- Các bộ câu hỏi sau khi đã phỏng vấn xong sẽ được kiểm tra tính phù hợp, sự hoàn tất của bộ câu hỏi, những phiếu không đầy đủ những chi tiết hoặc không phù hợp sẽ được phỏng vấn lại hoặc loại bỏ những câu hỏi không đúng đối tượng chọn mẫu.
- Dữ liệu được mã hóa và nhập vào máy tính sử dụng phần mềm EPIDATA 3.1. Số liệu được nhập 2 lần để tránh sai số trong quá trình nhập số liệu, các biến số được kiểm tra các giá trị tối đa, tối thiểu và các số liệu trống để kiểm tra lại từ bộ phiếu điều tra gốc.
- Phân tích số liệu được thực hiện trên phần mềm STATA 10 2.5. Sai số và cách khắc phục
Sai số nhớ lại: Khắc phục bằng cách gợi lại một số mốc liên quan đến quá trình chăm sóc trẻ.
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ
3.1. Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ đẻ thường tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2021. cấp cứu, Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2021.
3.1.1. Đặc điểm của bà mẹ
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của bà mẹ
Đặc SL Tỷ lệ % Tuổi 18 – 20 6 6,0 21 – 25 49 49,0 26 – 30 30 30,0 31 – 41 15 15,0 Trung bình 24,5±5,4 Dân tộc Khác 96 96,0 Kinh 4 4,0 Trình độ văn hóa mẹ Cấp 1 0 0,0 Cấp 2 10 10,0 Cấp 3 31 31,0
Sơ cấp/ trung cấp/ cao đẳng/ đại học 59 59,0 Nghề nghiệp Nông dân 5 5,0 Công nhân 16 16,0 CBCNVC 56 56,0 Nội trợ 21 21,0 Khác 2 2,0
Số con trong gia đình
1 31 31,0
>=2 69 69,0
Độ tuổi cả bà mẹ tham gia nghiên cứu chủ yếu nằm trong nhóm 21-25 tuổi (59,0%) sau đó là nhóm tuổi từ 26-30 tuổi (30,0%). Nhóm tuổi dưới 20 chỉ chiếm 6,0%.
Bảng 3.2. Địa điểm sản phụ tham gia tư vấn
Địa điểm Số lượng Tỷ lệ
Tại BVPSTW 90 90,0
Khác 10 10,0
Tổng 100
90,0% sản phụ tham gia tư vấn tại BVPSTW chỉ có 10,0% là nghe tư vấn trực tuyến. Bảng 3.3. Thời điểm sản phụ tham gia tư vấn
Thời điểm Số lượng Tỷ lệ
Trước sinh 85 85,0
Sau sinh 15 15,0
Tổng 100
85,0% sản phụ được tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ tại các lớp tiền sản được tổ chức tại BVPSTW. 15,0% sản phụ nghe tư vấn sau khi sinh.
Bảng 3.4. Thời điểm phỏng vấn sản phụ sau sinh
Thời điểm Số lượng Tỷ lệ
1 ngày 80 80,0
2 ngày 20 20,0
Tổng số 100
Trong số 100 sản phụ được tư vấn tại giường bệnh về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ thì có 80,0% được tư vấn ngay trong ngày đầu tiên sau khi sinh con. Chỉ có 20,0% là chuyển sang ngày thứ 2 mới được nghe tư vấn.
Bảng 3.5: Kiến thức của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ
Kiến thức của bà mẹ Số lượng Tỷ lệ Kiến thức về sữa non
Có 78 78,0
Không 22 22,0
Kiến thức về cho trẻ bú lần đầu
Càng sớm càng tốt 75 75,0
Trên 30 phút 10 10,0
Không biết 15 15,0
Chỉ bú sữa mẹ 56 56,0
Bú mẹ và uống nước tráng miệng 2 2,0
Bú mẹ và ăn thêm sữa ngoài 20 20,0
Bú mẹ và dùng nước hoa quả 3 3,0
Trên 6 tháng 10 10,0
Dưới 6 tháng 9 9,0
Kiến thức về nứt hay đau núm vú
Thay đổi tư thế 12 12,0
Cho trẻ bú bên không đau 20 20,0
Sử dụng dụng cụ 5 5,0
Đảm bảo trẻ bú đúng tư thế 31 31,0
Xoa vú 10 10,0
Ngừng cho trẻ bú 10 10,0
Tiếp tục cho trẻ bú 12 12,0
Sản phụ có kiến thức tốt về sữa non và thời điểm cho trẻ bú lần đầu tiên (trên 75%). Kiến thức về bú mẹ hoàn toàn và thời gian bú mẹ hoàn toàn vẫn còn hạn chế. Kiến thức về các dấu hiệu bất thường ở vú khi cho con bú cũng cần được cải thiện.
