theo số liệu đã thống kê số ngày nằm viện trung bình sau mổ mở là 4,3±1,14. Tối thiểu là 3 ngày, tối đa là 9 ngày. Số ngày nằm viện trung bình sau mổ nội soi là 4,02±1,34. Tối thiểu là 2 ngày, tối đa là 9 ngày [9].

Chúng tôi khảo sát thời gian nằm viện khoảng 5 - 9 ngày, 20 người bệnh phẫu thuật nội soi, 20 người bệnh mổ mở, không có biến chứng và tai biến phẫu thuật nào. Quy trình chăm sóc người bệnh cơ bản gồm những vấn đề như sau: 2.2.1. Chăm sóc người bệnh ngay sau phẫu thuật và dấu hiệu sinh tồn

Sau phẫu thuật người bệnh thường được giữ lại theo dõi và xử trí tại phòng chăm sóc hậu phẫu của khoa Gây mê trong khoảng 2 – 3 giờ nhằm đề phòng các biến chứng của quá trình gây tê – gây mê và biến chứng tức thì của cuộc phẫu thuật. Tại đây người bệnh được các điều dưỡng của Khoa Gây mê chăm sóc theo chế độ chăm sóc cấp I, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn liên tục bằng máy monitor. Sau khi các dấu hiệu sinh tồn ổn định, tác dụng của thuốc tê thuốc mê đã hết, nguy cơ xảy ra các biến chứng của gây tê gây mê cùng các biến chứng cấp tính của cuộc mổ đã được loại trừ, người bệnh được bàn giao về khoa Phụ ngoại theo dõi tiếp. Trong tất

cả các người bệnh được khảo sát không có người bệnh xảy ra các biến chứng ngay sau phẫu thuật.

Ngay trong 12 giờ tiếp theo sau phẫu thuật người bệnh được chuyển về khoa dưới sự theo dõi của bác sĩ và điều dưỡng phụ trách phòng chăm sóc cấp I theo dõi 3h/ lần các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, chỉ số nước tiểu để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau gây mê gây tê phẫu thuật, tình trạng mất máu, rối loạn nước điện giải để kịp thời xử trí đồng thời được hướng dẫn nằm bất động tại giường bệnh, đầu kê cao hạn chế tối đa ngồi dậy, đi lại hay thay đổi tư thế đột ngột (100% người bệnh được theo dõi và hướng dẫn).

Ghi chép vào hồ sơ bệnh án của điều dưỡng khá tốt và đầy đủ, ghi chép diễn biến bệnh khá sát sao, thực hiện y lệnh điều trị đúng đủ, đánh giá được tiến triển của người bệnh.

Trong những ngày tiếp theo người bệnh có dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường điều dưỡng sẽ chuyển chế độ chăm sóc cấp III với việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 lần/1 ngày hoặc khi có bất thường. Không có người bệnh nào trong 20 người bệnh nghiên cứu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau mổ

2.2.2. Dùng thuốc và chăm sóc giảm đau sau mổ

Người bệnh trước phẫu thuật đều được dùng kháng sinh dự phòng tiêm tĩnh mạch chậm trước mổ từ 30 phút đến 1giờ, thường dùng Cefalosphorin thế hệ II, liều 1g trước mổ. Sau mổ về người bệnh đều được sử dụng truyền Ringerlactat và Glucose 5%. Tiêm kháng sinh Cefoxitin 1g x 2 lọ/ ngày/ chia 2 lần trong ngày. Với các người bệnh tại khoa, đều được dùng 1 loại kháng sinh đơn thuần là Cefalosphorin thế hệ I - II với liều quy định.

Sau phẫu thuật tất cả người bệnh đều cảm thấy đau tại vết mổ, mức độ đau theo thang điểm VAS từ 4 - 6 điểm, không có người bệnh nào cao hay thấp hơn mức trên. Có 8/30 người bệnh có điểm đau VAS 6 nên đăng kí dịch vụ giảm đau do khoa GMHS cung cấp, 100% người bệnh sử dụng dịch vụ giảm đau có tác dụng VAS đánh giá sau dùng thuốc là 2 - 3 điểm.

Số người bệnh còn lại không dùng dịch vụ giảm đau thì đều được điều dưỡng giải thích, động viên cho người bệnh hiểu rõ triệu chứng đau tại vết mổ này. Người bệnh đau đều được dùng thuốc giảm đau thông thường bằng đường uống (ultracef +

paracetamol) và sự động viên, chăm sóc tận tình của người thầy thuốc và điều dưỡng cũng làm người bệnh thấy thoải mái, bớt lo lắng, căng thẳng từ đó cũng giảm đi triệu chứng đau tại chỗ. Thông thường các người bệnh được nghiên cứu đều giảm nhiều hoặc hết hẳn đau sau 36h sau mổ.

