4.2.1. Kiến thức của bà mẹ về mát xa vú sau phẫu thuật lấy thai
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 89,8% bà mẹ biết được rằng mát xa vú từ trước lúc sinh nhưng chỉ có 75% bà mẹ có biết về dịch vụ mát xa vú tại viện. Trước khi hướng dẫn bà mẹ về cách mát xa vú thì có thực hiện phỏng vấn bà
mẹ về kiến thức của bản thân về mát xa vú. Kết quả cho thấy rằng nguồn thông tin đến với bà mẹ qua các tờ rơi áp phích của bệnh viện chưa cao ở mức 57,8%. Nguyên nhân là do các tờ rơi, áp phích và góc truyền thông chưa được đặt ở những nơi dễ nhìn, dễ tiếp cận giành cho các bà mẹ tới sinh tại viện. Tại một số bệnh viện, lợi ích của mát xa vú được đưa ra trong các buổi truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe trước sinh ơ30]. Hơn nữa, các tài liệu truyền thông được đưa tới tận bệnh phòng để bà mẹ nâng cao kiến thức tránh các biến chứng sau sinh như tắc tia sữa hoặc áp xe vú.
Công tác giáo dục sức khỏe, truyền thông về lợi ích của mát xa vú và hướng dẫn quy trình tự mát xa vú được thực hiện rất thường quy tại khoa Sản Thường. Do đó nên sau khi sinh thì số sản phụ được tư vấn hướng dẫn về mát xa vú là 97,3% và có thể tự tin mát xa vú cho bản thân chiếm 94,8%.
4.2.2. Người hướng dẫn và hiệu quả của mát xa vú
Sau khi phẫu thuật lấy thai thì đa số các bà mẹ được điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh phòng hướng dẫn mát xa vú (81,2%) bác sĩ thấp hơn đáng kể với 17,5% và từ nguồn khác như người nhà, người cùng phòng chỉ chiếm 1,3%. Nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả của các nghiên cứu khác. Người trực tiếp hướng dẫn là điều dưỡng hộ sinh chăm sóc tại bệnh phòng là cách hiệu quả nhất để cho bà mẹ được trực tiếp thực hiện mà không bị áp lực về thời gian cũng như có thể thoải mái đặt câu hỏi.
71,8% bà mẹ thấy sữa về đều sau khi mát xa vú đều hàng ngày thậm chí 8% bà mẹ còn cảm thấy sữa về nhiều đến mức căng tức bầu vú. Việc kích thích ra sữa nhanh còn giúp cho buồng tử cung co bóp đẩy sản dịch ra. Không có trường hợp nào bị tắc tia sữa hoặc áp xe vú. Với các bà mẹ có chỉ định phẫu thuật lấy thai thì việc mát xa vú lại càng quan trọng hơn vì sẽ kích thích sữa về nhanh hơn.
4.2.3. Quan sát việc thực hiện bảng kiểm mát xa vú của sản phụ sau phẫu thuật lấy thai
Khi quan sát các bà mẹ thực hiện dựa vào bảng kiểm, có thể dễ dàng thấy rằng tỷ lệ bà mẹ thực hiện đúng theo quy trình khá tốt. Chỉ có khâu chuẩn bị đồ dùng còn lúng túng với 72,3% bà mẹ là chuẩn bị đủ đồ. Sự thiếu sót này có thể được hoàn thiện khi bà mẹ thực hiện mát xa nhiều lần. Các bước quan trọng nhất như là thứ tự mát xa từ núm vú ra quầng vú rồi mới đến bầu vú được thực hiện rất tốt. Các nghiên cứu khác trên thế giới còn gợi ý việc xây dựng tài liệu trực quan hơn như các đoạn phim ngắn cho chiếu tại bệnh phòng về quy trình mát xa vú. Y văn đã chứng minh rằng các bà mẹ có mát xa vú thì tỷ lệ tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú giảm đi đáng kể. Thậm chí, còn giảm thời gian nằm viện với mổ đẻ.
KẾT LUẬN
Kiến thức của sản phụ về lợi ích của mát-xa vú sau sinh ở mức tương đối tối (79,9%). Thực hành của bà mẹ khi mát-xa vú cũng rất tốt (96,3%). Điều dưỡng hộ sinh là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nâng cao kiến thức và hướng dẫn thực hành mát-xa vú của sản phụ.
