Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá các phí tổn kinh tế do bệnh lupus ban đỏ hệ thống đối với người bệnh điều trị tại phòng quản lý bệnh lupus bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 40 - 42)

3.1.1. Phân bổ tuổi và giới

Rất nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã khẳng định LBĐHT là bệnh tự miễn dịch xảy ra chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ [1],[15]. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do vai trò quan trọng của các nội tiết tố nữ trong cơ chế bệnh sinh. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, người ta còn phát hiện được một số gen di truyền liên kết giới tính trên NST giới tính X được cho là có vai trò quan trọng gây LBĐHT ở nữ giới. Theo một kết quả nghiên cứu về dịch tễ học của LBĐHT trên phạm vi nàn cầu do Danchenko N và cộng sự công bố năm 2006, nếu tính riêng trong đó thì tỷ lệ bệnh nhân nữ thường cao hơn gấp 9-12 lần so với các bệnh nhân nam [13]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân nữ giới chiếm tới 91,06%, tức là cao 10,2 lần so với các bệnh nhân nam, 82,11% bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 16-45, tức là độ tuổi sinh đẻ. Những kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả trước đó như nghiên cứu của Phạm Công Chính (2012) có tỷ lệ nữ giới chiếm 91,42% và có tới 82,86% bệnh nhân nằm trong nhóm tuổi 15-45 [2]. Tương tự, trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Toàn (2011), tỷ lệ bệnh nhân nữ cũng lên tới 91,9% và phần lớn bệnh nhân nằm trong nhóm tuổi 15-45 (chiếm 87,2%) [6].

3.1.2. Về tuổi khởi phát bệnh và thời gian mắc bệnh

LBĐHT có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh thường khởi phát ở nữ giới trong nhóm tuổi từ 15 – 45, giai đoạn có sự hoạt động mạnh nhất của các nội tiết tố sinh dục nữ, yếu tố được cho là có một vai trò quan trọng trong sự hình thành và tiến triển của bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo kết quả được trình bày trong biểu đồ 3.7 cho thấy, có tới 80,49% bệnh nhân khởi phát bệnh trong giai đoạn 15-45 tuổi, tuổi trung bình là 30,41 +/- 11,67. Các kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả trong và ngoài nước về độ tuổi có nhiều nguy cơ xuất hiện LBĐHT. Theo một nghiên cứu do Ohta A và cộng sự tiến hành năm 2013 tại Nhật bản trên

gần 19.000 bệnh nhân LBĐHT, các tác giả cũng nhận thấy phần lớn bệnh nhân LBĐHT xuất hiện bệnh trong độ tuổi 20-39, với tuổi khởi phát bệnh trung bình là 33,7 [25].

Về thời gian mắc bệnh, trước đây LBĐHT được cho là một bệnh nguy hiểm, thời gian sống thường ít khi kéo dài quá 5 năm [1]. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, với những tiến bộ đáng kể trong việc điều trị bệnh, tiên lượng của các bệnh nhân LBĐH đã được cải thiện rõ rệt, với thời gian sống có thể kéo dài hàng chục năm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mắc bệnh trung bình của các bệnh nhân là khá cao (5,54 +/- 4,4 năm) và có tới 18,7% số bệnh nhân có thời gian sống ít nhất 10 năm kể từ khi mắc bệnh.

3.1.3. Về khu vực sinh sống nghề nghiệp và trình độ học vấn

Khu vực sinh sống, nghề nghiệp và trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng không - Phả năng kiểm soát, điều trị và theo dõi kênh LBĐHT, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân sống ở khu nông thôn khá cao, chiếm tới 75,61%. Điều này có thể giải thích là do có tới 43,029 nhân là nông dân. Ngoài ra, LBĐHT cũng là một bệnh khó điều trị và kiểm soát, nhiều bệnh nhân ở những vùng nông thôn có trình độ y tế chưa phát tiển đã được chuyên tuyến lên bệnh viện Bạch Mai. Tương tự như kết quả của chúng tôi, nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước như Phạm Công Chính (2012), Nguyễn Văn Toàn (2011) cũng đều góp một tỷ lệ khá cao (45-60%) các bệnh nhân LBĐHT là nông dân [2],[6]. Cho đến nay, các nghiên cứu dịch tễ học không tìm thấy mối liên hệ nào giữa yếu tố nghề nghiệp với sự phát sinh của bệnh LBĐHT, nhưng khẳng định có sự liên quan giữa điều kiện kinh tế xã hội và độ lưu hành của LBĐHT. Theo Feldman (2013), trong số 34.339 bệnh nhân LBĐHT được khảo sát tại Mỹ, độ lưu hành của bệnh cao nhất là tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội thấp nhất [14]. Đây có thể là lý do phần nào giải thích cho sự chiếm ưu thế của các bệnh nhân LBĐHT sinh sống tại các vùng nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu của chúng tôi.

Về trình độ học vấn, phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có trình độ tốt nghiệp THPT và THCS (66,78%), chỉ có 24,39% bệnh nhân có trình độ đại học và cao đẳng (biểu đồ 3.4). Những kết quả này là phù hợp vì phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu là người làm ruộng và sinh sống ở nông thôn, ít có điều kiện học tập.

Một phần của tài liệu Đánh giá các phí tổn kinh tế do bệnh lupus ban đỏ hệ thống đối với người bệnh điều trị tại phòng quản lý bệnh lupus bệnh viện bạch mai năm 2021 (Trang 40 - 42)