Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan toả tại viện sức khoẻ tâm thần – bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 41 - 49)

3.3.1. Giải pháp về quản lý

-Xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể cho điều dưỡng trong chăm sóc NB lo âu lan toả.

-Tăng cường hoạt động giám sát đánh giá các hoạt động chăm sóc NB lo âu lan toả.

-Xây dựng các bảng kiểm để đánh giá được các hoạt động chăm sóc NB của điều dưỡng.

3.3.2. Giải pháp về kỹ thuật

-Tổ chức nhiều khóa đào tạo tại chỗ về kỹ năng mềm cho đội ngũ điều dưỡng.

-Tăng cường đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng về kỹ năng truyền thông, nhất là truyền thông về phòng chống bệnh lo âu lan toả tại cộng đồng.

-Thường xuyên tực hiện đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng nhất là điều dưỡng mới tuyển để nắm được quy trình chăm sóc NB.

-Thường xuyên cấp nhập kiến thức về bệnh lo âu lan toả để nâng cao năng lực cho hệ thống điều dưỡng cụ thể:

+ Điều dưỡng chăm sóc cần tìm hiểu NB để lên kế hoạch chăm sóc NB cho phù hợp.

+ Động viên, quan tâm và giúp đỡ NB bị lo âu lan toả.

+ Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho NB người nhà người hiểu rõ thế nào là bệnh lo âu lan toả.

+ Khi NB chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, và cách uống thuốc như thế nào.

+ Sau khi cho NB dùng thuốc phải theo dõi và hướng dẫn phát hiện tác dụng phụ của thuốc.

+ Giải thích cho người nhà biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc.

+ Phục hồi chức năng sau khi NB điều trị ổn định. Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân.Sắp xếp chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

+ Các liệu pháp tâm lý hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của NB, giúp NB có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.

+ Nhân viên y tế dạy cho NB kỹ năng cộng đồng như: tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể, đi du lịch tránh stress, sử dụng điện thoại, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng….

+ Giáo dục cho NB nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân cũng như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

3.3.3. Đối với gia đình người bệnh

Gia đình NB phải xác định việc chăm sóc NB lo âu lan toả không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình NB, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ NB tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.

Gia đình tuyệt đối không tỏ thái độ thờ ơ, coi thường mà phải luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của NB, tạo cho NB tham gia lao động tập thể, tham gia hoạt động chi hội người cao tuổi, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa...

Gia đình NB cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên như tâm trạng lo lắng, những suy nghĩ quá mức, phiền muộn…

Khi NB ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để NB rơi vào trạng thái thụ động hãy làm việc gì đó với họ như lao động nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của NB.

Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm NB lo âu lan toả.

Quản lý thuốc chặt chẽ và cho NB uống đều hàng ngày theo hướng dẫn của thầy thuốc, phát hiện tác dụng phụ của thuốc hay triệu chứng của bệnh báo cáo kịp thời cho bác sỹ chuyên khoa.

Khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa NB đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị. Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho NB

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác chăm sóc NB lo âu lan toả, tôi xin có môt số kết luận sau:

1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng

Bệnh viện đã bố trí khuôn viên của Viện thoáng mát, có hàng rào chắn để bảo vệ an toàn cho NB, trang bị đầy đủ những thiết bị cần thiết phục vụ NB, có những phòng riêng để cho NB có nhu cầu khi nằm viện điều trị nội trú, có khu sân chơi riêng cho NB tập thể dục, đánh cầu lông, đi bộ…

2. Thực trạng về nhân lực

Đội ngũ điều dưỡng mới tuyển dụng làm nhiệm vụ chuyên môn, đa số chưa được đào tạo chuyên sâu về điều dưỡng chuyên ngành cũng như các liệu pháp trong tâm thần và đào tạo về các kỹ năng mềm.

3. Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh lo âu lan toả.

-Năng lực điều dưỡng chăm sóc NB còn hạn chế, lập kế hoạch chăm sóc NB chưa đáp ứng hết nhu cầu chăm sóc của NB.

-Thời gian điều dưỡng tiếp xúc với NB còn ít, chưa thực sự lắng nghe tâm tư nguyện vọng của NB để hỗ trợ họ về mặt tâm lý.

-Việc giáo dục sức khỏe cho NB chưa được tốt, điều dưỡng chưa cung cấp đủ kiến thức về bệnh lo âu lan toả cho NB.

ĐỀ XUẤT

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NB lo âu lan toả.

1. Đối với Viện Sức Khoẻ Tâm Thần.

-Đào tạo liên tục cho điều dưỡng về chăm sóc NB lo âu lan toả.

-Xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể cho điều dưỡng trong chăm sóc NB lo âu lan toả.

2. Đối với nhân viên y tế

Khi NB nằm điều trị tại Viện cần thực hiện:

- Động viên, quan tâm và giúp đỡ NB bị lo âu lan toả.

- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích để NB hợp tác trong quá trình quản lý, theo dõi và chăm sóc tại Viện.

- Khi NB chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, kiểm soát NB uống thuốc.

- Sau khi dùng thuốc, hướng dẫn theo dõi, thực hiện theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

- Phục hồi chức năng sau khi NB điều trị ổn định. Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy.

- Các liệu pháp tâm lý hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của NB, giúp NB có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.

- Giáo dục cho NB nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của hội người cao tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. American Psychiatric Association (2013). Generalized Anxiety disorder, Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 5th Edition, 222

2. Amstadter A.B., Acierno R., Richardson L., et al. (2009). Post-Typhoon Prevalence of Post -traumatic Stress Disorder, Major Depressive Disorder, Panic Disorder and Generalized Anxiety Disorder in a Vietnamese Sample. J Trauma Stress, 22(3), 180–188.

