thuật lấy thai tại BVPSTW
Bảng 3.11. Kiến thức của bà mẹ về mát-xa vú sau phẫu thuật lấy thai Kiến thức về mát-xa vú vú sau sinh Số lượng Tỷ lệ (%)
Chị có biết phương pháp mát-xa vú từ trước sinh
không? 359 89,8
Chị có biết về dịch vụ mát-xa vú tại viện không? 300 75,0 Chị đã áp dụng phương pháp mát-xa vú cho
những lần sinh trước không? 259 64,8 Chị có thấy tranh ảnh, tờ rơi hay góc truyền
thông cuả bệnh viện, khoa phòng về hiệu quả của phương pháp mát-xa vú sau sinh không?
231 57,8
Chị có được ai hướng dẫn mát-xa vú không? 389 97,3 Về sữa nhanh
Sau khi được mát-xa vú và hướng dẫn chị có tự
tin mát-xa vú cho bản thân không? 379 94,8
Trung bình 79,9
Phần lớn bà mẹ có kiến thức về mát-xa vú sau khi mổ đẻ là có lợi cho mẹ và trẻ. Các phương tiện truyền thông về lợi ích của mat-xa vú sau sinh vẫn chưa được đặt đúng chỗ nên tỷ lệ bà mẹ biết thông tin qua các phương tiện vẫn còn chưa cao ở mức 57,8%. Tuy nhiên kiến thức đúng của sản phụ trong nghiên cứu ở mức 79,9% cho thấy rằng kiến thức của bà mẹ tương đối tốt.
Bảng 3.12. Nguồn thông tin về lợi ích của mát-xa vú
Nguồn thông tin về mát-xa vú sau sinh Số lượng Tỷ lệ (%)
Tự tìm hiểu 114 28,5
Nhân viên Y tế 139 34,8
Mạng xã hội 54 13,5
Gia đình, bạn bè 100 25,0
Nguồn thông tin mang lại đến nhiều bà mẹ nhất về lợi ích của mát-xa vú vú là từ nhân viên y tế (34,8%) và thấp nhất là từ mạng xã hội (13,5%).
Bảng 3.13. Người dướng dẫn mát-xa vú tại bệnh viện
Người hướng dẫn về mát-xa vú sau sinh Số lượng Tỷ lệ (%)
Bác sĩ 70 17,5
Điều dưỡng, hộ sinh 325 81,2
Khác 5 1,3
Người hướng dẫn cho bà mẹ cách mát-xa vú chủ yếu là điều dưỡng và hộ sinh tại bệnh phòng (81,2%).
Hiệu quả của mát-xa vú Số lượng Tỷ lệ (%)
Sữa về đều 287 71,8
Căng tức sữa 32 8,0
Tăc tia sữa 0 0,0
Áp xe vú 0 0,0
Ra sản dịch nhanh hơn sau đẻ 81 20,3
Sau khi mát xa vú tại bệnh phòng thì đa số bà mẹ thấy sữa về đều (71,8%), 8,0% thấy có hiện tượng căng tức sữa do sữa về nhanh. Ra sản dịch nhanh hơn sau đẻ chiếm tỷ lệ 20,3%. Không có trường hợp nào tắc tia sữa và áp xe vú trong thời gian ở viện.
Bảng 3.15. Quan sát các bước matxa vú sau đẻ sau khi được hướng dẫn Quan sát thực hiện mát-xa vú Số lượng Tỷ lệ (%)
Chuẩn bị đồ dùng (khăn bông sạch, khăn mềm,
nước ấm) 289 72,3
Tháo bỏ nhẫn, đồ trang sức trên tay 398 99,5 Rửa sạch tay trước khi mát-xa vú 400 100,0 Vệ sinh theo thứ tự: núm vú, quầng vú, bầu vú 400 100,0 Chườm khăn ấm 2 bên vú trong 5 phút 387 96,8
Mát-xa núm vú 399 99,8
Mát-xa quầng vú 400 100,0 Mát-xa bầu vú 400 100,0
Vắt sữa 399 99,8
Cần lau sạch bầu vú bằng khăn sạch, ẩm và ấm. 397 99,3 Lặp lại nhiều lần với từng bên vú (tổng thời gian
15-20 phút) 380 95,0
Cho trẻ bú đúng cách 374 93,5
Trung bình 96,3
Sau khi bà mẹ được tư vấn và hướng dẫn cách mát xa vú thì chúng tôi quan sát bà mẹ bằng bảng kiểm, có thể thấy rằng đa số các bà mẹ đều nhớ được
các bước cơ bản của quy trình mát-xa vú. Đánh giá thực hành của bà mẹ mát- xa vú ở mức rất tốt đạt 96,3%.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Nhóm tuổi
Bảng 3.1. cho thấy đa số sản phụ ở lứa tuổi dưới 30, chiếm 66,2% số sản phụ tham gia nghiên cứu. Điều này phù hợp với tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam ở khu vực đô thị được cập nhật trong báo cáo “Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014: các kết quả chủ yếu” [29], theo đó thì tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) của nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất trong suốt giai đoạn từ 1999 - 2014.
