Thực trạng NKVM tại khoa sản 3 Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh tại khoa sản 3, bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2021 (Trang 27)

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

3.1.1. Thực trạng NKVM tại khoa sản 3 Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

Tại khoa sản 3 Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2021 có tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 8,9% (bảng 2.6) cao hơn tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ so với các nghiên cứu khác trên thế giới (Châu Âu và Hoa Kỳ) là 1,5-6 % [12]. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại khoa Sản 3 bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa tương đương với tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ ở các nghiên cứu khác tại Việt Nam như: Tại bệnh viện Từ Dũ là là 8% còn tại Phụ sản Trung ương là 8,7% [6]. Điều này có thể lý giải là do tại Việt Nam các yếu tố môi trường và không khí vùng nhiệt đới thuận lợi cho vi khuẩn phát triển hơn so với các nước vùng ôn đới.

Theo các hình thức mổ thì trong khảo sát của chúng tôi tỷ lệ NKVM ở những trường hợp mổ phiên là 16,7%, cao hơn mổ cấp cứu là 7,9% (bảng 2.7). Điều này chủ yếu là do những trường hợp mổ phiên đa số là mổ UXTC ở người lớn tuổi, có những người bệnh > 60 tuổi; do đó, thể trạng kém hơn so với những người mổ cấp cứu (chủ yếu mổ lấy thai); dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hơn. Điều này cũng thể hiện ở bảng 2.8 cho thấy tỷ lệ NKVM trong mổ UXTC cao hơn trong mổ lấy thai (9,7% so với 8,8%).

Mặc dù, với người bệnh lớn tuổi nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn so với người bệnh trẻ tuổi, nhưng trong khảo sát của chúng tôi tại khoa sản 3 tỷ lệ NKVM theo nhóm tuổi thì nhóm 40-60 tuổi và > 60 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 26,3% và 5,3% (bảng 2.9). Điều khác biệt này là do tỷ lệ mổ ở các nhóm tuổi này tại khoa thấp hơn nhóm trẻ tuổi từ 18-40 tuổi (bảng 2.1).

Tại khoa sản 3, trong 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ NKVM ở những lần mổ 2 cao hơn so với mổ lần 1 (42,1% so với 31,6%). Trong khi, tỷ lệ thay băng vết mổ 1 lần tại khoa, cao hơn thay băng vết mổ 2 lần (89,7% so với 10,3%)

20

(bảng 2.5), thực trạng này cho thấy mổ nhiều lần nguy cơ NKVM càng tăng lên.

Mặc dù NKVM tại khoa sản 3 Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa tỷ lệ NKVM vẫn còn chiếm 8,9% nhưng đa số là nhiễm khuẩn vết mổ nông, chỉ có 1 ca nhiễm khuẩn vết mổ sâu chiếm 5,3% (bảng 2.11).

3.1.2. Phòng ngừa NKVM tại khoa sản 3, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa

Trước thực trạng tồn tại NKVM tại khoa sản 3, đã có 90,1% điều dưỡng khoa sản 3 thực hiện những biện pháp phòng ngừa và hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn (bảng 2.12) như: Thực hiện rửa tay trước và sau khi thay băng hay thăm khám vùng mổ chiếm 82,6% (bảng 2.14); thực hiện thay băng vết mổ đúng kỹ thuật là 88,7% (bảng 2.13); thực hiện phân loại và xử lý rác thải y tế đúng quy định là 92,5% (bảng 2.15). Tuy nhiên, bên cạnh những thái độ tích cực thực hiện biện pháp phòng ngừa NKVM, vẫn còn tồn tại một tỷ lệ điều dưỡng có thái độ chưa đúng trong thực hành dự phòng NKVM như 9,9% chưa thực hiện các biện pháp dự phòng NK trước mổ cho người bệnh; 17,4% điều dưỡng chưa thực hiện rửa tay trước và sau khi thay băng hay thăm khám vùng mổ; 7,5% chưa thực hiện phân loại rác thải y tế đúng quy định. Điều tồn tại này là do cả yếu tố khách quan và chủ quan như điều kiện cơ sở vật chất, tính chất cấp cứu trong một số trường hợp hay do nhân viên chưa nhận thức đầy đủ về mức độ nghiêm trọng của NKVM và vai trò quan trọng của các biện pháp phòng ngừa [6].

3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh tại khoa sản 3, bệnh viện phụ sản Thanh Hóa

3.2.1. Đối với Bệnh viện

Cần tăng cường hơn nữa các chương trình tập huấn, đào tạo lại và đào tạo liên tục cho Điều dưỡng về các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh.

Cần trang bị thêm phương tiện và dụng cụ y tế phục vụ tốt cho công tác phẫu thuật, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các bước quy trình kỹ thuật chăm sóc vết mổ của điều dưỡng và đảm bảo an toàn người bệnh trong bệnh viện.

Đa dạng hóa phương thức truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; giúp cho người bệnh làm tốt khâu chuẩn bị trước phẫu thuật và thật sự yên tâm trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật.

3.2.2. Đối với Khoa

Cần tăng cường và duy trì hiệu quả công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát của trưởng Khoa và điều dưỡng trưởng Khoa trong việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh nói chung; đặc biệt, là quy trình chăm sóc vết mổ nói riêng.

