Giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc về hô hấp cho người bệnh

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc về hô hấp cho người bệnh COPD của điều dưỡng tại khoa hô hấp, bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 39)

vẫn còn nhiều tồn tại nhất định như:

Điều dưỡng GDSK cho NB COPD chưa thường xuyên, kiên trì, chưa tận tình chu đáo, chưa lắng nghe người bệnh, thường chỉ nói một chiều.

Tỷ lệ không nhỏ Điều dưỡng chưa đánh giá kết quả GDSK, chưa giành nhiều thời gian để GDSK.

Trước khi người bệnh ra viện thì Điều dưỡng ít hoặc GDSK còn chưa chu đáo.

Điều dưỡng chưa xác định đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng, đôi khi chỉ làm lấy lệ, hình thức.

3.2. Giải pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc về hô hấp cho người bệnh COPD bệnh COPD

- Xây dựng và ban hành quy trình chăm sóc NB COPD phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị dựa trên quy trình chăm sóc chuẩn của Bộ Y tế đã ban hành.

- Tập huấn chuyên môn cho Điều dưỡng về chăm sóc NB COPD, chú trọng đến việc thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe phục hồi chức năng hô hấp, chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh.

mới nhận thức về chức năng của người Điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh; tăng cường hơn nữa vai trò chủ động của Điều dưỡng trong công tác chăm sóc NB COPD cũng như trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Mở lớp tập huấn về kỷ năng truyền thông GDSK cho tất cả Điều dưỡng tại bệnh viện, chú trọng công tác truyền thông - GDSK góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Tích cực triển khai, học tập các văn bản của Bộ, Ngành, tổ chức thực hiện tốt 12 nhiệm vụ chuyên môn của Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện theo Thông tư 07/2011/TT - BYT.

- Tổ chức hội thảo nhóm giữa Điều dưỡng và người bệnh/người nhà NB COPD với mục đích truyền thông, hướng dẫn, cung cấp kiến thức về phục hồi chức năng hô hấp cho NB COPD; thảo luận nhóm Điều dưỡng về NB COPD về hướng dẫn và thực hành các kỹ thuật cải thiện thông khí, ho khạc đờm, vỗ rung lồng ngực, học các bài tập thể dục và vận động để tăng cường thể chất, khắc phục hậu quả căn bệnh như: kỹ thuật ho có kiểm soát, kỹ thuật thở chúm môi, kỹ thật vỗ rung lồng ngực...các kỹ thuật và bài tập vận động cần được thiết kế phù hợp với tình trạng, mức độ, triệu chứng của mỗi NB COPD

- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng chuyên môn về việc thực hiện các quy trình, quy định, phác đồ điều trị và chăm sóc người bệnh cũng như việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng trong công tác khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện.

- Bệnh viện bố trí đầy đủ trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất, đảm bảo nhân lực để chăm sóc NB COPD được tốt hơn.

KẾT LUẬN 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

- Trong 10 Điều dưỡng viên tại Khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong nhóm nghiên cứu có 100% là nữ, trình độ đại học chiếm 30%, cao đẳng chiếm 60% và 10% là trình độ trung cấp.

- Trong số 30 NB COPD vào điều trị nội trú tại Khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, thời gian từ tháng 01/07 - 08/2020chủ yếu nam giới chiếm chủ yếu với tỷ lệ là 76,6%, người bệnh là nữ giới thấp hơn chỉ chiếm tỷ lệ 23,3%. Người bệnh ở độ tuổi từ 45 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ 10%, Người bệnh ở độ tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 86,7%; tỷ lệ người bệnh vào viện với triệu chứng khó thở chiếm chủ yếu có tỷ lệ 96,67%, tiếp theo là triệu chứng ho chiếm tỷ lệ 93,33%, đau ngực chiếm tỷ lệ 70% và sốt chiếm tỷ lệ thấp nhất là tỷ lệ 23,33%. Trong 30 NB COPD có chỉ số SPO2: ở mức độ nặng chiếm 50%, mức độ rất nặng chiếm 26,67%, mức độ trung bình chiếm tỷ lệ 23,33%, không có mức độ nhẹ; Mức độ khó thở nặng chiếm tỷ lệ đa số là 73,33%, NB COPD khó thở rất nặng hiếm tỷ lệ 16,67%, NB COPD mức độ khó thở trung bình chiếm tỷ lệ 10%.