3. Baldwin D.S., Anderson I.M., Nutt D.J, et al. (2014). Evidence-based pharmacological treatment of anxiety disorders, post-traumatic stress disorder and obsessive-compulsive disorder: A revision of the 2005 guidelines from the British Association for Psychopharmacology. J Psychopharmacol (Oxf), 28(5), 403–439

4. Blazer D C, Huges D,Geor L K (1987), “stressfull life events and the onset of a generalized axiety syndrome”, American Journal of psychiatry, 144(9), tr. 1178 – 1183

5. Bộ Y Tế số: 1895/1997/QĐ – BYT, Quyết định về việc ban hành Quy Chế bệnh viện

6. Bùi Quang Huy (2007), "Rối loạn lo âu lan tỏa", Rối loạn lo âu, Nhà xuất bản y học, tr 29-38.

7. Craske MG et al (1989), “Qualitative dimensions of worry in DSM – III – R generalized anxiety disorder subjects and nonanxious controls”, 27(4), 397 – 402

8. Đinh Đăng Hòe (2000), Bài giảng chuyên đề tâm thần học. Rối loạn lo âu, Bộ môn tâm thần – Đại học Y Hà Nội,28

9 Giáo trình bệnh học tâm thần (2016), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 80 – 84.

10 Giáo trình Điều dưỡng sức khỏe tâm thần (2020), Nhà xuất bản Y Học, tr 57 – 76.

11 Học thuyết cơ bản thực hành điều dưỡng (2008), Học thuyết liên quan nhu cầu cơ bản con người, Bộ Y Tế

12 Hunt C., Issakidis C., Andrews G. (2002). DSM-IV generalized anxiety disorder in the Australian National Survey of Mental Health and Well- Being. Psychol Med, 32(4), 649–659.

13 International Council of nurses (2012), The icn code of ethics for nurses

14 John Cape (2011), "Generalised Anxiety Disorder Adults", The British Psychological Society & The Royal College of Psychiatrists, 13-26. 15 Katie AM, Behar E, Borkovec TD (2008), “Family History of

Psychological Problems in Generalized Anxiety Disorder”, Joural of Clinical Psychology. 64(7), 905 – 918.

16 Nguyễn Kim Việt, Nguyến Viết Thiêm (2003), "Sinh hóa não – các chất dẫn truyền thần kinh", Các rối loạn liên quan tới stress và điều trị học trong tâm thần, Bộ môn tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 62-67. 17 Nguyễn Thị Phước Bình (2010), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối

loạn lo âu lan tỏa, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại Học Y Hà Nội.

18 Nguyễn Việt (1984), Tâm thần học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

19 Saarni S.I., Suvisaari J., Sintonen H., et al. (2007). Impact of psychiatric disorders on health-related quality of life: general population survey. Br J Psychiatry, 190(04), 326–332.

20 Stahl S.M. (2013). Anxiety disorders and anxiolytic. Stahl’s Essential Psychopharmacology. Cambridge, 392–414.

21 Trần Nguyễn Ngọc (2019), Rối loạn lo âu lan tỏa, Nhà xuất bản y học, tr 24 – 29

22 Vũ Sơn Tùng (2007), nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn thần kinh tự trị trong rối loạn lo âu lan tỏa, luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.

23 WHO (1992). Generalized Anxiety disorder, International Classification of Diseases, Tenth Revision, Clinical Modification, 115–116

24. Bruce Lydiard, Karl Rickels (2010), Comparative efficacy of pregabalin and benzodiazepines in treating the psychic and somatic symptoms of

generalized anxiety disorder. International Journal of

Neuropsychopharmacology (2010), pp.13, 229–241

25. Dan J.Stein (2009),“Generalized axiety disorders”, Textbook of anxiety, American Psychiatric Publishing, Inc, pp. 3, 4, 115-119, 125-126, 6, 180, 210, 351, 352, 362, 369.

26. Grant BF et al (2005) Prevalence, correlates, co-morbidity,and comparative disability of DSM-IV generalized anxiety disorder in the USA: Results from the National Epidemiologic Survey on Alcohol and Related Conditions. Psychological Medicine, USA, 35: 1747-1759. 27. John M. Hettema (2001), A Population-Based Twin Study of Generalized

Anxiety Disorder in Men and Women. The journal of nervous and mental disease.

28. Bộ Y Tế (2011), TT07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

29. Julie Schulz et al (2005), The Diagnosis and Treatment of Generalized Anxiety Disorder, Clinical Focus, Primary Psychiatry 2005;12(11):58-67 30. Michael E.Portman (2009), Generalized anxiety disorder Across the

lifepan, Springer, NewYork, pp. 1, 2,6,9,11,88,99.

31. Michael G.Kavan (2009), Generalized Anxiety Disorder: Practical Assessment and Management, Am Fam Physician 2009;79(9):785-791. American Academy of Family Physicians.

32. Richar G. Heimberg (2004). Generalized Anxiety Disorder –Advances in reseach and practice, The Guilford Press, New York, pp. 16- 18,24,30,189-190, 265, 350-358, 368-370.

33. Ronald C. Kessler (2005), Lifetime Prevalence and Age-of-Onset Distributions of DSM-IV Disorders in the National Comorbidity Survey Replication, Arch Gen Psychiatry. 2005;62:593-602.

34. Nguyễn Thị Hồng Thanh: Thực trạng chăm sóc người bệnh lo âu và trầm cảm tại Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương I năm 2017.

35. Nguyễn Đức Tiến: Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan toả tại Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương I năm 2018.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn lo âu lan toả tại viện sức khoẻ tâm thần – bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 41 - 49)