Hình 4.1. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) tại Việt Nam qua các năm 1999, 2009 và 2014
Nguồn: Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014: các kết quả chủ yếu (Tổng Cục thống kê 2014) [29]
4.1.2. Nơi cư trú
Phân bố cư trú của các sản phụ tham gia nghiên cứu khá đồng đều giữa 2 nhóm thành thị và nông thôn (Bảng 3.2.). Mặc dù nhóm sản phụ sinh sống tại
thành thị có cao hơn (51,2%) tuy nhiên sự sai biệt không đáng kể. Kết quả này có sự khác biệt khá lớn với kết quả của Điều tra dân số năm 2014 khi tỷ lệ dân số thành thị của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ ở mức 24,7% [29], tuy nhiên lại khá tương đồng với dữ liệu dân số của thành phố Hà Nội năm 2016 (66,9% thành thị và 33,1% nông thôn) [29].
4.1.3. Trình độ học vấn
Mặt bằng chung về trình độ học vấn của các sản phụ được thể hiện trong bảng 3.3., theo đó thì đa số sản phụ có trình độ THCS/THPT chiếm 57,2% tổng số, nhóm có trình độ cao đẳng/đại học/sau đại học chiếm tỷ lệ 34,8% và tỷ lệ có trình độ tiểu học trở xuống chỉ chiếm 8%. Tỷ lệ này vượt xa tỷ lệ chung của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long khi nhóm dân số có trình độ tiểu học trở xuống chiếm 65,1% và nhóm có trình độ từ THCS trở lên chỉ chiếm 28,8% [29].
4.1.4. Nghề nghiệp
Theo bảng 3.4., đa số các sản phụ tham gia nghiên cứu ở nhà nội trợ (42,8%), tiếp theo là nhóm làm việc văn phòng (39,5%) và 17,8% làm buôn bán. Sự phân bố trên cho thấy các sản phụ có việc làm chiếm 57,3% và nhóm chỉ ở nhà chiếm 42,8%. Kết quả này khá tương đồng với kết quả của nghiên cứu do Quan Kim Phụng năm 2016 khi tỷ lệ sản phụ làm nội trợ chiếm 43,5% [30]. Một phần lớn sản phụ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở nhà nội trợ, trong khi nhóm đi làm chủ yếu lựa chọn công việc văn phòng, đây là một tập quán thường thấy tại khu vực này.
4.1.5. Chỉ số khối cơ thể
Thể trạng của đa số sản phụ ở mức trung bình với BMI từ 18,5 - 24,9 với tỷ lệ 70%, trong khi tỷ lệ sản phụ có BMI<18,5 và BMI>25 lần lượt là 14% và 16%. Tỷ lệ này khá tương đồng với kết quả của nghiên cứu do Nguyễn Công Luật và cộng sự thực hiện tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Hải
Phòng năm 2018 khi các tỷ lệ tương ứng là 61,7%, 25,4% và 12,9%. Có thể thấy được dù có sự chênh lệch, tuy nhiên phân bố BMI của các sản phụ có tính tương đồng khá cao giữa 2 nghiên cứu và thể hiện tỷ trọng khá cao sản phụ kiểm soát khá tốt cân nặng của mình trong thai kỳ.
4.1.7. Số lần sinh của sản phụ
Đa số sản phụ tham gia nghiên cứu sinh lần đầu tiên chiếm tỷ lệ 62,2%; 30% số sản phụ sinh lần thứ hai và chỉ có 7,8% sản phụ sinh lần thứ ba trở lên. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 7,8%, thấp hơn so với tỷ lệ 8,25% phụ nữ từ 15 - 49 tuổi sinh con thứ 3 tại thành phố Hà Nội trong tổng điều tra dân số nhà ở năm 2014 [29].