Bảng 3.6. Kiến thức về thời gian nên cho trẻ bú
Số lượng Tỷ lệ
Theo nhu cầu 27 27,0
Lúc khóc đòi ăn 70 70,0
Không biết 3 3,0
Kiến thức về thời gian cho trẻ bú, 70,0% cho rằng lúc khóc là lúc trẻ đòi ăn, 30,0% cho rằng nên cho trẻ ăn theo nhu cầu, chỉ có 3,0% không biết về lúc nào nên cho trẻ ăn.
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp kiến thức của bà mẹ sau đẻ
Số lượng Tỷ lệ %
Kiến thức đạt 96 96,0
Kiến thức không đạt 4 4,0
Kiến thức của bà mẹ sau đẻ đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 96,0%. Chỉ có 4,0% là không đạt yêu cầu. Cả 4 trường hợp này đều là trường hợp mẹ còn ít tuổi (dưới 20 tuổi).
3.2. Kết quả quan sát thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.8: Kết quả thực hành trong thời gian cho trẻ bú
Thời gian bắt đầu cho trẻ bú mẹ Số lượng Tỷ lệ %
Trong vòng 30 phút 75 75,0
Sau 30 phút 16 16,0
Trên 6 tiếng 9 9,0
Thức ăn đầu tiên của trẻ là sữa mẹ
Có 65 65,0
Không 35 35,0
Theo chị, loại thức ăn trẻ được ăn trong 6 tháng đầu
Sữa mẹ 90 90,0
Khác (mật ong, cam thảo, chanh,…) 10 10,0
Lý do cho trẻ ăn thức ăn này
Do cán bộ y tế khuyên 43 43,0
Trẻ không muốn bú 14 14,0
Trẻ quấy, không đủ sữa 5 5,0
Lời khuyên của bạn bè, gia đình 12 12,0
Núm vú/ vú có vấn đề 15 15,0
Trẻ bị bệnh 5 5,0
Mẹ bị bệnh 6 6,0
Dụng cụ được dùng cho trẻ ăn
Ly, cốc 10 10,0
Bình, chai 77 77,0
Thìa 8 8,0
Khác 5 5,0
Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ của NVYT
Có 89 89,0
Không 11 11,0
Trẻ có tiếp tục bú mẹ
Có 80 80,0
Khó khăn khi bà mẹ cho con bú Không đủ sữa 39 39,0 Nứt, đau núm vú 23 23,0 Cương tức 14 14,0 Mẹ bị bệnh 20 20,0 Khác 4 4,0
Lý do bà mẹ không cho con bú
Bà mẹ ốm yếu 21 21,0 Trẻ bị bệnh 15 15,0 Vú, núm vú có vấn đề 19 19,0 Không đủ sữa 25 25,0 Trẻ không thích bú 19 19,0 Cán bộ y tế khuyên 1 1,0
Đủ sữa cho con bú
Có 54 54,0
Không 44 44,0
Không biết 2 2,0
Về kết quả thực hành nuôi con bằng sữa mẹ, đa số bà mẹ cho trẻ bú sớm nhất có thể sau khi sinh (75,0%). Sau đẻ, chỉ có 65,0% bà mẹ có sữa ngay cho trẻ bú, còn lại 35,0% sữa chưa về nên phải cho trẻ dùng sữa công thức. 10,0% trẻ được ăn các loại khác như mật ong, chanh, cam thảo… Lý do cho trẻ ăn sữa mẹ ngay sau khi là do cán bộ y tế tư vấn (43,0%). Đa số bà mẹ cho rằng bình và chai có thể sử dụng để chứa sữa mẹ cho trẻ bú (77,0%). 89,0% cán bộ y tế tư vấn về cách cho trẻ bú tại giường.
Bảng 3.9: Thực hành cho trẻ bú của bà mẹ
Quan sát bữa bú Đúng Sai
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Người trẻ sát vào người mẹ 90 90,0 10 10,0
Tư thế đúng
Đầu và thân trẻ nằm trên một
đường thẳng 89 89,0 11 11,0
Đỡ toàn thân trẻ 91 91,0 9 9,0 Ngậm bắt vú đúng Cằm 85 85,0 15 15,0 Miệng 95 95,0 5 5,0 Môi 97 97,0 3 3,0 Quầng 98 98,0 2 2,0
Khi quan sát bà mẹ cho trẻ bú, 90,0% đặt trẻ sát vào mình chỉ có 10,0% đặt sai tư thế. Tư thế bú mẹ đúng được thực hiện rất tốt (trên 90,0%). Đa số trẻ ngậm bắt vú đúng theo phản xạ.