Bà mẹ có thể thực hiện được rất sớm việc mát xa vú một cách hiệu quả nếu như tiếp cận sớm được với các nguồn tài liệu truyền thông và sau đó là được hướng dẫn ngay tại bệnh phòng
KHUYẾN NGHỊ
Việc áp dụng kỹ thuật mát-xa vú hỗ trợ tiết sữa là cần thiết để tăng cường hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ sớm và hoàn toàn theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Mát-xa vú đem lại hiệu quả rõ ràng trong việc tăng tiết sữa, đặc biệt là ở nhóm sản phụ sinh mổ và sinh non.
Chúng tôi khuyến nghị cần áp dụng kỹ thuật mát-xa vú vào hỗ trợ sản phụ trong việc nuôi con bằng sữa mẹ và đặc biệt lưu ý đến các nhóm sản phụ sinh mổ, sinh non cũng như thời điểm thực hiện kỹ thuật nhằm đạt được hiệu quả cao nhất và đem lại lợi ích tối ưu cho sản phụ.
Khuyến cáo nên đặt các tài liệu truyền thông tại nhiều nơi hơn, tại các địa điểm dễ nhìn và dễ tiếp cận.
Xây dựng các tài liệu trực quan hơn để các bà mẹ có thể mang về theo để thực hiện đúng quy trình mát-xa vú tại nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2016). Thông tư “Quy định một số biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
2. WHO (2014). Chăm sóc sơ sinh thiết yếu-Cẩm nang thực hành lâm sàng bỏ túi.
3. Âu Nhựt Luân (2018). Bài giảng Giải phẫu học, mô học và hình ảnh học bình thường của tuyến vú. Nhà xuất bản y học Tp Hồ Chí Minh. 4. Phan Thị Tâm Khuê (2009). Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế. Tiêu luận tốt nghiệp chuyên ngành phụ sản.
5. UNICEF (2014). Giám sát thực trạng trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam. Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014.
6. Nghiên cứu tình hình thai to và các yếu tố liên quan ở sản phụ đến sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ năm 2016 - 2017 / ThS. Quan Kim Phụng; Cộng sự: TS. Lâm Đức Tâm. - Cần Thơ : YCT (ĐH Y Dược Cần Thơ), 2019
7. Kremer KP, Kremer TR (1 January 2018). "Breastfeeding Is Associated with Decreased Childhood Maltreatment". Breastfeeding Medicine. 13 (1): 18–22.
8. Colen CG, Ramey DM (May 2014). "Is breast truly best? Estimating the effects of breastfeeding on long-term child health and wellbeing in the United States using sibling comparisons". Social Science & Medicine. 109: 55–65.
9. Cornall D (June 2011). "A review of the breastfeeding literature relevant to osteopathic practice". International Journal of Osteopathic Medicine. 14 (2): 61–66.
10. WHO, UNICEF (2018). Protecting, promoting and supporting Breastfeeding in facilities providing maternity and newborn services: the revised BABY-FRIENDLY HOSPITAL INITIATIVE.
11. Collins CT, Gillis J, McPhee AJ, Suganuma H, Makrides M (2016). "Avoidance of bottles during the establishment of breast feeds in preterm infants". The Cochrane Database of Systematic Reviews. 10: CD005252.
12. EU, IRCCS, WHO (2008). Protection, promotion and support of breastfeeding in Europe: a blueprint for action.
13. "Breastfeeding After Cesarean Birth". La Leche League International. Retrieved 22 March 2018.
14. Feltner C, Weber RP, Stuebe A, Grodensky C, Orr C, Viswanathan M (2018). "Breastfeeding Programs and Policies, Breastfeeding Uptake, and Maternal Health Outcomes in Developed Countries". AHRQ Publication. No. 18-EHC014-EF.
15. Ip S, Chung M, Raman G, Chew P, Magula N, DeVine D, Trikalinos T, Lau J (2007). Breastfeeding and maternal and infant health outcomes in developed countries. Evidence Report/Technology Assessment. Agency for Healthcare Research and Quality (US). pp. 1–186
16. Der G, Batty GD, Deary IJ (2006). "Effect of breast feeding on intelligence in children: prospective study, sibling pairs analysis, and meta-analysis". BMJ. 333 (7575): 945.
