Cơ sở thực tiễn về ngã ở người cao tuổi

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác dự phòng té ngã cho người cao tuổi điều trị tại khoa phục hồi chức năng bệnh viện e năm 2021 (Trang 25 - 27)

1.1.2.1. Trên thế giới

Có nhiều các nghiên cứu về ngã và các yếu tố liên quan ở NCT. Năm 1988, Tinetti và cộng sự tiến hành nghiên cứu 336 người có độ tuổi từ 75 trở lên sống trong cộng đồng. Kết quả cho thấy rằng ngã ở những NCT trong cộng đồng là phổ biến, một số yếu tố liên quan đến ngã được xác định như: sử dụng thuốc an thần, suy giảm nhận thức, bất thường ở chi dưới, rối loạn dáng đi và thăng bằng, nguy cơ ngã tăng lên tuyến tính theo số lượng các yếu tố nguy cơ và khoảng 44% số lần ngã là liên quan đến các mối nguy hiểm về môi trường [41]. Trong những năm sau đó, rất nhiều nghiên cứu được tiến hành ở NCT trong cộng đồng. Vấn đề về dinh dưỡng được đề cập đến trong nghiên cứu của tác giả Schwatrtz và cộng sự năm 2002. Các yếu tố như suy giảm trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày (ADL), hoạt động sinh hoạt hằng ngày bằng phương tiện (IADL) được cho là làm tăng nguy cơ ngã (Lord SR và cộng sự năm 2003). Tác giả Rubenstein và cộng sự (2006) đề cập đến các bệnh mạn tính, sự suy giảm chức năng thể chất, suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Một số các nghiên cứu quan tâm đến đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, chủng tộc, tình trạng hôn nhân, thu nhập như nghiên cứu của Steinman và cộng sự năm 2009. Hay hành vi hút thuốc lá, uống rượu trong các nghiên Pleis JR và cộng sự. Các yếu tố liên bên ngoài môi trường liên quan đến ngã được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây. Nghiên cứu của Zecevic AA và cộng sự (2009) đều cho rằng những nguy hiểm về môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề ngã.

Năm 2017, một số nghiên cứu không những chỉ ra các yếu tố liên quan đến ngã ở NCT sống trong cộng đồng, mà còn phân tầng nguy cơ và các biện pháp can thiệp nhằm giảm thiểu ngã [38], [39], [43].

1.1.2.2. Tại Việt Nam

Có rất ít các công trình nghiên cứu về ngã ở người cao tuổi. Tác giả Trần Thị Hoàng Oanh (2014) tiến hành nghiên cứu sự sợ ngã ở người cao tuổi tại Quận Hải Châu, Đà Nẵng cho thấy có nhiều yếu tố liên quan đến ngã, một trong những yếu tố liên quan mạnh mẽ nhất là sự gia tăng độ tuổi trong xu hướng già hóa dân số tại Việt Nam [1]. Một nghiên khác của Phạm Tỷ Phú (2015) khi tiến hành nghiên cứu thiết kế hệ thống giám sát sự sợ ngã của người cao tuổi [2]. Tác giả cho rằng tâm lý sợ ngã ảnh hưởng rất lớn đến sự di chuyển của NCT, đặc biệt là ở những người đã từng ngã trước đó. Việc thiết lập hệ thống giám sát này mang lại giá trị rất lớn trong vấn đề dự phòng ngã hiện nay. Nghiên cứu được công bố gần đây của Trần Thị Thảo và cộng sự (2017) tiến hành trên người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện C Đà Nẵng thấy rằng độ tuổi trên 80 có tỷ lệ ngã đến 45,2% và một số yếu tố liên quan đến ngã như sự suy giảm trong hoạt động hằng ngày, bệnh lý THA, ĐTĐ, trầm cảm, một số hành vi như lên xuống bậc thang, với lấy vật cao trên đầu hoặc dưới sàn, đi bộ lên xuống dốc [3].

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác dự phòng té ngã cho người cao tuổi điều trị tại khoa phục hồi chức năng bệnh viện e năm 2021 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)