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp kết quả thực hành cho bú của bà mẹ Kết quả thực hành cho bú của bà mẹ Số lượng Tỷ lệ %
Thực hành đạt 91 91,0
Thực hành không đạt 9 9,0
Tỷ lệ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 91,0%. Chỉ có 9,0% là không đạt yêu cầu.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi
Nhóm tuổi từ 21 đến 25 chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu với 49,0% và nhóm từ 26-30 tuổi chiếm tỷ lệ 30,0%. Dễ dàng nhận thấy đây là nhóm tuổi trong lứa tuổi sinh sản nên chiếm tỷ lệ cao. Kết quả của chúng tôi phù hợp với tá giả Tôn Thị Anh Tú và cộng sự nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 với 76,0% đối tượng nghiên cứu nằm trong độ tuổi sinh sản [13]. Trong nghiên cứu của tác giả Phan Thị Tâm Khuê, độ tuổi này còn chiếm tới trên 80% đối tượng nghiên cứu [12].
Trình độ văn hoá
Trình độ văn hóa quyết định đến hiểu biết của người phụ nữ khi mang thai và cách chăm sóc con cái của họ. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sản phụ có trinh độ cao đẳng, đại học và sau đại học chiếm tỷ lệ lớn với 59,0%. Không có bà mẹ nào có trình độ cấp 1. Điều đó có nghĩa rằng mức độ văn hóa trung bình trong nghiên cứu này tương đối cao. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác tại Việt Nam [12], [13].
Nghề nghiệp
Trong nghiên cứu này, sản phụ chủ yếu là làm cán bộ công nhân viên chức nhà nước (59,0%). Nồng dân chỉ chiếm 5% và công nhân chiếm tỷ lệ 16%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết rất nhiều. Tác giả này ghi nhận rằng nghề nghiệp của người mẹ là nông dân và công nhân chiếm tỷ lệ cao (63,3%), tri thức chỉ chiếm 36,7% (Bảng 3.1). Sở dĩ có sự khác biệt này là do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trong thời gian dài hơn và số lượng sản phụ tham gia vào nghiên cứu đông hơn nên có tính khái quát hơn.
Tỷ lệ khám thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là người có cư trú tại Hà Nội nên thuận tiện cho việc thăm khám tại BVPSTW (71,0%) (Bảng 3.2). Trong số này,
70 sản phụ tham gia khám thai tại bệnh viện chỉ có 1 sản phụ là khám thai tại phòng khám tư không khám thai tại viện lần nào. 29 sản phụ không ở Hà Nội nhưng đều khám thai tại bệnh viện.
Địa điểm cho sản phụ tham gia nghe tư vấn
90% sản phụ được tư vấn tại bệnh viện Phụ sản Trung ương về nuôi con bằng sữa mẹ chỉ có 10% không được tư vấn tại Bệnh viện do ra viện quá sớm không kịp nghe tư vấn nhưng số sản phụ này đều đăng ký tham gia tư vấn trực tuyến (bảng 3.3). Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 100% bà mẹ đến khám thai và sinh tại đây đều được tham gia miễn phí vào các khóa giáo dục sức khỏe về chăm sóc thai nghén, chăm sóc bản thân và chăm sóc trẻ sơ sinh. Địa điểm thực hiện tư vấn là hội trường vừa đủ diện tích thoải mái cho 20 sản phụ. Giảng viên là các bác sĩ sản, bác sĩ sơ sinh và điều dưỡng có kinh nghiệm trong việc chăm sóc mẹ và trẻ. Bài giảng trực quan bao gồm các tài liệu truyền thông dạng phim ngắn hoặc tờ rơi, sổ tay phát trực tiếp cho bà mẹ sau buổi học. Hình thức đào tạo này đã được chuyển giao cho các bệnh viện tuyến dưới nhằm giáo dục và tuyên truyền kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ ngay trước khi sinh để đảm bảo thực hành tốt chăm sóc trẻ sơ sinh.
4.2. Bàn luận về kiến thức của sản phụ về nuôi con bằng sữa mẹ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bà mẹ sinh con rạ tương đối lớn nên kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ cũng được nắm bắt đầy đủ. Khi được hỏi về lợi ích của sữa non thì 78% bà mẹ hiểu về lợi ích của sữa non khi cho trẻ bú sớm. Tuy nhiên, còn 22% không nắm bắt được đầy đủ những sản phụ này đa số là chưa sinh con lần nào (Bảng 3.6).
