Xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lấy và trả kết quả xét nghiệm ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện bạch mai (Trang 36 - 42)

* Về qui trình khám chữa bệnh

Tăng ca, tăng giờ làm việc cảu Khoa khám bệnh, tổ chức thêm các bộ phận khám bệnh ngoài giờ. Trả kết quả xét nghiệm nhiều lần trong ngày

Giao ban vào buổi trưa.

Khám theo giờ hẹn, ngày hẹn theo lịch; đăng ký khám online tránh ùn tắc, quá tải; áp dụng thẻ ứng trước 1 lần tiến tới chuyển dùng thẻ KCB.

Cải tiến dây truyền khám bệnh theo nguyên tắc 1 cửa, bảng điện tử lấy số khám tự động.

Với những NB khám theo chương trình quản lý các bệnh mãn tính khám hàng tháng, nên sắp xếp cho in chỉ định từ đợt khám trước, hoặc xây dựng chương trình XN tái khám nhắc ĐD khi tiếp nhận có thể in được chỉ định để NB đến làm XN sớm trước, sau khi có kết quả sẽ vào gặp bác sỹ tái khám lại.

Trước khi khám và in chỉ định xét nghiệm, bác sỹ nên đối chiếu đúng bệnh nhân tránh in nhầm tên của NB khác, NB đi lại nhiều lần để sửa.

Tăng cường phối hợp với các khoa, tổ công tác xã hội hướng dẫn NB sau khi nhận phiếu chỉ định xét nghiệm đến phòng lấy BP trước khi thực hiện các thăm dò chức năng khác.

Đội ngũ hướng dẫn giúp người bệnh đứng xếp hàng đùng khoảng cách để đảm bảo công tác phòng chống dịch và hạn chế thời gian đứng chờ của NB.

Trước khi lấy BP cho NB, nhân viên cần kiểm tra một lần nữa thông tin của người bệnh.

Cập nhật kết nối số thứ tự làm CLS trên phiếu ngay khi in chỉ định để bỏ qua các bước xếp hàng mà hiện NB đang phải chạy hết các phòng CLS để lấy số.

Có hệ thống loa gọi và bảng hiện số điện tử để NB vào lấy xét nghiệm theo thứ tự

Chuyển bớt thời gian chờ của NB thành thời gian có giá trị: Hướng dẫn NB đi làm các XN CLS khác khi chưa đến số làm XN. Xây dựng khu vực chờ đợi hữu ích (màn hình thông tin giáo dục sức khoẻ, cây xanh, sách báo sức khoẻ, ti vi giải trí, nước uống…) để NB trong thời gian chờ đợi được giải trí, tâm lý cảm thấy không bị mệt mỏi, bức xúc.

Có thông tin thông báo khoảng thời gian chờ đợi đến lượt để NB chủ động làm các CLS khác hoặc chủ động ngồi chờ đến lượt.

Xây dựng bảng quy định thời gian hẹ trả kết quả XN: xét nghiệm huyết học 45 phút sau khi lấy BP, xét nghiệm sinh hóa 60 – 90 phút sau khi lấy BP, xét nghiệm vi sinh 90 – 120 phút sau lấy BP, xét nghiệm nước tiểu 30 phút sau lấy BP. Nếu NB có chỉ định xét nghiệm từ 2 nhóm trở lên thì thời gian hẹn trả dài hơn.

Bảng hình ảnh hoặc video chiếu màn hình hướng dẫn cách chuẩn bị trước khi lấy mẫu BP để NB chuẩn bị tâm lý cũng như hiểu biết về cách thức làm XN trước khi vào lấy mẫu BP tránh mất thời gian.

Kết quả hoàn thành vào thời điểm nào thì trả thời điểm đó, thay vì quy định thời gian bắt đầu trả kết quả là 9h như trước đây.

Máy thực hiện nhập chỉ định in dán mã code cần cài đặt bổ sung phần mềm kiểm tra chỉ định, tránh tình trạng NB chưa đóng tiền XN (đối tượng NB dịch vụ) phải quay ngược lại qui trình rất mất thời gian.

