3. PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN
3.1. ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN, KHOA VÀ NHÂN VIÊN Y TẾ
- Bổ sung thêm trang thiết bị như: ti vi, các pano để dán ở các buồng bệnh, phòng tư vấn, các tờ rơi in màu, ... để tư vấn cho người bệnh đạt kết quả tốt.
- Có tài liệu tư vấn giáo dục về tuân thủ dùng thuốc điều trị cho người bệnh tăng huyết áp chuẩn. Trong đó nhấn mạnh được nội dung tuân sử dụng thuốc, vai trò và hậu quả của việc không tuân thủ dùng thuốc.
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn GDSK cho điều dưỡng viên
+ Điều dưỡng phải được cập nhật kiến thức về bệnh tăng huyết áp thường xuyên và liên tục thông qua các lớp tập huấn nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe định kỳ 3 tháng /lần.
+ Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn điều dưỡng tại khoa 1 tháng/lần. + Bệnh viện tổ chức thi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng truyền
đạt cho các điều dưỡng toàn viện 1 lần/năm
- Có quy định cụ thể nội dung tư vấn giáo dục là một trong những nội dung chăm sóc người bệnh mà điều dưỡng thực hiện. Điều dưỡng phải tư vấn cho người bệnh từ lúc người bệnh vào khoa, trong suốt quá trình điều trị và trước khi người bệnh ra viện để giúp người bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là người bệnh cao tuổi có thể nhớ được.
- Tăng cường thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ người bệnh để điều chỉnh thông tin phù hợp và kịp thời.
- Thành lập các câu lạc bộ người bệnh tăng huyết áp tại khoa: Khuyến khích và giới thiệu các người bệnh tăng huyết áp tham gia vào câu lạc bộ để người bệnh có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
- Tăng cường quản lý sử dụng thuốc bằng cách thu hồi vỏ thuốc đã phát cho người bệnh trong lần tái khám sau của người bệnh.