2.2.3. Theo dõi nhu động ruột sau mổ

Tất cả các người bệnh tham gia nghiên cứu đều được gây mê nội khí quản có dùng thuốc giãn cơ trong phẫu thuật.

Khi có dấu hiệu có nhu động ruột trở lại, người bệnh đã được cho ăn hoặc uống, giảm chướng bụng, đỡ đau vết mổ. Tất cả các người bệnh được nghiên cứu đều có trung tiện sau phẫu thuật khoảng 24h, người bệnh ghi nhận sớm nhất là người bệnh có trung tiện sau mổ khoảng 6h, muộn nhất sau mổ khoảng 24h và đều không xuất hiện chướng bụng trở lại, có thể ăn hoặc uống nhẹ sau đó vài giờ. Không có người bệnh nào bị rối loạn nhu động ruột sau mổ.

2.2.4. Chăm sóc đại tiểu tiện, ống sonde

Trong 40 người bệnhnghiên cứu không có người bệnhnào phải đặt sonde dạ dày trước mổ vì đều được mổ chuẩn bị, nhịn ăn uống hoàn toàn > 6h trước mổ. Sau mổ về có một số người bệnh có dấu hiệu chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn nhẹ, có thể có nôn khan nhẹ, các người bệnhnày đều được điều dưỡng hướng dẫn theo dõi, động viên tình thần tránh lo lắng, hướng dẫn tự vận động tại giường nằm để kích thích nhu động ruột.

Không có người bệnh nào phải đặt sonde dẫn lưu vết mổ. 100% người bệnh được nghiên cứu đều tiểu tiện được sau 12h - 24h sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh có Sonde bàng quang và được rút sau từ 6 - 12h sau mổ. Có hai người bệnh sau rút Sonde bàng quang bí tiểu không đi tiểu được đã được điều dưỡng chườm ấm, hướng dẫn vận động và đã đi tiểu được. Không có trường hợp nào tiểu buốt, tiểu rắt sau mổ. Qua quan sát 40 bệnh nhân rút Sonde bàng quang đều thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

Trong ngày đầu 100% người bệnh được điều dưỡng lau người, làm thuốc âm đạo tại giường vào buổi sáng. Những ngày sau điều dưỡng hướng dẫn cách vệ sinh: dùng nước ấm, sạch lau rửa nhẹ nhàng, không cho nước vào trong âm đạo tránh nhiễm khuẩn ngược dòng

Dưới sự theo dõi và tư vấn của điều dưỡng, 40 người bệnh phẫu thuật đều tuân thủ chế độ ăn nên không có người bệnh nào có triệu chứng táo bón. Đều đại tiện bình thường trở lại sau 24h – 36h

2.2.5. Chăm sóc vết mổ

Ngày đầu tiên sau mổ, điều dưỡng không thay băng vết mổ, nhưng trong quá trình theo dõi phải có quy trình theo dõi băng vết mổ, trong 40 người bệnh nghiên cứu, tất cả băng vết mổ sau mổ đều không ướt, máu dịch thấm băng ít, không có tình trạng chảy máu trong vết mổ.

Người bệnh đều được chỉ định bắt đầu thay băng từ ngày thứ 2 số lượng dịch thấm vết mổ ít, giảm dần đến ngày thứ 4 - 5 thì hết dịch thấm băng. Trong 40 người bệnh có 15 người bệnh hết dịch sau 2 ngày sau mổ, 5 người bệnh có dịch thấm băng đến ngày thứ 5, còn lại đều hết dịch sau 3 - 4 ngày. Dịch vết mổ có màu đỏ thẫm, không hôi, vết mổ nề 2 ngày đầu, những ngày sau vết mổ khô, không sưng nề, không còn tấy đỏ. Quá trình thay băng được đảm bảo quy trình vô khuẩn. Sau 7 ngày vết mổ khô hoàn toàn không có tình trạng nhiễm trùng vết mổ và được cắt chỉ sau 7 - 10 ngày.

