CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác dự phòng té ngã cho người cao tuổi điều trị tại khoa phục hồi chức năng bệnh viện e năm 2021 (Trang 36)

3.1. Thực trạng công tác dự phòng té ngã cho người cao tuổi tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện E năm 2021 Phục hồi chức năng Bệnh viện E năm 2021

Kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy trong số 100 người cao tuổi tại khoa Phục hồi chức năng năm 2021 thì có 53 người đã từng ngã chiếm tỷ lệ 53%. Một số nghiên cứu khác đều cho thấy tỉ lệ ngã thấp hơn, nghiên cứu của Macini C (2005) và cộng sự có tỉ lệ ngã 43,1%, điều này có thể do sự xuất hiện của nhiều yếu tố nguy cơ ngã trong các nghiên cứu ngày càng tăng lên.

Tuổi: Qua bảng 2.1 và 2.2 ta thấy tuổi có liên quan chặt chẽ với ngã, 53% số người trên 70 tuổi đã từng ngã, có 43% người cùng nhóm tuổi là không bị ngã và sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi với ngã có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Graf C (2006). Một nửa số lần ngã xảy ra xung quanh nhà (50,00%); 22,22% là tại sàn nhà. Kết quả này phù hợp với Laurence cộng sự. Tuổi càng cao thì tỷ lệ giới nữ càng càng gia tăng so với nam. Điều này phản ánh đúng thực tế khi tuổi thọ của nữ giới luôn cao hơn nam giới. Kết quả này không tương đồng với nghiên cứu của Weiping meng và cộng sự (2002) khi tác giả cũng lựa chọn đối tượng nghiên cứu tương tự với các tỷ lệ tuổi từ 80 - 84 chiếm ưu thế. Số người từ 90 tuổi trở lên có tỷ lệ trong nghiên cứu của tôi cao hơn của tác giả Weiping meng phản ánh mức tuổi thọ tại địa điểm nghiên cứu của chúng tôi ngày càng được tăng lên. Kết quả của chúng tôi cho thấy độ tuổi 85 - 89 chiếm tỷ lệ cao hơn nghiên cứu của Grundstrom AC và cộng sự (2012), tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của tác giả này chọn độ tuổi cao hơn của chúng tôi khi lấy mốc giới hạn từ 85 tuổi trở lên.

Hoạt động thể chất và sử dụng thuốc: Qua biểu đồ 2.2 cũng cho thấy không có mối liên hệ rõ ràng giữa hoạt động thể chất với ngã ở người cao tuổi. Kết quả không cho thấy mối liên quan giữa ngã và sử dụng thuốc. Điều này không được ủng hộ bởi nghiên cứu của Mancini C và cộng sự, tuy nhiên

có thể giải thích là do hầu hết các nhóm thuốc này đều ít tác động tới tình trạng tinh thần, thăng bằng của người sử dụng.

Việc hạn chế tham gia các hoạt động sinh hoạt hằng ngày góp phần hoặc gây ra ngã ở người cao tuổi .

Sử dụng dụng cụ trợ giúp di chuyển: Kết quả sử dụng dụng cụ di chuyển của chúng tôi tương đồng với với kết quả nghiên cứu của Majan J Faber và cộng sự (2006), tuy nhiên tỷ lệ dùng gậy khi đi lại thì ở mức thấp hơn [19]. Tác giả nghiên cứu trên 245 người cao tuổi, trong đó có 65,00% sử dụng dụng cụ trợ giúp di chuyển, chỉ có 11,00% là sử dụng gậy, 49,00% là khung tập đi và 5,00% là xe lăn. Sự khác biệt có thể do vấn đề tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế là khác nhau. Chúng tôi quan sát thấy đa số NCT tham gia nghiên cứu của chúng tôi đều dùng gậy 1 chân và các dụng cụ này đều là dụng cụ do đối tượng nghiên cứu hoặc người nhà tự thiết kế thể hiện tính cộng đồng, sử dụng mọi nguyên vật liệu có sẵn và tự tạo cho phù hợp với bản thân do vậy mức độ an toàn khi di chuyển của NCT trong nghiên cứu của chúng tôi là thấp hơn vì không khung tập đi hoặc gậy thiếu bộ phận chống trượt ở đầu gậy. Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả của một nghiên cứu khác. Tác giả Almawlawi E và cộng sự (2011) cho rằng sử dụng trợ giúp di chuyển trong nghiên cứu chỉ là 37,20%, không dùng là 62,80% [60]. Điều này được lý giải do phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu của tác giả là trẻ hơn khi giới hạn tuổi là từ 65 tuổi trở lên.