2. Thực trạng công tác chăm sóc hô hấp cho người bệnh COPD - 70% người bệnh COPD chưa được trí người bệnh nơi thoáng khí. - 76,67% người bệnh COPD chưa được hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật tập thở sâu.

- Việc nhận định và đánh giá sự đáp ứng điều trị của người bệnh, các dấu hiệu cải thiện thông khí chưa tốt chiếm 40%.

- Người bệnh chưa được ĐD thực hiện biện pháp tư thế, kết hợp với hướng dẫn người bệnh thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát chiếm tỷ lệ 26,67%, còn lại có làm nhưng không đầy đủ chiếm 73,33%;

- Việc đảm bảo đủ dịch cho người bệnh, đánh giá biểu hiện của thiếu dịch như độ chun giản của da, thể tích nước tiểu/24 giờ chưa tốt chiếm tỷ lệ 46,67%;

- 43,33% chưa kết hợp thuốc long đờm với việc vỗ rung người bệnh COPD trong quá trình chăm sóc.

- Còn 40% việc thực hiện kỹ thuật hút đờm cho người bệnh và đảm bảo vô khuẩn chưa tốt.

- 100% người bệnh được tư vấn ăn uống đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục đúng mức để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cơ thể

- ĐD tư vấn giáo dục sức khỏe, cung cấp kiến thức cho người bệnh chưa tốt chiếm tỷ lệ 30%;

- 60% người bệnh khi ra viện chưa được hướng dẫn các bài tập hô hấp tại nhà,

- 43,33% NB COPD chưa được hướng dẫn tốt các triệu chứng nhiễm khuẩn đường thở để đi khám điều trị kịp thời.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1. Đối với Điều dưỡng viên

- Được tập huấn, cập nhật kiến thức về bệnh COPD. Tập trung đến công tác tập thở cho người bệnh.

- Được tập huấn kỹ năng GDSK, Thông tư 07/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Kỹ năng giao tiếp ứng xử, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh gắn với Bệnh viện “ Xanh, Sạch, Đẹp”.

- Được tập huấn phương pháp phục hồi chức năng cho bệnh COPD (thở sâu, vỗ, rung, ho có hiệu quả, khạc đờm...)

- Phải yêu ngành, yêu nghề, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết, nhiệt tình, hướng dẫn tỷ mỷ, ân cần chu đáo, thường xuyên thì người bệnh mới nhận thức và thay đổi hành vi trong điều trị và phòng bệnh

2. Đối với Lãnh đạo, các bộ phận khoa/ phòng thuộc bệnh viện: - Phòng Điều dưỡng xây dựng tài liệu đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức cho Điều dưỡng về bệnh COPD.

- Phòng Điều dưỡng tham mưu với Giám đốc xây dựng quy định về GDSK cho NB COPD, đa dạng hóa hoạt động GDSK, lồng ghép họp Hội đồng người bệnh cấp khoa, cấp bệnh viện. GDSK trực tiếp, gián tiếp có hệ thống loa đài, băng đĩa, tờ rơi....về bệnh COPD.

- Phòng Điều dưỡng, Phòng Quản lý chất lượng phối hợp với lãnh đạo các khoa, Điều dưỡng trưởng khoa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác Điều dưỡng trong chăm sóc NB COPD.

- Các khoa lâm sàng bố trí góc truyền thông GDSK tại khoa, tài liệu phương tiện GDSK phù hợp với NB COPD.

- Bệnh viện nghiên cứu bổ sung nhân lực Điều dưỡng phù hợp với các khoa, bố trí nhân lực Điều dưỡng làm việc theo ca kíp ở các khoa trọng điểm tại khoa. Vì như vậy thời gian Điều dưỡng giành cho bệnh nhân trong chăm sóc và GDSK sẽ được nhiều hơn, giảm áp lực công việc cho điều dưỡng.

- Khoa Phục hồi chức năng của bệnh viện phối hợp hợp tốt hơn nữa với các khoa lâm sàng để phục hồi chức năng hô hấp cho NB COPD.

- Phòng Công tác xã hội của bệnh viện phối hợp với khoa Dinh dưỡng và khoa lâm sàng GDSK cho người bệnh và người nhà NB COPD về chế độ ăn bệnh lý

- Thành lập câu lạc bộ NB COPD tại bệnh viện để các NB chia sẻ kinh nghiệm trong theo dõi bệnh, chăm sóc và phòng bệnh COPD.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ Y tế (2015). Quyết định 2866/QĐ-BYTvề ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ban hành ngày 8/7/2015.

2. Bộ Y tế ( 2011).Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, ban hành ngày 26/01/2011.

3. Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr 109

4. Nguyễn Thị Xuyên (2008), Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Ngô Quý Châu (2012), Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị Bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang 1-30.

6. Ngô Huy Hoàng( 2019). Điều dưỡng Nội khoa, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

7. Ngô Quý Châu và CS (2006). Kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai năm 2002-2005. Hội thảo khoa học Hen và COPD toàn quốc, Hà Nội, tr 88-92

8. Hoàng Xuân Trường (2016). Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Bác sỹ Chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

9. Đỗ Thị Tường Oanh (2007). Phục hồi chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh

phổi tắc nghẽn mãn tính qua chương trình phối hợp, Luận án Tiến sĩ y học, TPHCM.

10. Lê Thị Huyền Trang, Lê Thị Tuyết Lan (2009). Tần suất bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào bảng câu hỏi tầm soát của GOLD”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số 1 tập 13, tr 92-94

11. Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ, Nguyễn Viết Nhung (2010). Nghiên cứu tình hình bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam", Y học thực hành,(2), Hà Nội, tr. 8-11.

12. Đinh Ngọc Sỹ và CS (2012). Những kiến thức đơn giản về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính , Hội nghị khoa học bệnh hô hấp Bệnh viện Bach Mai, Hà Nội, tr 25-29

Tiếng anh

13. Charoenratanykul S. (2002). Impact of COPD in the Asia – Pacific Region,

Highlights of a symposium at the 7th APSR congress.

14. Chapman K.R et al (2005). Epidermiology and costs of chronic obtructive pulmonary disease, European respiratory journal, (27) 188-207

15. Zielinski.J et al (2006). Increasing COPD awareness, European

respiratory journal, (27), pp 833-852.

16. Chronic Obstructive Pulmonary Disease (2010), The Washington Manual of Medical Therapeutics (33rd ed), Lippincott Williams & Wilkins, 271-282

Confront COPD International Surveys: comparison of patient and physician perceptions about COPD risk and management, International Journal of COPD 2015;10: 159-172.

18. Anne G. Wheaton, Timothy J. Cunningham, et al (2015). Employment and Activity Limitations Among Adults with Chronic Obstructive Pulmonary Disease - United States, 2013. MMWR March 27, 2015; 64(11): 289-312.

19. Anne E Holland, Ajay Mahal, et al (2017) Home-based rehabilitation for COPD using minimal resources: a randomized, controlled equivalence trial. Thorax 2017; 72: 57–65.

20. Ries AL et al. Pulmonary Rehabilitation: Joint ACCP/AACVPR Evidence- Based Clinical Practice Guidelines. Chest. 2008 Mar;133(3):830

21. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease - GOLD (2007), “Global strategy for the diagnosis, management, and prevention of chronic obstructive pulmonary disease”, Primary Care Respir J ,pp 36.

PHỤ LỤC Phiếu 1: Khảo sát người bệnh

A. Nhận định người bệnh:

1. Tuổi:   < 45   45 - 60      > 60

2. Giới tính:   Nam   Nữ

3. Biểu hiện các triệu chứng cơ năng khi vào viện

Khó thở:   Ho:   Sốt:   Đau ngực:  

4. Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp COPD ( Mức độ theo SPO2 ) Nhẹ: 90% - 97%   Trung bình: 88% - 90%  

Nặng: 85% – 85%   Rất nặng: < 85%  

5. Đánh giá mức độ nặng của đợt cấp COPD (Mức độ khó thở )

Nhẹ (NT bình thường)   Trung bình (20 -25 l/p)   Nặng (25-35 l/p)   Rất nặng (>35 l/p)   B. Đánh giá mức độ hài lòng

Ông/Bà đánh dấu gạch chéo vào một số từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ hài lòng hoặc nhận xét từ rất kém đến rất tốt cho từng câu hỏi dưới đây:

