- Bổ xung thêm nguồn nhân lực, đặc biệt ưu tiên nguồn nhân lực có chứng chỉ đào tạo liên tục tại bệnh viện tuyến Trung ương.
- Tập huấn chuyên môn cho Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi sau đột quỵ, chú trọng đến việc thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và đổi mới nhận thức về chức năng của người Điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh; tăng cường hơn nữa vai trò chủ động của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh, cũng như trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Tích cực triển khai, học tập các văn bản của Bộ, Ngành, tổ chức thực hiện tốt 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện theo Thông tư 07/2011/TT – BYT.
- Tổ chức hội thảo nhóm giữa nhân viện y tế và người bệnh/người nhà người bệnh với mục đích truyền thông, hướng dẫn, cung cấp kiến thức về phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh; qua thảo luận nhóm người bệnh được hướng dẫn và thực hành các kỹ thuật cải thiện thông khí, ho khạc đờm, vỗ rung lồng ngực, học
các bài tập thể dục và vận động để tăng cường thể chất, khắc phục hậu quả căn bệnh như: kỹ thuật ho có kiểm soát, kỹ thuật thở ra mạnh, kỹ thuật thở chúm môi, kỹ thuật thở hoành, kỹ thuật vỗ rung lồng ngực...các kỹ thuật và bài tập vận động cần được thiết kế phù hợp với tình trạng, mức độ, sức khỏe của mỗi người bệnh.
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng chuyên môn về việc thực hiện các quy trình, quy định, phác đồ điều trị và chăm sóc người bệnh; cũng như việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhân viện y tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh.
KẾT LUẬN
Viêm phổi phải thong khí nhân tạo ở bệnh nhân đột quỵ có tỷ lệ khoảng 13%, là hậu quả từ tổn thương não nghiêm trọng dẫn đến suy giảm và tổn thương đường hô hấp, làm bệnh cảnh lâm sàng nặng lên, tăng tỷ lệ tử vong và khuyết tật đột quỵ. Lâm sàng phổ biến của viêm phổi sau đột quỵ bao gồm: bất thường dạng thở, suy hô hấp do giảm oxy máu và tăng cacbonic, viêm phổi hít do không có khả năng bảo vệ đường thở và khả năng ho khạc, suy hô hấp do tổn thương phổi cấp lan tỏa, thiếu hụt không khí nặng, hoặc phù phổi.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Xử trí viêm phổi thở máy giai đoạn đột quỵ cấp chủ yếu là hỗ trợ nhằm điều chỉnh tình trạng giảm oxy máu hoặc tăng CO2 máu, cải thiện thông khí phế nang thông qua thở máy cho đến khi hô hấp được khắc phục. Các biện pháp thông thường đơn giản để giảm nguy cơ suy hô hấp bao gồm hút dịch thường xuyên, kê cao đầu giường và tránh uống chất lỏng khi có rối loạn đường thở, rối loạn nuốt, thay đổi tư thế người bệnh và vỗ rung ngực.
Thông khí cơ học là một biện pháp tạm thời để duy trì và cải thiện tình trạng suy hô hấp và giảm áp lực nội sọ. Chăm sóc bệnh nhân đột quỵ suy hô hấp thông khí cơ học, cần nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn của đặt nội khí quản và thở máy khi bệnh nhân có các triệu chứng thần kinh tiến triển. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các thao tác vô khuẩn, đánh giá hàng ngày tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nuôi dưỡng và chế độ điều trị đa chuyên ngành.