Nguy cơ sa sút trí tuệ và trầm cảm:Sa sút trí tuệ có mối liên quan với ngã. Kết quả tương đồng với Eandrea S và cộng sự. Tương đồng với kết quả nghiên cứu của Mohammed Hany Kamel và cộng sự (2013) khi tác giả cho rằng tỷ lệ suy giảm nhận thức là 47,10% và khả năng cao bị trầm cảm là 30,90%. Tuy nhiên, kết quả này là cao hơn so với các nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Takashi Yamashita và cộng sự (2012) thấy suy giảm nhận thức chiếm 12,6%. Trong khi nghiên cứu của Almawlawi E và cộng sự (2011) thì bất

thường về dáng đi có 29,90%, không có 70,10%; dụng cụ trợ giúp di chuyển có là 37,20%, không có là 62,80%; suy giảm nhận thức có là 11,30%, không có là 88,70%; trầm cảm có là 1,40%, không có là 98,60%. Mặc dù độ nhạy và độ đặc hiệu của các thang điểm chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu thấp hơn nhưng nhóm nghiên cứu chúng tôi dùng các thang điểm đánh giá sàng lọc trên cộng đồng, các thanh điểm này bản chất đơn giản, dễ sử dụng, mất ít thời gian. Tuy nhiên theo chúng tôi sẽ rất có giá trị vì tại cộng đồng cần xác định sớm và điều chỉnh thì có thể giảm đáng kể tỷ lệ ngã ở người cao tuổi.

Tuy nhiên, trầm cảm, sự suy giảm các hoạt động hằng ngày và nguy cơ suy dinh dưỡng thì không có liên quan đáng kể với ngã. Điều này không đồng quan điểm với nghiên cứu của Mancini C và cộng sự. Có thể bởi cỡ mẫu nghiên này cứu còn nhỏ, thang điểm đánh giá còn hạn chế.

Mối liên quan mạnh nhất với ngã là sa sút trí tuệ, người bị sa sút trí tuệ có nguy cơ ngã gấp bốn lần người không bị sa sút trí tuệ (OR = 4,3). Do vậy cần xem xét phải chăng là dụng cụ hỗ trợ này không phù hợp với người cao tuổi, bởi hầu hết là sử dụng gậy một chân. Đây cũng là hạn chế của nghiên cứu và cần phải đề cập ở các nghiên cứu sau này.

Nguy cơ suy dinh dưỡng: Cũng theo nghiên cứu của Mohammed Hany Kamel nguy cơ suy dinh dưỡng của NCT là 64,40% [59]. Kết quả chúng tôi nguy cơ suy dinh dưỡng ở mức thấp hơn. Điều này có lẽ bởi giới hạn tuổi nghiên cứu và địa điểm tiến hành nghiên cứu khác nhau. Chưa kể đến mức độ trả lời xác thực của đối tượng nghiên cứu khi giới hạn tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi là 80 tuổi trở lên, khả năng hiểu và nắm bắt nội dung của của các công cụ nghiên cứu có nhiều hạn chế.

3.2. Thuận lợi, khó khăn 3.2.2. Thuận lợi 3.2.2. Thuận lợi

- Được sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, nên khoa phòng được sửa chữa, trang bị hệ thống biển báo phòng té ngã, giường bệnh có thanh chắn đầy

đủ. Giảm thiểu tối đa các trường hợp người bệnh hoặc người nhà người bệnh bị trượt ngã do cơ sở vật chất chưa đồng bộ hoặc do tác dụng ngoài ý muốn.

- Phòng tổ chức hành chính phối hợp công tác rà soát, chịu trách nhiệm in ấn các biển cảnh báo chống trơn trượt, lắp đặt, sửa chữa các vị trí chưa đồng bộ.

- Phòng tài chính kế toán phối hợp với Phòng tổ chức hành chính đảm bảo kinh phí hoạt động theo qui định.

- Nhân viên trong khoa nhận định được nguy cơ té ngã và có kế hoạch can thiệp kịp thời đối với tất cả người bệnh và người nhà người bệnh khi đến tham quan hoặc thăm khám, điều trị tại bệnh viện.