Mã code nên thống nhất giữa các phòng XN sinh hóa, huyết học, Vi sinh, Giải phẫu bệnh …cùng chung 1 mã/ mỗi người bệnh để dễ thống nhất, quản lý và kiểm tra.

Cần có hệ thống chuyển BP tự động tới từng phòng XN, đảm bảo chất lượng BP, số lượng, thông tin BP được cập nhật bàn giao trên hệ thống phần mềm phục vụ tra soát, quản lý.

Cần xây dựng phần mềm trả kết online từ phòng làm xét nghiệm đến các phòng khám, cùng áp dụng chữ ký điện tử nhằm giảm thời gian chờ đợi, giảm nhân lực, công sức nhân viên nhận kết quả từ các phòng, phân loại chia trả về các phòng khám và tránh thất lạc nhầm lẫn kết quả.

* Chuyên môn kỹ thuật

Cần áp dụng sớm kỹ thuật lấy máu bằng kim hút chân không với nhiều tính năng ưu việt đảm bảo an toàn cho NB và NVYT

* Các đề xuất khác

Bổ sung nhân lực phù hợp đáp ứng nhu cầu của đơn vị với bước đầu hỗ trợ nhân lực từ các đơn vị khác trong khoa mở các bàn lấy mẫu BP, đặc biệt vào thời gian cao điểm. Nhận nhân lực hợp đồng lao động phổ thông bán thời gian vào các vị trí vận chuyển BP, nhận kết quả và tăng cường các vị trí hướng dẫn NB trong quá trình thực hiện lấy BP sao cho chu trình được thông suốt, tránh lộn xộn, ùn tắc, mất trật tự....

Thực hiện công tác đào tạo liên tục hàng năm đối với NVYT tại BV và bổ sung, cập nhật những kiến thức mới liên quan tới công tác xét nghiệm đồng thời tập huấn “Cập nhật quy trình lấy mẫu XN” cho toàn bộ ĐD trong BV, đặc biệt là nhóm ĐD mới và học viên nhằm giảm tỷ lệ sai sót mẫu.

Trong thời điểm dịch vẫn đang bùng phát mở các lớp học online.

Thường xuyên đào tạo về công tác chống nhiễm khuẩn, tiêm an toàn và xử lý rác thải phòng ngừa tai biến trong kỹ thuật lấy máu XN.

Triển khai thực hiện 5S, chứng chỉ ISO, ứng dụng LEAN quản trị tinh gọn nhằm cải tiến các qui trình, xây dựng bàn làm việc, khu vực làm việc một cách khoa học, sạch sẽ, tiện ích và an toàn.

Để phòng tránh được những tai biến có thể xảy ra trong khi lấy mẫu BP, NB được trang bị những kiến thức kịp thời. Đặc biệt, người bệnh lấy mẫu BP phải được hướng dẫn và chăm sóc tốt góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tâm lý cho NB. Vì vậy, truyền thông giáo dục sức khỏe cung cấp kiến thức cho NB về cách phòng tránh những tai biến có thể xảy ra trong khi lấy máu là cách tốt nhất để tránh được những

biến chứng cho NB và nâng cao hiệu quảchăm sóc cũng như nâng cao sự hài lòng của NB.

KẾT LUẬN

Các BV tùy theo điều kiện thực tế của từng đơn vị để lựa chọn các giải pháp phù hợp, cải tiến quy KCB nhằm nâng cao chất lượng và sự hài lòng của NB.

Đối với bệnh viện:

- Hỗ trợ tối đa về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, công nghệ thông tin… nhằm tạo điều kiện cho đơn vị nâng cao chất lượng KCB.

- Làm cầu nối phối hợp giữa các đơn vị liên quan BHYT, TCKT, các đơn vị LS và CLS để đảm bảo qui trình KCB được liên hoàn, thông suốt

- Xây dựng qui chế thưởng phạt rõ ràng, tránh các XN không cần thiết, gây tốn kém cho NB, quá tải cho các khoa CLS.