17. Horta BL, Bahl R, Martines JC, Victora CG (2007). Evidence on the long-term effects of breastfeeding: systematic reviews and meta- analyses (PDF). Geneva, Switzerland: World Health Organization. 18. Huang J, Vaughn MG, Kremer KP (2016). "Breastfeeding and child
development outcomes: an investigation of the nurturing hypothesis". Maternal & Child Nutrition. 12 (4): 757–67.
19. Raj VK, Plichta SB (1998). "The role of social support in breastfeeding promotion: a literature review". Journal of Human Lactation. 14 (1): 41–5.
20. Woods NK, Chesser AK, Wipperman J (2013). "Describing adolescent breastfeeding environments through focus groups in an urban community". Journal of Primary Care & Community Health. 4 (4): 307–10.
21. Sachs HC (2013). "The transfer of drugs and therapeutics into human breast milk: an update on selected topics". Pediatrics. 132 (3): e796- 809.
22. Hesti, Kadek & Pramono, Noor & Wahyuni, Sri & Widyawati, Melyana & Santoso, Bedjo. (2017). EFFECT OF COMBINATION OF BREAST CARE AND OXYTOCIN MASSAGE ON BREAST MILK SECRETION IN POSTPARTUM MOTHERS. Belitung Nursing Journal. 3. 784-790. 10.33546/bnj.293.
23. Quigley MA, Kelly YJ, Sacker A. Breastfeeding and hospitalization for diarrheal and respiratory infection in the United Kingdom Millennium Cohort Study. Pediatrics. 2007 Apr;119(4):e837-42. doi: 10.1542/peds.2006-2256. PMID: 17403827.
24. Ramsay DT, Kent JC, Hartmann RA, Hartmann PE (2005). “Anatomy of the Lactating Human Breast Redefined with Ultrasound Imaging”. Journal of Anatomy. 206 (6): 525–534
25. Wallingford j (2008). Breastfeeding in the 21st century. The Lancet, Volume 387, Issue 10033, 2087
26. Introduction to the Human Body, Fifth Edition. John Wiley & Sons, Inc.: New York, 2001. 560.
27. Anderson L. Breast massage: can it keep mothers breastfeeding longer? JBI Database System Rev Implement Rep. 2019
Aug;17(8):1550-1551. doi: 10.11124/JBISRIR-D-19-00233. PMID: 31404046.
28. The Breastfeeding Answer Book (La Leche League International Book).
29. Christian P, Nanayakkara-Bind A, Schulze K, Wu L, LeClerq SC, Khatry SK. Antenatal micronutrient supplementation and third trimester cortisol and erythropoietin concentrations. Matern Child Nutr. 2016;12(1):64-73. doi:10.1111/mcn.12138
30. D'Souza, Lalitha & Jayaweera, Hiranthi & Pickett, Kate. (2015). Pregnancy Diets, Migration, and Birth Outcomes. Health care for women international. 37. 10.1080/07399332.2015.1102268.
31. Chu JY, Zhang L, Zhang YJ, Yang MJ, Li XW, Sun LL. [The effect of breast massage at different time in the early period after cesarean section]. Zhonghua Yu Fang Yi Xue Za Zhi. 2017 Nov 6;51(11):1038-1040. Chinese. doi: 10.3760/cma.j.issn.0253- 9624.2017.11.016. PMID: 29136752.
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MÁT-XA VÚ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
NĂM 2021
Kỹ thuật mát-xa bầu vú sau sinh là một phương pháp dựa vào lực ấn của ngón tây và bàn tay để tác động lên quầng vú, núm vú, bầu vú một cách có hiệu quả giúp kích thích tuyến sữa hoạt động và lưu thông tia sữa, qua đó giúp điều tiết sữa về sớm, sản phụ không đau vì cương sữa, hạn chế tắc tia sữa và áp se vú sau sinh, tăng co bóp tử cung giúp tử cung co hồi nhanh hơn, hạn chế mất máu , đờ tử cung sau sinh.Tại khoa sản thường Bệnh viện Phụ sản Trung Ương (BV-PSTW), dịch vụ mát-xa vú theo yêu cầu đã được triển khai từ tháng 08/2020 được thực hiện bởi các nhân viên y tế , mang lại hiệu quả và hài lòng cho sản phụ sau sinh. Với mong muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng của dịch vụ này chúng tôi tiến hành khảo sát đánh giá hiệu quả và hiểu biết của sản phụ sau sinh về phương pháp mát-xa vú sau sinh tại BV- PSTW.Việc tham gia khảo sát này là hoàn toàn tự nguyện. Các câu trả lời mang tính tích cực hay nhược điểm đều có giá trị như nhau, giúp chúng tôi hoàn thiện phương pháp và nâng cao chất lượng chăm sóc sản phụ sau sinh. Các thông tin của chị và thông tin liên quan đến cuộc khảo sát sẽ được giữ bí mật
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của chị.
