Các ưu nhược điểm

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương tại khoa cơ xương khớp bệnh viện e năm 2021 (Trang 43 - 59)

3.4.1. Ưu điểm

Qua kết quả nghiên cứu thấy hầu hết người bệnh tuân thủ điều trị thuốc chống hủy xương 72.8%, bổ sung canxi 71.2%.

Điểm chất lượng cuộc sống ở mức tốt chiếm 28%.

Nguyên nhân của ưu điểm:

- Công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người chăm sóc: ít nhất 1 buổi/ tuần tổ chức công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà người bệnh.

- Tập huấn cho đội ngũ y bác sĩ về công tác giáo dục sức khỏe, giao tiếp với người bệnh. Từ đó hàng ngày cùng với công việc chuyên môn, với lòng nhiệt huyết tận tâm với nghề các bác sĩ, điều dưỡng dành nhiều thời gian lắng nghe, chia sẻ tư vấn về bệnh, cách phòng tránh cho người bệnh và người chăm sóc.

- Người bệnh, người nhà người bệnh cùng tìm hiểu thông tin về bệnh, từ đó có kiến thức và thực hành tốt giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Hạn chế

- Một số người bệnh không tuân thủ điều trị thuốc theo phác đồ của bác sĩ, có thể liên quan đến văn hóa, thói quen.

- Triệu chứng đau làm giảm chất lượng cuộc sống và những hạn chế trong các hoạt động hằng ngày di chuyển, leo cầu thang, vệ sinh cá nhân có ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân của hạn chế:

- Người bệnh không có thời gian, không đủ điều kiện kinh tế để duy trì thuốc uống kéo dài.

- Một số người bệnh có trình độ dân trí chưa cao, chưa có thói quen tuân thủ y lệnh để bảo vệ sức khỏe.

- Nguồn lực nhân viên y tế hạn chế, khối lượng công việc quá tải, thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe, giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế.

- Một số người bệnh hạn chế trong sinh hoạt không có người chăm sóc tại cộng đồng.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng chất lượng cuộc sống và một số yếu tố liên quan ở người bệnh loãng xương điều trị tại khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E năm 2021

Chất lượng cuộc sống của người bệnh loãng xương trong nghiên cứu của chúng tôi đánh giá theo thang điểm Qualeffo 41 của hội Loãng xương Châu Âu là không cao, phần lớn ở mức độ trung bình (50,62  19,98). Điểm CLCS ở nhóm bệnh nhân loãng xương có gãy xương và không có loãng xương không có sự khác biệt do chưa thống kê được nhiều các bệnh nhân gãy xương và ở giai đoạn cấp tính. Nhóm tuổi càng cao, chất lượng cuộc sống càng kém.

Phần lớn người bệnh có đánh giá thấp về sức khỏe nói chung (72,25±16,22) và chức năng xã hội (56,62±19,44). Triệu chứng đau ở các mức độ từ mức độ hàng ngày (26,4%) tới mức độ 2-3 ngày/tuần (33,6%) gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ của người bệnh, làm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người bệnh loãng xương với các bệnh lí kèm theo gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, thay đổi tư thế. Tất cả đều ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hàng ngày của người bệnh, từ đó giảm chất lượng cuộc sống.

2. Đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh loãng xương tại bệnh viện E.

- Phối hợp nhiều chuyên khoa, nhiều đối tượng cùng chăm sóc cho người bệnh loãng xương.

- Nhấn mạnh việc quan tâm, khảo sát chất lượng cuộc sống của người bệnh trong kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng. Đánh giá những yếu tố liên quan, khó khăn mắc phải của từng trường hợp người bệnh cụ thể để có kế hoạch chăm sóc, hỗ trợ phù hợp. Tiếp tục các nghiên cứu chuyên sâu và các biện pháp can thiệp để cải tiến.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe để nâng cao hiểu biết và sự quan tâm cho người bệnh và cộng đồng về các hậu quả của loãng xương và những ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Dựa trên kết quả nghiên cứu cùng với thực tiễn lâm sàng, một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh loãng xương tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện E:

1. Một số giải pháp làm giảm, ngăn ngừa loãng xương và biến chứng gãy xương, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh loãng xương tại khoa Cơ xương khớp, bệnh viện E:

+ Biện pháp không dùng thuốc:

- Tổ chức các buổi truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh tại khoa Cơ xương khớp hoặc tại các câu lạc bộ sức khỏe, tại các buổi nói chuyện tại cộng đồng, về đặc điểm bệnh lí và các hậu quả nghiêm trọng của bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, các biện pháp phòng ngừa, giảm nguy cơ loãng xương tiến triển nặng và biến chứng gãy xương.