4.1.8. Tuổi thai của sản phụ
Tỷ lệ sản phụ sinh khi thai đạt từ trên 37 tuần tuổi chiếm đa số ở mức 94% trong khi nhóm sinh dưới 37 tuần tuổi chỉ chiếm 6%. Điều này cho thấy đa số thai kỳ của các sản phụ đều được kiểm soát khá kỹ lưỡng và chỉ có một phần nhỏ cần chấm dứt thai kỳ trước 37 tuần tuổi thai.
4.1.9. Chế độ ăn của sản phụ
Chế độ ăn kiêng ngặt nghèo theo quan niệm cũ trong thai kỳ là một vấn đề còn khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là vùng nông thôn. Theo quan sát từ nghiên cứu thì 19,5% sản phụ hiện vẫn ăn kiêng theo phương pháp cũ trong thai kỳ và 80,5% sản phụ không sử dụng phương pháp ăn kiêng này. Tỷ lệ ăn kiêng của sản phụ tham gia nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu tại Nepal năm 2006 của Christian và cộng sự (60% giảm lượng cơm trong thai kỳ), cũng như nghiên cứu tại Ấn độ năm 1998 của Zobairi và cộng sự năm 1998 (40% giảm lượng calorie ăn vào trong thai kỳ) [31], [32].
4.1.10. Số lần mát xa vú của sản phụ
Đa số sản phụ được mát-xa tuyến sữa 01 lần (62,2%), 23,2% được mát- xa 02 lần và chỉ có 14,5% được mát-xa 03 lần trở lên. Việc này chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu của sản phụ khi mát-xa tuyến sữa và cho con bú. Đối với một đơn vị khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn như tại Bệnh viện
Phụ sản Trung ương, sản phụ được tư vấn thường xuyên bởi nhân viên y tế về việc cho bé bú và theo dõi lượng sữa phù hợp, do đó sản phụ sẽ dễ dàng tiếp cận và yêu cầu dịch vụ mát-xa tuyến sữa để đảm bảo chất lượng nuôi con bằng sữa mẹ.
4.1.11. Thời điểm massage
Gần 70% sản phụ được mát-xa trong thời điểm từ 24h - 48h sau sanh, trong khi đó chỉ có 30,8% sản phụ được mát-xa trong thời điểm 24h sau sanh. Sự khác biệt về thời điểm này chủ yếu lệ thuộc vào thời điểm người bệnh sinh và nằm trong phòng theo dõi sau sinh Sau khi người bệnh được xuống phòng dịch vụ thì mới được thực hiện mát-xa tuyến sữa. Nếu thời điểm người bệnh xuống phòng vào buổi đêm thì đến sáng hôm sau họ mới được tiếp cận với dịch vụ mát-xa nên dẫn đến việc đa số sản phụ được mát-xa vào thời điểm sau 24h. Nghiên cứu của Chu JY và cộng sự năm 2017 phân chia thời điểm bắt đầu mát- xa từ 2h, 12h và 24h với số lượng sản phụ tham gia mỗi nhóm đều bằng nhau [33]. Các nghiên cứu khác về mát-xa vú ít đề cập đến thời điểm thực hiện kỹ thuật do phụ thuộc vào quy trình thực hiện kỹ thuật tại mỗi đơn vị thực hành lâm sàng, do đó rất khó để có thể so sánh thời điểm massage.
4.1.12. Tỷ lệ về sữa nhanh ở sản phụ
Có đến 64,5% sản phụ sau khi được thực hiện mát-xa vú báo cáo lên sữa nhiều, tỷ lệ lên sữa ít là 35,5%. Theo Chu và cộng sự, mát-xa vú đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong tăng tiết sữa khi lượng serum prolactin được định lượng cao hơn hẳn so với nhóm không được mát-xa (216.4 ± 110.0 μg/L so với 128.8 ± 40.6 μg/L, p = 0,007) [33]. Do đó việc tỷ lệ sản phụ báo cáo lên sữa nhiều chiếm đa số trong các sản phụ tham gia nghiên cứu là điều khá dễ hiểu.