Hình 2.1: Thay băng vết mổ cho người bệnh 2.2.6. Thời gian cắt chỉ

Trong 40 người bệnh được nghiên cứu, tất cả đều được cắt chỉ trong khoảng từ 3 - 7 ngày sau mổ, có 25 người bệnh mổ nội soi được cắt chỉ sau mổ 3 ngày, có 14 người bệnh mổ mở được cắt chỉ sau mổ 7 ngày, 1 người bệnh được cắt chỉ sau

mổ mở 9 ngày (mổ mở lần 2 cắt chỉ 9 ngày) 2.2.7. Dinh dưỡng cho người bệnh hậu phẫu

Dinh dưỡng sau mổ được đánh giá vô cùng quan trọng, đóng vai trò chính trong quá trình phục hồi sau mổ của người bệnh. Điều dưỡng đều được tập huấn về dinh dưỡng trước đây, đều có kiến thức, kĩ năng về tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnhvà người nhà người bệnh.

Sau phẫu thuật ngày đầu tiên điều dưỡng đã dặn dò người nhà không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì vì người bệnh còn chưa có nhu động ruột. Tất cả người bệnh trong nghiên cứu được nuôi dưỡng ngày đầu bằng dung dịch Glucose 5% x 1000ml truyền tĩnh mạch ngay sau mổ về. Trong đó có 3 người bệnh được dùng thêm dung dịch nuôi dưỡng tổng hợp đóng gói sẵn truyền tĩnh mạch chậm.

Sau khi xuất hiện dấu hiệu trung tiện, điều dưỡng hướng dẫn người nhà cho ăn bằng cháo loãng hoặc sữa uống ngắt quãng từng lượng nhỏ để tránh bị chướng bụng, trong tất cả người bệnh nghiên cứu không có người bệnh nào bị chướng bụng sau cho ăn .

Những ngày sau ăn số lượng bữa ăn tăng dần, lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng tăng dần lên, nhưng vẫn chủ yếu là cháo hoặc đồ ăn mềm dạng lỏng hoặc nhiều nước, các thức ăn đảm bảo giàu đạm, rau xanh, ít chất béo, có thêm phần hoa quả chín, sữa dinh dưỡng tổng hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho người bệnh. Đặc biệt cần hướng dẫn người nhà chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh và hợp khẩu vị giúp người bệnh ăn được nhiều hơn. Điều dưỡng cũng phối hợp hướng dẫn người bệnh mua các xuất ăn bệnh lý tại nhà ăn bệnh viện để dùng cho người bệnh được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong số người bệnh nghiên cứu không có người bệnh nào bị rối loạn tiêu hóa sau mổ.

2.2.8. Thời gian ngủ và tinh thần người bệnh

Hầu hết người bệnh đều mất ngủ là do đau và lo lắng về bệnh tật vì khi bị bệnh người bệnh luôn lo lắng nhiều. Do vậy điều dưỡng đã phải có chế độ chăm sóc phù hợp và tư vấn để người bệnh an tâm điều trị. Vấn đề giảm đau cho người bệnh là thật sự cần thiết vì đây là nguyên nhân chính làm cho người bệnh mất ngủ. Tất cả các người bệnh đều không có dấu hiệu mất ngủ kéo dài sau mổ, thường trở về sinh lý giấc ngủ sau mổ 2 - 3 ngày. Trong số người bệnh nghiên cứu có vài người bệnh

cần dùng thuốc an thần hỗ trợ giấc ngủ trong 2 - 3 ngày sau mổ, sau đó ngừng thuốc.

2.2.9. Chế độ luyện tập sau mổ

Chế độ luyện tập sớm sau mổ là vô cùng quan trọng và cần thiết vì vận động sớm sau mổ giúp người bệnh nhanh chóng có lại nhu động ruột, hạn chế tình trạng chướng bụng do liệt ruột, có thể có viêm phổi, loét tỳ đè nếu nằm lâu. Sau mổ 12h người bệnh ngồi dậy, sau 01 ngày người bệnh mới đứng dậy và tập đi lại.

2.2.10. Thời gian điều trị

Người bệnh được ra viện vào ngày thứ 5 - 7, không có biến chứng gì xảy ra. Trong đó có 5 người bệnh nằm viện 7 - 9 ngày sau mổ, còn lại đều ra viện sau mổ 5 - 7 ngày (người bệnh mổ nội soi ra viện sau 5 ngày, người bệnh mổ mở ra viện sau 7 ngày)

2.2.11. Giáo dục sức khỏe, tư vấn sau mổ

Người bệnh sau mổ ra viện 100% đều được điều dưỡng, bác sỹ tư vấn về bệnh tật, các phòng bệnh, các điều dưỡng tư vấn về cách chăm sóc vết mổ tại nhà, chế độ dinh dưỡng, trợ giúp động viên tinh thần người bệnh khi ra viện, hẹn tái khám theo lịch hẹn, nhắc nhở các lưu ý như (phải tái khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường như sưng đau nóng đỏ vết mổ, chảy máu, sốt, chảy dịch, ...)