Tại BVPSTW, sau khi xử trí tích cực giai đoạn 3, trẻ sẽ được đặt lên ngực mẹ để da kề da. Da kề da có rất nhiều lợi ích với trẻ có thể kể ra như sau: (1) trẻ được sưởi ấm, ổn định thân nhiệt, nhịp tim, nhịp thở và đường máu, (2) trẻ ít quấy khóc hơn, (3) kích thích tiêu hóa và hệ thần kinh của trẻ, (4) trẻ được bú sớm, sữa về nhiều hơn, (5) tăng cường mối liên kết giữa trẻ và mẹ. Thực tế cho thấy, đặt trẻ vào tư thế da kề da ngay trên ngực mẹ sau khoảng 30-45 phút
đã thấy các dấu hiệu tích cực ở trẻ trong phản xạ bú như ra nhiều nước bọt, phản xạ bú thậm chí có những trẻ tự tìm đến vú mẹ để bú mà không cần sự trợ giúp. Việc cho trẻ bú sớm ngay những giây phút đầu tiên sau sinh còn mang lại những lợi ích lớn hơn cho mẹ như mau về sữa, giảm đau, tình cảm mẹ con được thắt chặt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh lợi ích của việc cho trẻ bú sớm với sự phát triển của trẻ [14]. Tại các bệnh phòng ở khoa Hồi sức cấp cứu, tài liệu truyền thông, các buổi tư vấn đều đề cập đến lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ không những một mà nhiều lần cho đến khi bà mẹ ra viện. Tuyên truyền và giáo dục kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ cho sản phụ được lồng ghép vào các chương trình tiền sản của bệnh viện cũng như tại các khoa, tuy nhiên việc nâng cao kiến thức của bà mẹ cần có thời gian và cần có phương tiện truyền thông hiệu quả hơn nữa. Trong khảo sát của chúng tôi, ý kiến cho rằng chỉ bú sữa mẹ hoàn toàn chỉ chiếm 56% và vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng ngay sau khi sinh, trẻ vẫn cần uống các loại thức uống khác ngoài sữa mẹ như nước muối, nước lọc tráng miệng, nước hoa quả… Thời gian cho trẻ bú mẹ thì vẫn có ý kiến cho rằng không nên bú mẹ quá 6 tháng. Nhiều nghiên cứu cho thấy sau 6 tháng sữa mẹ không đủ dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nên phải cho trẻ ăn dặm.
Việc nhận biết các dấu hiệu bất thường của núm vú cũng được sản phụ nắm tương đối chắc chắn. Trong chương trình tư vấn tiền sản, các nội dung liên quan đến chăm sóc núm vú và các dấu hiệu bất thường xuất hiện trong thời gian cho con bú. Tỷ lệ nứt núm vú khoảng 5% ở những bà mẹ đang cho con bú. Đây là tỷ lệ không cao tuy nhiên nó gây phiền toái cho bà mẹ và cản trở công tác cho con bú. Nếu không điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng cho người mẹ phải điều trị lâu dài và trẻ sẽ không tiếp tục được bú mẹ.
Theo bảng 3.7, thời điểm cho trẻ bú mẹ khi trẻ khóc đòi ăn chiếm tỷ lệ cao nhất với 70%. Vẫn còn 3% sản phụ không biết nên cho trẻ ăn vào lúc nào. Cả 3 sản phụ này đều còn rất trẻ đẻ con so lại ở nông thôn nên kiến thức về bú mẹ còn rất hạn chế. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Tuyết còn cho
thấy tỷ lệ không nắm được thời điểm cho con bú còn chiếm đến 57% tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội [14]. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi rất nhiều. Để giải thích cho sự khác biệt lớn này có những lý do sau: (1) cỡ mẫu trong nghiên cứu này chỉ có 30 nên không đại diện được cho quần thể, (2) sản phụ làm công nhân-nông dân trong nghiên cứu của tác giả này chiếm tỷ lệ rất cao lên đến 63,3%, (3) sản phụ sinh con lần đầu chiếm đến 46,7%.
Kiến thức của sản phụ trong nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ đạt yêu cầu chiếm 96,0%. Chỉ có 4% sản phụ không đạt yêu cầu. Sau khi kết thúc khảo sát, chúng tôi đã tổ chức buổi truyền thông giáo dục tập trung vào những nội dung không đạt yêu cầu cho tất cả các sản phụ tham gia nghiên cứu để đảm bảo mọi người có kiến thức đúng.
4.3. Bàn luận về thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Chúng tôi sử dụng bảng kiểm để đánh giá thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của 100 sản phụ tham gia nghiên cứu. Thời gian bắt đầu cho trẻ bú thường nằm trong khoảng 30 phút đầu tiên sau khi trẻ ra khỏi bụng mẹ (75,0%), 16,0% cho bú sau 30 phút, 9,0% cho bú sau 6 giờ. Những trường hợp trì hoãn cho trẻ