Các chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh đột quỵ là chăm sóc về y tế, thể chất và tinh thần là những chăm sóc thiết yếu và là một yếu tố không thể thiếu mang lại hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, các điều dưỡng viên phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác điều dưỡng từ đó mang lại hiệu quả cho người bệnh.bên cạnh đó việc giáo dục sức khỏe tư vấn chăm sóc cho người nhà người bệnh sau ra viện cũng là một yếu tố quan trọng giúp người bệnh mau chóng hồi phục và trở lại trạng thái bình thường có thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Guideline for the Prevention of Stroke in Patients With Stroke and Transient Ischemic
Attack, 2021
2. Tirschwell, Brainin M, Thinh LV, Luc TV, Anh LH, Xuyen NT - Provincial survey. BMC
Neurology 2012;12:150
3. Pablo R. Castillo, Mauricio A. Reinoso. Respiratory Dysfunction Associated with Acute
Cerebrovascular Events, 1999
4. Nguyễn Văn Thông, Nguyễn Huy Ngọc, Nguyễn Thu Huyền, Nguyễn Hồng Quân, Đinh
Hải Hà, Nguyễn Quang Ân, Trịnh Thị Thảo, Vi Hải Yến. Chăm sóc và điều trị
người bệnh
đột quỵ, NXB Y học, 2020
5. LeeNC, Klassen AC, Resch JA: Respiratory Pattern disturbances in ischemic cerebral
vascular disease. Stroke 1974; 5:612-6
6. Keltz H, Kaplan S, Stone DJ: Effects of quadriplegia and hemidiaphragmatic paralysis on
thoracoabdominal pressure during respiration. Am J Phys Med. 1969; 48:109 7. Brown HW, Plum F. The neurologic basis of Cheyne –Stokes. Respiration. Amer J Med
1961;30:849-851
8. Rout MW, Lane DJ, Wollner. Prognosis in acute CVA in realtion to respiratory pattern
and blood gas tensions. Brit Med J 1971;3:7
9. Plum F. Mechanism of central hyperventilation (letter). Ann Neurol 1982; 39:636 10. Caplan LR, Pessin BM, Yarnell P. Poor outcome after lateral medullary infarcts.
11. Feldman MH. Physiological observations in a chronic case of "Locked-in" syndrome.
Neurology 1971; 21:459-462
12. Plum F, Posner JB. The diagnosis of stupor and coma. Philadelphia: FA Davis, 1982; 87-
90
13. Oppenheimer S, Hachinski V: Complications of acute stroke. Lancet 1992; 339:721
14. Horner J, Massey EW, Brazer S.Aspiration in bilateral stroke patients. Neurology 1990;
4G: 1686-89
15. Wijdicks EF, Scott JP. Outcome in patients with acute basilar artery occlusion requiring
mechanical ventilation. Stroke 1996; 27:1301-1303
16. Kaplan JD, Schuster DP. Physiologic consequences of tracheal intubation. Clinics Chest
Med. 1991; 12(3):425-32
17. McDonagh David L, Borel Cecil O (2004), “CriticalCare Neurology and Neurosurgery”,
Springer, 151-166.
18. Peisker Tomas, Koznar Boris, Stetkarova Ivana, Widimsky Petr (2017), “Acute Stroke
Therapy: a Review”, Trends in Cardiovascular Medicine, 27 (1), 59-66.
19. Rahul Nanchal, Ahmed J. Khan (2010), Neurologic Clinics, Cambridge University Press
20. Ngubane T (2011), “Mechanical Ventilation and the Injured Brain”, Southern African
Journal of Anaesthesia and Analgesia, 17(1), 76-80.
21. AsehnouneKarim, Roquilly Antoine, Cinotti Raphaӗl (2018), Respiratory management in
22. Peisker Tomas, Koznar Boris, Stetkarova Ivana, Widimsky Petr (2017), “Acute Stroke
Therapy: a Review”, Trends in Cardiovascular Medicine, 27 (1), 59-66.
23. Asehnoune Karim, Roquilly Antoine, Cinotti Raphaӗl (2018)”Respiratory management in
Patients With Severe Brain Injury”, Critical Care, 22 (1)
24. Mc Credie Victoria A, Ferguson Niall D, Pinto Ruxandra L, Adhikari Neill KJ, et al
(2017).”Airway management Strategies for Brain-injured Patients Meeting - Standard
Criteria to Consider Extubation. A Prospective Cohort Study”, Annals of the American
Thoracic Society, 14 (1), 85-93
25. Seder DB, Bӗsel J (2017). “Airway management and mechanical Ventilation in Acute
Brain Injury”, Handbook of Clinical neurology, 140, Elsevier, 15-32
26. QĐ- số1904 /QĐ- BYT về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức- Cấp cứu và Chống độc” (2014).