100% người bệnh được điều dưỡng gọi điện hỏi thăm sau khi ra viện.

Hiện tại có 40 người bệnh, không phát hiện thấy biến chứng sau mổ, vết mổ tốt.

Chương 3 BÀN LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu trên 40 người bệnh về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh phẫu thuật u xơ tử cung tại khoa Phụ ngoại còn có ưu điểm, nhược điểm sau:

3.1. Các ưu điểm, nhược điểm 3.1.1. Ưu điểm

- Trang thiết bị cơ sở hạ tầng của bệnh viện tốt, sạch sẽ đảm bảo cho quá trình chăm sóc người bệnh.

- Điều dưỡng bệnh viện nói chung, khoa Phụ ngoại nói riêng đều được đào tạo nghiệp vụ chuyên nghiệp, tham gia các lớp học về công tác chăm sóc người bệnh, tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng người bệnh trước đó tại các bệnh viện tuyến trên

- Công tác chăm sóc người bệnh được lãnh đạo bệnh viện, khoa phòng quan tâm đúng mức, chú trọng phát huy, xây dựng quy trình cơ bản, quản lý tốt

- Người bệnh được chăm sóc theo quy trình chuẩn, các bộ phận liên kết chặt chẽ, phối hợp tốt giữa bác sỹ và điều dưỡng, kết quả chăm sóc người bệnh tiến triển tốt lên từng ngày, không xảy ra biến chứng bất thường.

- Công tác tư vấn, chăm sóc sức khỏe sau ra viện của người bệnh bước đầu được quan tâm, đã có những tiến triển đáng ghi nhận của đội ngũ nhân viên y tế tại khoa phòng

- Công tác chăm sóc về dinh dưỡng người bệnh bước đầu hình thành, được định hướng đúng, phát triển bước đầu, đã có tính hệ thống và chuyên nghiệp

- Người bệnh được hướng dẫn chế độ tập luyện hợp lý theo thời gian và tình trạng sức của người bệnh.

3.1.2. Nhược điểm

- Những ngày sau phẫu thuật cần có phối hợp nhiều hơn giữa bác sỹ và điều dưỡng chăm sóc, cần bổ sung thêm các biện pháp khác để giảm đau cho các người bệnh, cần lên quy trình chăm sóc chuẩn, bắt buộc và có sự phối hợp chuyên môn cùng chuyên khoa gây mê hồi sức trong 24h đầu sau mổ

- Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện chủ yếu do cơ sở hạ tầng, nhân lực còn hạn chế, vấn đề phối hợp các chuyên khoa tham gia còn thiếu. Quá trình chăm sóc người bệnh vẫn chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ của người nhà.

- Hiện tại dinh dưỡng của người bệnh phần lớn người nhà người bệnh tự lo, do Bệnh viện cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện thực hiện khẩu phần ăn cho người bệnh.

- Kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chưa tốt, chưa chuyên nghiệp, còn chung chung, nhiệm vụ chủ yếu được dành cho bác sỹ điều trị

- Vấn đề chống nhiễm khuẩn chéo, nhiễm khuẩn bệnh viện còn thiếu, chưa được chú trọng, công tác chăm sóc chống nhiễm trùng cơ hội còn chưa được nhắc đến trong quy trình chăm sóc.

3.2.Nguyên nhân:

- Lực lượng điều dưỡng còn ít, người bệnh lại đông nên không có đủ thời gian theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn cũng như chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

- Điều dưỡng cần bổ sung thêm các khóa học đào tạo giáo dục sức khỏe cho người bệnh một cách bài bản

KẾT LUẬN

Người bệnh sau phẫu thuật u xơ tử cung cơ bản được chăm sóc đúng quy trình (theo dõi dấu hiệu sinh tồn, thay băng chăm sóc vết mổ, truyền dịch, dinh dưỡng, vận động,…). Quy trình phẫu thuật và chăm sóc không có tai biến, biến chứng gì, người bệnh hài lòng, bệnh không tái phát hay để lại bất cứ di chứng nào.

Quy trình chăm sóc về dinh dưỡng người bệnh, chăm sóc sức khỏe sau ra viện bước đầu hình thành, có giá trị nhất định trong quá trình điều trị. Tuy nhiên vẫn cần xây dựng thêm để hoàn thiện quy trình, nâng cao chất lượng

Nâng cao tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh của Điều dưỡng. Cần có

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật u xơ tử cung tại khoa phụ ngoại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2021 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)