- Củng cố hệ thống chăm sóc chất lượng của đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên từ đó xây dựng thương hiệu bệnh viện

3.2.3. Khó khăn

Qua khảo sát về thực trạng phòng té ngã cho bệnh nhân cao tuổi tại khoa Phục hồi chức năng năm 2021, bên cạnh những yếu tố thuận lợi đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả trong dự phòng té ngã cho người bệnh, người nhà thì vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như sau:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người bệnh, người nhà.

- Công tác kiểm tra, giám sát còn chưa được thường xuyên, chặt chẽ. - Còn một số nhân viên chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc dự phòng té ngã cho người bệnh, người nhà.

- Bệnh viện chưa tổ chức lớp tập huấn đào tạo cho nhân viên về dự phòng té ngã, nên kiến thức thực hành chưa được cập nhật liên tục.

KẾT LUẬN

Kết quả sau khi hoàn thành chuyên đề cho thấy: - Ngã là vấn đề phổ biến ở người cao tuổi (53,00%)

- Có nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ với ngã như tuổi, dụng cụ trợ giúp di chuyển, sa sút trí tuệ. Sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

- Các yếu tố có tác động mạnh mẽ như sử dụng dụng cụ di chuyển có thể can thiệp dự phòng được. Tuy nhiên tiếp cận với vấn đề sa sút trí tuệ thì cần thiết có những đánh giá toàn diện và chuyên sâu hơn.

- Nghiên cứu được công bố gần đây của Trần Thị Thảo và cộng sự (2017) tiến hành trên người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện C Đà Nẵng thấy rằng độ tuổi trên 80 có tỷ lệ ngã đến 45,2%, cũng khá tương đồng với thực trạng ngã của bệnh nhân cao tuổi tại khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện E. Vì vậy tôi thấy rằng việc dự phòng té ngã cho bệnh nhân rất quan trọng, cần được quan tâm và đưa vào chương trình điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP * Đối với bệnh viện:

-Xây dựng mạng lưới phòng ngừa nguy cơ trượt ngã tại các khoa thông qua hệ thống biển báo cảnh báo trượt ngã, tại các buổi họp sinh hoạt hội đồng người bệnh cấp khoa và cấp bệnh viện.

-Đầu tư các trang thiết bị, phương tiện thiết yếu để phục vụ người bệnh phòng ngừa nguy cơ bị trượt ngã: giường có thanh chắn, hệ thống lan can đảm bảo tối thiểu 1,4m các phương tiện xe đẩy, nạng…

-Tại các vị trí có nguy cơ trượt ngã được dán vật liệu tăng ma sát, vị trí chuyển tiếp được dán vật liệu thay đổi màu sắc dễ nhận biết, tránh vấp ngã.

-Rà soát bổ sung các biển báo chống trơn trượt tại các vị trí có nguy cơ dễ trơn trượt như: cầu thang lên xuống, vị trí sàn trơn dễ ngã, cửa nhà vệ sinh.

-Xây dựng các phiếu tóm tắt thông tin điều trị có lồng ghép nội dung tư vấn giáo dục sức khoẻ, phòng ngừa nguy cơ bị trượt ngã.

* Đối với phòng Điều dưỡng:

-Phòng điều dưỡng xây dựng kế hoạch phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã, hệ thống bảng kiểm giám sát đánh giá công tác can thiệp của điều dưỡng theo từng nhóm nguy cơ và trình Ban Giám đốc phê duyệt

-Định kỳ 6 tháng/lần tổ chức rà soát và lập danh sách các vị trí có nguy cơ trượt ngã do thiết kế, do cơ sở hạ tầng không đồng bộ hoặc xuống cấp hoặc bất cứ lí do gì khác dẫn tới nguy cơ trượt ngã.

-Triển khai kế hoạch phòng ngừa NB bị trượt ngã, tiến hành đánh giá tại các khoa 6 tháng/lần, với các trường hợp bị trượt ngã cần phân tích nguyên nhân bị trượt ngã và đề xuất các giải pháp hạn chế trượt ngã báo cáo kết quả lãnh đạo

* Đối với khoa phòng:

-Phối hợp rà soát theo hệ thống bảng kiểm, tổng hợp kết quả báo cáo gửi về Phòng điều dưỡng để tổng hợp và làm đề xuất lãnh đạo (nếu cần).

-Lập danh sách tại khoa các vị trí có nguy cơ trượt ngã cần bảng biển cảnh báo hoặc cần sửa lại hệ thống, tổng hợp báo cáo làm đề xuất gửi phòng Tổ chức hành chính.