Người tham gia Người phỏng vấn Họ tên: Số điện thoại: Địa chỉ: Ký tên: Họ tên: A. THÔNG TIN SẢN PHỤ Câu 1. Tuổi: ……… Câu 2: Nghề nghiệp:
Câu 4: Lần sinh con: Lần 1. Lần 2. Lần 3. Lần 4 Lần 5 Câu 5: Thời gian nằm viện: ……… ngày
Câu 6: Tuổi thai khi sinh:……..
Câu 7: Chiều cao:…………. (mét). Cân nặng:……… (kg). BMI:………. Câu 8: Chế độ dinh dưỡng: ăn bình thường Ăn Kiêng
Câu 9: Số lần được nhân viên y tế thực hiện massge vú tại khoa: …. Câu 10: Thời điểm được mát-xa vú lần đầu tiên sau sinh: Ngày thứ …..
B. KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA SẢN PHỤ VỚI PHƯƠNG PHÁP MÁT-XA VÚ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN (Khoanh tròn vào các đáp án lựa chọn)
STT Câu hỏi Trả lời của sản phụ
1 Chị có biết phương pháp mát-xa vú từ trước sinh không?
1. Có 2. Không 2 Chị có biết về dịch vụ mát-xa vú tại viện
không?
1. Có 2. Không 3 Chị đã áp dụng phương pháp massge vú cho
những lần sinh trước không?
1. Có 2. Không 4 Thông tin dịch vụ mát-xa vú taị bệnh viện do
ai cung cấp ?
1. Tự tìm hiểu 2. Nhân viên y tế 3. Mạng xã hội 4. Gia đình, bạn bè 5 Chị có thấy tranh ảnh, tờ rơi hay góc truyền
thông cuả bệnh viện, khoa phòng về hiệu quả của phương pháp mát-xa vú sau sinh không?
1. Có 2. Không
6 Chị có được ai hướng dẫn mát-xa vú không? 1. Có 2. Không 7 Ai là người hướng dẫn chị Mát-xa vú? 1. Bác sĩ
2.Điều dưỡng, Hộ sinh
8 Sau khi được mát-xa và hướng dẫn Mát-xa chị có tự tin mát-xa vú cho bản thân không?
1. Có 2. Không 9 Khi nằm điều trị và làm dịch vụ mát-xa vú tại
viện chị có gặp thuận lợi khó khăn gì không?
1. Có 2. Không
C. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP MAT XA VÚ
10 Thời gian sữa về (ngày thứ mấy sau sinh) ………
11 Sữa về đều? 1. Có
2. Không 12 Có đau vú vì căng sữa không? 1. Có
2. Không 13 Có tắc tia sữa không? 1. Có
2. Không 14 Có bị áp xe vú không? 1. Có
2. Không 15 Thời gian ra sản dịch sau đẻ Số ngày: …….
D. BẢNG KIỂM CÁC BƯỚC KHI MAT XA VÚ
16 Chuẩn bị đồ dùng (khăn bông sạch, khăn mềm, nước ấm)
1. Có 2. Không 17 Tháo bỏ nhẫn, đồ trang sức trên tay 1. Có
2. Không 18 Rửa sạch tay trước khi mat xa 1. Có
2. Không 19 Vệ sinh theo thứ tự: núm vú, quầng vú, bầu vú 1. Có
2. Không 20 Chườm khăn ấm 2 bên vú trong 5 phút 1. Có
2. Không 21 Mat xa đầu núm vú 1. Có
22 Mat xa quầng vú 1. Có 2. Không 23 Mat xa bầu vú 1. Có 2. Không 24 1. Có 2. Không 25 Cần lau sạch bầu vú bằng khăn sạch, ẩm và ấm. 1. Có
2. Không 26 Lặp lại nhiều lần với từng bên vú (tổng thời gian
15-20 phút)
1. Có 2. Không 27 Cho trẻ bú đúng cách 1. Có