Công tác đào tạo và đào tạo lại cần được đẩy mạnh, duy trì liên tục tại Khoa; nhằm củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ cho điều dưỡng viên khi thực hiện các kỹ thuật chuyên môn.

Điều dưỡng trưởng Khoa cần phải sát sao trong việc lập và dự trù vật tư, trang thiết bị để đảm bảo công tác chuyên môn (bộ dụng cụ thay băng; bông, băng, gạc vô trùng; dung dịch sát khuẩn)

Việc hấp sấy dụng cụ phải được thực hiện theo đúng các bước của quy trình; lưu vào sổ theo dõi của Khoa và từng bước bổ sung đủ dụng cụ hấp sấy tại khoa kiểm sát nhiễm khuẩn.

Để công tác phòng chống nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh đạt kết quả tốt nhất; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ điều trị và điều dưỡng chăm sóc.

22 3.2.3. Đối với điều dưỡng viên

Điều dưỡng viên trong khoa cần tích cực học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Cần thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới trong chăm sóc vết mổ của người bệnh; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, hướng tới sự an toàn và hài lòng của người bệnh.

KẾT LUẬN

* Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh tại khoa sản 3, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa năm 2021:

Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh tại khoa sản 3 trong 6 tháng đầu năm 2021 là 8,9%, kết quả này tương đương với các Bệnh viện khác trong nước; tuy nhiên, cao hơn so với các nước Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong đó chủ yếu là nhiễm khuẩn nông chiếm 94,7%, tỷ lệ người bệnh nhiễm khuẩn vết mổ sâu chiếm 5,3%.

Nhiễm khuẩn vết mổ ở Khoa sản 3, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa chủ yếu liên quan đến tuổi của người bệnh, số lần mổ và các biện pháp phòng ngừa của điều dưỡng.

* Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh tại khoa sản 3, bệnh viện phụ sản Thanh Hóa:

Đối với Bệnh viện: Cần tăng cường hơn nữa các chương trình tập huấn, đào tạo lại và đào tạo liên tục cho Điều dưỡng về các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh.

Đối với Khoa: Cần tăng cường và duy trì hiệu quả công tác đôn đốc,

kiểm tra, giám sát của trưởng Khoa và điều dưỡng trưởng Khoa trong việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh nói chung; đặc biệt, là quy trình chăm sóc vết mổ nói riêng.

Đối với điều dưỡng viên:Điều dưỡng viên trong khoa cần tích cực học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2005), Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện.

2. Bộ Y tế ( 2012), Tài liệu đào tạo, phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn. 3. Bộ Y Tế ( 2012 ), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ.

4. Bộ Y tế (2012), Kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ, Tài liệu đào tạo liên tục, dành cho nhân viên y tế tuyến cơ sở.

5. Bệnh viện Bạch Mai – JICA – WHO (2007), Những kiến thức cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

6. Bộ Y tế – USAID – WHO (2012), Nhiễm khuẩn vết mổ, Tài liệu hội nghị khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.

7. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập 2, Nhà xuất bản Y học.

8. Kỹ thuật thay băng – rửa vết thương (2004), ĐDCB và kỹ thuật điều dưỡng, trường ĐH Điều dưỡng Nam Định.

9. Bộ Y tế (2003), Quy trình chống nhiễm khuẩn tập 1.

10. Trần Văn Hưng, Nguyễn Khắc Minh (2016), Nhiễm khuẩn bệnh viện, Giáo trình trường ĐH kỹ thuật Y Dược – Đà Nẵng.

11. Viện Y tế Quốc Phòng Hoa Kỳ (2013), Kiểm soát nhiễm khuẩn, dịch tễ học bệnh viện và quản lý rác thải y tế, Tài liệu tập huấn tháng 3/2012.

PHỤ LỤC

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH ÁN I. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH.

Họ và tên người bệnh...Tuổi...Mã bệnh án

Giới... nam nữ

Địa chỉ...

Ngày vào viện...

Ngày ra viện...

Cân nặng...

Bệnh chính...

Bệnh mắc kèm...

Chẩn đoán trước phẫu thuật...

+ Nhóm phẫu thuật Mổ lấy thai Mổ phụ khoa

+ Quy trình kỹ thuật. Mổ cấp cứu Mổ phiên + Phương pháp mổ Mổ mở Mổ nội soi + Phân loại vết mổ Sạch Sạch – nhiễm Nhiễm Bẩn + Điểm ASA 1 2 3 4 5

Tình trạng người bệnh sau phẫu thuật Vết mổ khô hoàn toàn. Có Không Nếu không, xin hãy điền tiếp thông tin dưới đây: Chân chỉ tấy đỏ, không chảy dịch mủ Ngày xuất hiện...

Thấm máu và dịch từ vết mổ Ngày xuất hiện...

Chảy mủ từ vết mổ Ngày xuất hiện...

Biểu hiện đau, sưng, nóng, đỏ và có mủ Ngày xuất hiện...

Một phần của tài liệu Nhận xét thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh tại khoa sản 3, bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2021 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)