① là: Rất không hài lòng hoặc: Rất kém ② là: Không hài lòng hoặc: Kém ③ là: Bình thường hoặc: Trung bình ④ là: Hài lòng hoặc: Tốt ⑤ là: Rất hài lòng hoặc: Rất tốt

Nội dung câu hỏi:

1 Điều dưỡng viên có lời nói, thái độ, giao tiếp đúng mực. ① ② ③ ④ ⑤

2 Được Điều dưỡng viên thăm khám, động viên tại phòng

điều trị. ① ② ③ ④ ⑤

3 Được tư vấn chế độ ăn, vận động, theo dõi và phòng ngừa biến chứng. ① ② ③ ④ ⑤

4 Cấp phát thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, chất

lượng. ① ② ③ ④ ⑤

5 Đánh giá mức độ hài lòng đối với Điều dưỡng viên trong quá trình chăm sóc ① ② ③ ④ ⑤

Phiếu 2: Quan sát, đánh giá công tác chăm sóc điều dưỡng

Đánh giá công tác chăm sóc về hô hấp cho người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của Điều dưỡng viên tại Khoa Hô hấp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

STT Nội dung

Thực hiện

Có Có, nhưng

không đầy đủ

Không I. Cải thiện thông khí phổi:

1 Bố trí người bệnh nơi thoáng khí, đảm bảo đủ ấm khi thời tiết lạnh, tư thế nằm đầu cao 2

Đánh giá nhanh mức độ nặng bệnh qua tần số thở, kiểu thở, mức độ tím, các thông số về khí máu, mạch, huyết áp.

3

Thực hiện đầy đủ chính xác các thuốc khi có chỉ định như thuốc giãn phế quản, corticoid, đảm bảo kỷ thuật các đường dùng thuốc khác nhau như khí dung, xịt hít, truyền tĩnh mạch để có hiệu quả tối ưu cho người bệnh.

4

Hướng dẫn người bệnh các kỹ thuật tập thở sâu với các bước:

Bước 1- Hít vào chậm và sâu Bước 2 - Nín thở trong vài giây Bước 3- Thở ra mạnh và kéo dài

Bước 4 - Hít thở nhẹ nhàng vài lần rồi lặp lại từ bước 1 đến bước 3.

5

Theo dõi sự đáp ứng của người bệnh về điều trị, các dấu hiệu của cải thiện thông khí như: tím tái giảm, tần số thở ở giới hạn bình thường, mạch, huyết áp ổn định.

II. Cải thiện khả năng làm sạch đường thở:

6 Đảm bảo đủ dịch cho người bệnh, đánh giá biểu hiện của thiếu dịch như độ chun giản của da, thể tích nước tiểu/24 giờ.

7

Thực hiện một số thuốc có tác dụng làm long đờm, giảm phù nề đường thở khi có chỉ định, vỗ rung lồng ngực cho người bệnh để gây long đờm.

8

Thực hiện biện pháp dẫn lưu tư thế, kết hợp với hướng dẫn người bệnh thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát, gồm:

Bước 1- Ngồi tư thế thoải mái Bước 2- Hít vào chậm và sâu

Bước 3- Nín thở trong vài giây

Bước 4 - Ho mạnh 2 tiếng, tiếng thứ nhất để đờm long ra và tiếng thứ hai để tống đờm ra ngoài

9 Tiến hành hút đờm cho người bệnh và đảm bảo vô khuẩn khi làm thủ thuật. 10 NB COPD được Điều dưỡng phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và

nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.

III. Tư vấn kiến thức và huấn luyện các bài tập bảo tồn chức năng hô hấp 11 Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh,

cung cấp kiến thức cho người bệnh 12

Trước khi ra viện, hướng dẫn người bệnh các bài tập phục hồi chức năng hô hấp và duy trì luyện tập phục hồi chức năng hô hấp tại nhà 13 Hướng dẫn người bệnh tự làm sạch đường thở tại nhà như: uống đủ nước, ho có kiểm soát,

nằm nghỉ ngơi ở tư thế dẫn lưu. 14

Thuyết phục người bệnh tránh các yếu tố gây kích thích niêm mạc hô hấp như: hút thuốc, thời tiết quá nóng và quá lạnh, khói bụi…

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc về hô hấp cho người bệnh COPD của điều dưỡng tại khoa hô hấp, bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)