Đối với Khoa:

- Cải tiến, chuẩn hoá quy trình trả kết quả XN, có quy định thời gian trả kết quả XN đối với XN thường và cấp cứu.

- Cần có phương án về nhân lực bổ sung hoặc luân chuyển giữa các bộ phận một cách linh hoạt.

- Thường xuyên đào tạo chuyên môn, cập nhật kiến thức cho cán bộ nhân viên trong khoa

Đối với Điều dưỡng:

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn trau dồi kiến thức kỹ năng về chuyên môn.

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp, tinh thần thái độ phục vụ NB ngày càng tốt hơn. - Thực hiện tốt các qui định về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và tiêm an toàn.

- Hướng dẫn, chăm sóc, tận tâm, thân thiện của ĐD ngày càng được nâng cao hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần vào việc phát triển ngành y tế tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

*Tiếng Việt

1. Bộ Y Tế (2013) Quyết định số 1313/QĐ - BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế và việc ban hành hướng dẫn quy trình hướng dẫn quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của bệnh viện.

2.Phòng Quản lý chất lượng (2019), Khảo sát sự hài lòng của người bệnh ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh 6 tháng đầu năm 2019, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

3. Phòng Quản lý chất lượng (2019), Khảo sát sự hài lòng của người bệnh ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh 6 tháng cuối năm 2019, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

4. Phòng Quản lý chất lượng (2020), Khảo sát sự hài lòng của người bệnh ngoại trú tại Khoa Khám Bệnh 6 tháng đầu năm 2020, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.

5. Ngô Thị Ngoãn, Nguyễn Kim Loan, Nguyễn Minh Hằng, Phạm Thu Hà, Đào Thị Vui, Lê Thị Mão (2002) “Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh tại các khoa khám bệnh của 5 bệnh viện khu vực Hà Nội và các tỉnh”.Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng - Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ nhất. Tr 20-22.

6. Bộ Y Tế (2018) Thông tư 49/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh.

7. Bộ Y Tế (2013) Thông tư số 01/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

8. Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2009) Luật khám chữa bệnh số 40/2009/QH12

9. Bệnh Viện Bạch Mai (2018) Quy trình khám bệnh ngoại trú, Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

10. Đức Thắng (2014), “Cải tiến qui trình, thủ tục khám chữa bệnh”, Trang TP Hồ Chí Minh/ Dân biết Dân bàn.

11.Lê Thanh Chiến, Huỳnh Thị Thanh Trang, Đỗ Công Tâm (2011) Khảo sát quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương, TP Hồ Chí Minh.

12.Nguyễn Thị Ngọc Hân, Nguyễn Thị Hoàng Vân, Bùi Hữu Minh Trí

(2012), Thời gian chờ đợi khám bệnh và sự hài lòng của bệnh nhân tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Tim mạch An Giang.

13.Đề án cải tiến (2016), Qui trình tiếp nhậ.n nhập viện phẫu thuật chương trình và làm xét nghiệm sớm tại bệnh viện mắt tỉnh Bà Rịa, TP Vũng Tàu 14.Ngô Hữu Phương (2014), Cải tiến thời gian chờ xét nghiệm của người bệnh

tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, QLCL và ATNB.

15.Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Hoài Anh, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Trí Dũng, Trần Thị Thoa(2019), Giảm thời gian chờ người bệnh ngoại trú có chỉ định xét nghiệm tại Khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn.

16.Phòng Điều dưỡng - BVBM(2020), Báo cáo giao ban tổng kết 6 tháng đầu năm 2020 công tác Điều dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai.

*Tiếng Anh

17. Ernst D.J, Martel A.M, Arbique J.C, et al (2017) Collection of Diagnostic venous blood specimens, Clinical and laboratory standards institute., Wayne Pennsylvania USA.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác lấy và trả kết quả xét nghiệm ngoại trú tại khoa khám bệnh, bệnh viện bạch mai (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)