Nguyên nhân của các tồn tại

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại viện pháp y tâm thần trung ương năm 2021 (Trang 40 - 46)

3.2.1. Đối với Viện Pháp y Tâm thần Trung ương

- Nguồn nhân lực làm chuyên môn thiếu so với yêu cầu.

- Điều dưỡng chưa mới tuyển dụng được đào tạo chuyên sâu điều dưỡng chuyên nghành cũng như chư được đào tạo bổ trợ về tâm lý, các liệu pháp trong tâm thần.

- Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, khuôn viên chật hẹp chưa có không gian chỗ vui chơi cũng như thực hiện các liệu pháp lao động cho NB.

- Trong điều trị mới chỉ chú trong đến liệu pháp hóa dược mà chưa có sự kết hợp của trị liệu tâm lý.

3.2.2. Đối với đội ngũ điều dưỡng

- Điều dưỡng chưa phát huy được vai trò chủ động trong chăm sóc. - Một số điều dưỡng đôi lúc chưa tuân thủ tốt các quy trình chăm sóc NB

3.2.3. Với Gia đình

- Người bệnh chưa hiểu rõ tính chất của bệnh.

- Khi được NVYT tư vấn cách chăm sóc và theo dõi thì NB chỉ theo hướng 1 chiều.

- Chưa có đủ kiến thức về bệnh để đưa NB đến điều trị sớm hơn và phòng chống tái phát cho NB.

3.3. Đề xuất giải pháp 3.3.1 Giải pháp về quản lý

- Từng bước hoàn thiện các công trình hạ tầng giúp NB có cơ sở để tham gia các hoạt động ngoại khóa với mục đích trị liệu.

- Xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể cho điều dưỡng trong chăm sóc NB rối loạn tâm thần dạng phân liệt.

3.3.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Tăng cường đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông, nhất là truyền thông về phòng chống bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt tại cộng đồng.

- Thường xuyên cấp nhập kiến thức về rối loạn tâm thần dạng phân liệt để năng cao năng lực cho hệ thống điều dưỡng cụ thể:

+ Điều dưỡng chăm sóc cần tìm hiểu NB để lên kế hoạch chăm sóc NB cho phù hợp.

+ Động viên, quan tâm và giúp đỡ NB bị rối loạn tâm thần dạng phân liệt.

+ Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho NB người nhà người hiểu rõ thế nào là bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt.

+ Khi NB chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, và cách uống thuốc như thế nào.

+ Sau khi cho NB dùng thuốc phải theo dõi và hướng dẫn phát hiện tác dụng phụ của thuốc.

+ Giải thích cho người nhà biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc.

+ Phục hồi chức năng sau khi NB điều trị ổn định. Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân. Sắp xếp chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

+ Các liệu pháp tâm lý - xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của NB, giúp NB có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.

+ Nhân viên y tế dạy cho NB kỹ năng cộng đồng như: tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, đi du lịch tránh stress, sử dụng điện thoại, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng....

+ Giáo dục cho NB nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân cũng như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

3.3.3. Đối với gia đình người bệnh

Khi NB được trở về với gia đình, xã hội cần phải xác định:

+ Khi NB ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để NB rơi vào trạng thái thụ động hãy làm việc gì đó với họ như lao động nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của NB, đừng bắt họ làm việc quá khả năng của họ.

+ Gia đình NB phải xác định việc chăm sóc NB rối loạn tâm thần dạng phân liệt không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình NB, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ NB tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.

+ Khi NB rơi vào trạng thái trầm buồn, sa sút thì gia đình cần vệ sinh cho NB khi họ không thể tự làm được.

+ Quản lý thuốc chặt chẽ và cho NB uống đều hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, phát hiện tác dụng phụ của thuốc hay triệu chứng của bệnh báo cáo kịp thời cho bác sỹ chuyên khoa.

+ Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho NB, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa NB đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị. nh nhà cửa...

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác chăm sóc NB rối loạn tâm thần dạng phân liệt tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương, tôi xin có môt số kết luận sau:

1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng:

Trang thiết bị, dụng cụ còn thiếu, chưa có khoa điều trị tâm lý và phục hồi chức năng riêng.

Khuôn viên chật hẹp chưa có nhiều không gian cũng như thực hiện liệu pháp lao động cho NB.

2. Thực trạng về nhân lực

Đội ngũ điều dưỡng làm nhiệm vụ chuyên môn, đã được đào tạo chuyên sâu về điều dưỡng chuyên nghành tâm thần nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về các liệu pháp điều trị trong tâm thần và đào tạo về các kỹ năng mềm.

3. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt

- Có một số thời điểm điều dưỡng chưa dành nhiều thời gian tiếp xúc NB để lắng nghe tâm tư nguyện vọng và hỗ trợ họ kịp thời những khó khăn họ đang gặp phải.

- Người nhà chưa thực sự quan tâm tới người bệnh, chưa có sự phối hợp với Viện để chăm sóc chu đáo, chưa hiểu về bệnh rối loạn tâm thần dạng phân liệt

- Chưa tổ chức thường xuyên nhiệm vụ phục hồi chức năng tâm thần. - Một số ít nhân viên tuân thủ tốt việc theo dõi kịp thời đầy đủ, chính xác tác dụng phụ của thuốc.

ĐỀ XUẤT

Khuyến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NB rối loạn tâm thần dạng phân liệt

1. Đối với Viện Pháp y Tâm thần Trung ương

- Tiếp tục cải tạo, sửa chữa để cơ sở hạ tâng của Viện đầy đủ các khoa phòng phục vụ chăm sóc người bệnh.

- Phối hợp tốt với cơ quan đưa NB đến điều trị bắt buộc chữa bệnh trong việc quản lý, điều trị và chăm sóc

- Đào tạo bổ sung kiến thức liên tục cho điều dưỡng về chăm sóc NB rối loạn tâm thần dạng phân liệt.

- Xây dựng và ban hành các quy trình, hướng dẫn cụ thể cho điều dưỡng trong chăm sóc NB rối loạn tâm thần dạng phân liệt.

2. Đối với nhân viên y tế Khi NB nằm điều trị tại Viện cần thực hiện

- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích để NB hợp tác trong quá trình quản lý, theo dõi và chăm sóc tại Viện.

- Sau khi dùng thuốc, hướng dẫn theo dõi, thực hiện theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

- Phục hồi chức năng sau khi NB điều trị ổn định: Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Sắp xếp nội vụ chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

- Giáo dục cho NB nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu Tiếng việt

1. Bộ Y tế (2002). Quyết định 940/QĐ-BYT ngày 22/3/2002 về việc ban hành “Hướng dẫn Quy trình chăm sóc người bệnh” tập I.

2. Bộ Y tế (2007). Quyết định số 2576/QĐ – BYT ngày 16/7/2007 về việc thành lập Viện Giám định Pháp y tâm thần Trung ương.

3. Bộ Y tế (2011). Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/01/2011 về hướng dẫn công tác điều điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

4. Bộ Y tế (2014), Quyết định số 806/QĐ-BYT ngày 10/03/2014 về việc đổi tên Viện Giám định Pháp y tâm thần Trung ương thành Viện Pháp y tâm thần Trung ương.

5. Bộ Y tế (2020). Quyết định 5091/BYT/2020 Ban hành tạm thời quy trình tiếp nhận, điều trị và quản lý người chấp hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

6. Chính phủ (2011). Nghị định 64/2011/NĐ-CP chính phủ, quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

7. Đại học Y Thái Nguyên (2008), Bài giảng Tâm thần học.

8. Học viện Quân Y (2005), Tâm thần học và Tâm lý học Y học, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

9. Học viện Quân Y (2016), Bệnh học tâm thần, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

10. Huy, Bùi Quang Huy và cộng sự (2013) tái bản lần 2. Điều dưỡng Tâm thần Sức khỏe tâm thần. Ruth Elder, Katie Evans và Debra Nizette (Trường Cao đẳng điều dưỡng sức khỏe tâm thần Úc). NXB Đồng Nai, Đồng Nai.

11. Quý, Trần Văn Quý (2018), “Thực trạng chăm sóc bệnh nhân rối loạn tâm thần loại phân liệt”. Chuyên đề tốt nghiệp Điều dưỡng chuyên khoa I. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định.

12. Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (2017). Quyển tập hợp quy chế, quy định, nội quy, quy trình của Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (Ban hành kèm theo Quyết định số 124/QĐ-VPYTTTƯ ngày 01/8/2017).

13. Viện sức khỏe Tâm thần và Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2015), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các Rối loạn tâm thần và hành

vi – ICD 10.

* Tài liệu Tiếng Anh

14. Encyclopedia (2006), Pathophysiology of Schizophrenia, Infobasend Publishing House, New York.

15. Castagnini, A., Berrios, GE Acute and transient psychotic disorders (ICD-10 F23): a review from a European perspective. Eur Arch Psychiatry

Clin Neurosci 259, 433–443 (2009).

16. Harper, Craig (2014) Diagnostic and statistical manual of mental

disorders.

17. In 1992, in the 10th International Classification, schizoaffective disorder was separated into a separate pathological unit.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt tại viện pháp y tâm thần trung ương năm 2021 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)