-Lồng ghép các buổi đi buồng của điều dưỡng trong công tác chăm sóc NB với công tác đánh giá nguy cơ té ngã từ đó có những can thiệp kịp thời

-Hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ theo hướng dẫn sau: + Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ

+ Trao đổi với bác sĩ về bệnh tật, báo ngay cho bác sĩ những vấn đề về sức khỏe đang mắc phải: đang dùng những thuốc gì, đã bị té ngã lần nào chưa, bị té ngã trong hoàn cảnh nào, tình trạng thị lực và các bệnh mạn tính kèm theo… + Vận động thân thể thường xuyên, tập những động tác thể dục nhẹ nhàng theo chỉ định của bác sĩ.

+ Sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc luôn có người thân bên cạnh để hỗ trợ. + Sử dụng đúng kính đeo mắt và mang giầy dép tốt, vừa chân khi đi đứng. + Nhìn kỹ lối đi xem có chướng ngại vật. Nếu thấy có vật chướng ngại hãy gọi và chờ nhân viên y tế đến giúp đỡ.

+ Ngồi lên giường hay ghế một cách chậm rãi. Nên thật thận trọng nếu đôi khi bị chóng mặt khi đứng lên. Việc chóng mặt khi đứng lên thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ngày nóng bức, sau bữa ăn, hoặc khi cơ thể bị thiếu nước. Trong trường hợp này, hãy ngồi lại và kêu gọi sự giúp đỡ của người thân hoặc nhân viên y tế.

+ Khi té ngã hãy bình tĩnh, sau đó nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, gọi thật to để yêu cầu sự giúp đỡ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Trần Thị Hoàng Oanh (2014). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự sợ ngã ở người cao tuổi ở cộng đồng Quận Hải Châu, Đà Nẵng,

2. Phạm Tỷ Phú (2015). Thiết kế hệ thống giám sát sự sợ ngã của người lớn tuổi. Kỷ yếu Hội nghị khoa học, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,

3. P. T. T. Trần Thị Thảo, Nguyễn Tấn Dũng, (2017). Khảo sát một số yếu tố nguy cơ ngã ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Tạp chí Phục hồi chức năng, (1), 29-33.

4. Phạm Khuê (2000). Tuổi già, bệnh học tuổi già, Nhà xuất bản Y học, 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tổng cục thống kê (2011). Tổng điều tra dân số và

nhà ở Việt Nam năm 2009: Cấu trúc tuổi- giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam, Hà Nội,

6. Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFDP) và Bộ Y tế - Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2009). Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam, Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ, chủ biên, Viện lão khoa Quốc gia - Bộ Y tế, Hà Nội, Tiếng Anh

7. A. T. C. Sherrington, N. Fairhall et al (2011). Exercise to prevent falls in older adults: an updated meta-analysis and best practice recommendations. Public Health Bulletin, 22, 78-83.

8. B. D. Ardner MM, Robertson MC et al, (2001). Practical implementation of an exercise-based falls prevention programme. Age and Ageing, 30, 77-83. 9. B. S. Shumway-Cook A, Woollacott M, (2000). Predicting the probability for falls in community-dwelling older adults using the Timed Up & Go Test. Phys Ther, 80, 896–903.

10. C. C. Feder G, Donovan S, Carter, (2000). Guidelines for the prevention of falls in people over 65. BMJ, 321 (7267), 1007-1011.

11. C. M. Poe SS, Dawson PB et al (2007). The Johns Hopkins Fall Risk Assessment Tool: postimplementation evaluation. J Nurs Care Qual, 22 (4), 293.

12. C. P. Stevens JA, Finkelstein EA, et al, (2006). The costs of fatal and non- fatal falls among older adults. Inj Prev, 12, 290–295.

13. C. R. Leipzig RM, Tinetti ME, (1994). Drugs and falls in older people:a systematic review and meta-analysis: II. Cardiac and analgesic drugs. J Am GeriatrSoc, 47 (1), 40-50.

14. C. S. Nevitt MC, Kidd S et al, (1989). Risk factors for recurrent nonsyncopal falls. A prospective study. The Journal of the American MedicalAssociation, 261, 2663-2668.

15. F. D. Kalache A, Yoshida, (2007). WHO Global Report on Falls Prevention in Older Age. France, World Health Organization,

16. F.B. Horak (1997). Clinical assessment of balance disorders Gait Posture. 6, 76-84.

17. H. R. Stubbs D (2005). Understanding and Preventing Falls Published by

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác dự phòng té ngã cho người cao tuổi điều trị tại khoa phục hồi chức năng bệnh viện e năm 2021 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)