Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ được thành lập tháng 7/1977. Với 200 giường bệnh thực kê, hàng năm Bệnh viện đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, có đủ khả năng phục vụ 180 – 200 người bệnh điều trị nội trú hàng ngày quản lý điều trị ngoại trú 4.439 người bệnh tại cộng đồng/năm.
Bệnh viện đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như: Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâm thần, thần kinh của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận; triển khai thực hiện quản lý, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn tâm thần khác tại cộng đồng theo Chương trình mục tiêu quốc gia - Dự án BVSKTT cộng đồng.
Qua 44 năm xây dựng và trưởng thành hiện nay Bệnh viện có 13 Khoa, phòng; với 122 cán bộ, CC-VC, cơ sở vật chất nhà cửa khang trang, buồng bệnh đầy đủ tiện nghi, sạch sẽ, các trang thiết bị hiện đại, trên 90% cán bộ, CC-VC có trình độ đại học, sau đại học, có y đức, tâm huyết với nghề, tận tâm với người bệnh.Bệnh viện đã vinh dự đón nhận: 02 Huân chương lao động hạng 3, 01 Bằng khen của Chính phủ trao tặng, 01 Kỷ niệm chương Hùng Vương; 04 Bằng khen của Bộ Y tế; nhiều năm được UBND tỉnh trao tặng lá cờ đầu xuất sắc của ngành, …
Nhân lực điều dưỡng chăm sóc người bệnh: Bệnh viện có tổng số 60 điều dưỡng, trong đó có 30 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh nằm điều trị nội trú tại 04 khoa lâm sàng. Trung bình 01 điều dưỡng chăm sóc 05 người bệnh.Công tác chăm sóc người bệnh tại 04 khoa đồng đều như nhau. Người bệnh hài lòng khi nằm điều trị tại Bệnh viện.
Bệnh viện ngày càng trở thành địa chỉ tin cậy cho nhân dân trong địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận.
- Người bệnh có rối loạn tâm thần thực tổn nằm rải rác ở tất cả các khoa lâm sàng của bệnh viện vì RLTTTT có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, giới nam hay giới nữ.
- Thực tế người bênh rối loạn tâm thần thực tổn tại Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ được chăm sóc như nhau, trừ một số người bệnh được người nhà chăm sóc, sau đây là một trường hợp cụ thể về chăm sóc người bệnh RLTTTT tại Bệnh viện Tâm Thần Phú Thọ
* Vấn đề chăm sóc chung cho người bệnh:
- Bệnh nhân Rối Loạn Tâm Thần Thực Tổn cần được sự đồng cảm, chia sẻ giúp đỡ của nhân viên y tế.
- Mọi thành viên trong gia đình cần biết tính chất bệnh của người bệnh - Động viên, an ủi người bệnh và tạo điều kiện cho người bệnh lạc quan. - Ăn uống điều độ, theo dõi và quản lí sát(phòng tự sát cao)người bệnh. - Khi có dấu hiệu bất thường, báo cáo bác sĩ.
2.2. Nghiên cứu một trường hợp cụ thể về chăm sóc NB rối loạn tâm thần thực tổn tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ.