2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.2.2. Đối với khoa Sản 3
Cần tăng cường và duy trì hiệu quả công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát của trưởng Khoa và điều dưỡng trưởng Khoa trong việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh nói chung; đặc biệt, là quy trình chăm sóc vết mổ nói riêng.
Công tác đào tạo và đào tạo lại cần được đẩy mạnh, duy trì liên tục tại Khoa; nhằm củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ cho điều dưỡng viên khi thực hiện các kỹ thuật chuyên môn.
Điều dưỡng trưởng Khoa cần phải sát sao trong việc lập và dự trù vật tư, trang thiết bị để đảm bảo công tác chuyên môn (bộ dụng cụ thay băng; bông, băng, gạc vô trùng; dung dịch sát khuẩn)
Việc hấp sấy dụng cụ phải được thực hiện theo đúng các bước của quy trình; lưu vào sổ theo dõi của Khoa và từng bước bổ sung đủ dụng cụ hấp sấy tại khoa kiểm sát nhiễm khuẩn.
Để công tác phòng chống nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh đạt kết quả tốt nhất; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sỹ điều trị và điều dưỡng chăm sóc.
22 3.2.3. Đối với điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên trong khoa cần tích cực học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
Cần thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới trong chăm sóc vết mổ của người bệnh; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, hướng tới sự an toàn và hài lòng của người bệnh.
KẾT LUẬN
* Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh tại khoa sản 3, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa năm 2021:
Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh tại khoa sản 3 trong 6 tháng đầu năm 2021 là 8,9%, kết quả này tương đương với các Bệnh viện khác trong nước; tuy nhiên, cao hơn so với các nước Châu Âu và Hoa Kỳ. Trong đó chủ yếu là nhiễm khuẩn nông chiếm 94,7%, tỷ lệ người bệnh nhiễm khuẩn vết mổ sâu chiếm 5,3%.
Nhiễm khuẩn vết mổ ở Khoa sản 3, Bệnh viện phụ sản Thanh Hóa chủ yếu liên quan đến tuổi của người bệnh, số lần mổ và các biện pháp phòng ngừa của điều dưỡng.
* Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh tại khoa sản 3, bệnh viện phụ sản Thanh Hóa:
Đối với Bệnh viện: Cần tăng cường hơn nữa các chương trình tập huấn, đào tạo lại và đào tạo liên tục cho Điều dưỡng về các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn vết mổ của người bệnh.
Đối với Khoa: Cần tăng cường và duy trì hiệu quả công tác đôn đốc,
kiểm tra, giám sát của trưởng Khoa và điều dưỡng trưởng Khoa trong việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh nói chung; đặc biệt, là quy trình chăm sóc vết mổ nói riêng.
Đối với điều dưỡng viên:Điều dưỡng viên trong khoa cần tích cực học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2005), Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện.
2. Bộ Y tế ( 2012), Tài liệu đào tạo, phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn. 3. Bộ Y Tế ( 2012 ), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ.
4. Bộ Y tế (2012), Kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ, Tài liệu đào tạo liên tục, dành cho nhân viên y tế tuyến cơ sở.
5. Bệnh viện Bạch Mai – JICA – WHO (2007), Những kiến thức cơ bản về kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
6. Bộ Y tế – USAID – WHO (2012), Nhiễm khuẩn vết mổ, Tài liệu hội nghị khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.
7. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập 2, Nhà xuất bản Y học.
8. Kỹ thuật thay băng – rửa vết thương (2004), ĐDCB và kỹ thuật điều dưỡng, trường ĐH Điều dưỡng Nam Định.
9. Bộ Y tế (2003), Quy trình chống nhiễm khuẩn tập 1.
10. Trần Văn Hưng, Nguyễn Khắc Minh (2016), Nhiễm khuẩn bệnh viện, Giáo trình trường ĐH kỹ thuật Y Dược – Đà Nẵng.
11. Viện Y tế Quốc Phòng Hoa Kỳ (2013), Kiểm soát nhiễm khuẩn, dịch tễ học bệnh viện và quản lý rác thải y tế, Tài liệu tập huấn tháng 3/2012.
PHỤ LỤC
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH ÁN I. ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH.
Họ và tên người bệnh...Tuổi...Mã bệnh án
Giới... nam nữ
Địa chỉ...
Ngày vào viện...
Ngày ra viện...
Cân nặng...
Bệnh chính...
Bệnh mắc kèm...
Chẩn đoán trước phẫu thuật...
+ Nhóm phẫu thuật Mổ lấy thai Mổ phụ khoa
+ Quy trình kỹ thuật. Mổ cấp cứu Mổ phiên + Phương pháp mổ Mổ mở Mổ nội soi + Phân loại vết mổ Sạch Sạch – nhiễm Nhiễm Bẩn + Điểm ASA 1 2 3 4 5
Tình trạng người bệnh sau phẫu thuật Vết mổ khô hoàn toàn. Có Không Nếu không, xin hãy điền tiếp thông tin dưới đây: Chân chỉ tấy đỏ, không chảy dịch mủ Ngày xuất hiện...
Thấm máu và dịch từ vết mổ Ngày xuất hiện...
Chảy mủ từ vết mổ Ngày xuất hiện...
Biểu hiện đau, sưng, nóng, đỏ và có mủ Ngày xuất hiện...