- Trong qui trình chăm sóc, điều trị cho người bệnh tại bệnh phòng, nhấn mạnh các hoạt động giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh. Bổ sung vào check list trong hoạt động chăm sóc người bệnh loãng xương các câu hỏi đánh giá về chất lượng cuộc sống để từ đó có kế hoạch chăm sóc phù hợp.

- Hướng dẫn và phối hợp với chuyên khoa Phục hồi chức năng để sắp xếp cho người bệnh chế độ luyện tập phù hợp với các bài tập, dụng cụ và thói quen hoạt động phù hợp nhằm tăng sức mạnh cơ bắp, tăng khả năng thăng bằng và sức chịu đựng, cải thiện tuần hoàn máu từ đó giảm tốc độ mất canxi của xương; tăng thời gian các hoạt động ngoài trời, tiếp xúc ánh sáng mặt trời buổi sáng nhằm tăng hấp thụ vitamin D.

- Phối hợp với chuyên khoa dinh dưỡng để tư vấn cho người bệnh và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ, cách lựa chọn thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, cá đồng; tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá. Duy trì một cân nặng hợp lý.

- Xây dựng các câu lạc bộ phòng chống loãng xương giúp người bệnh có môi trường trao đổi kiến thức, hỗ trợ khi gặp khó khăn.

+ Biện pháp dùng thuốc: Giáo dục và tư vấn kĩ cho người bệnh để đảm bảo họ tuân thủ tuyệt đối chỉ định hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, nhân viện y tế, đúng cách, đúng chỉ định, đủ liều, đủ thời gian điều trị:

- Các thuốc bổ sung bắt buộc: canxi, vitamin D.

- Các thuốc chống hủy xương ức chế hoạt động của tế bào hủy xương.

2. Một số giải pháp trực tiếp cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh loãng xương:

Qua kết quả nghiên cứu trên người bệnh loãng xương hầu hết họ có cảm giác đau, giảm các chức năng vận động – xã hội, từ đó kết hợp với thực tiễn áp dụng tại khoa, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

- Phối hợp nhiều chuyên khoa, nhiều đối tượng, nhiều biện pháp để đạt hiệu quả tối đa, lâu dài và bền vững nhằm giảm đau, cân bằng các chức năng vận động – xã hội cho người bệnh: như các chuyên khoa Phục hồi chức năng, lão khoa, tâm thần kinh, …

- Nhân viên y tế nói chung và các điều dưỡng cần có các can thiệp giúp người bệnh giảm đau, hỗ trợ người bệnh thực hiện các công việc sinh hoạt hằng ngày khi nằm viện; tư vấn hướng dẫn người chăm sóc người bệnh khi ở cộng đồng.

- Tư vấn và giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh.

- Các nhân viên y tế nói chung, điều dưỡng cần hiểu và đồng cảm với những khó khăn đặc thù của người bệnh loãng xương, để từ đó thực sự quan tâm, lắng nghe, trao đổi các khó khăn gặp phải của từng người bệnh cụ thể, để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp tương ứng với họ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Thanh Bình (2018), "Thực trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh đến khám tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới", Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, 5, pp. 79-81.

2. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, Editor^Editors, Nhà xuất bản Y học.

3. Lưu Ngọc Giang (2019), Nghiên cứu mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì, Luận văn tiến sĩ y học, Đại học Huế - Đại học Y dược.

4. Đào Thị Minh Hiền và cs (2018), "Mật độ xương và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh", Tạp chí khoa học, 47(1A), pp. 35-40.

5. Nguyễn Thanh Hương (2009), Áp dụng có sửa đổi công cụ đo lường chất lượng cuộc sống người cao tuổi và thử nghiệm trên một số nhóm đối tượng người cao tuổi Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp BộHà Nội.

6. Hồ Phạm Thục Lan và cs (2011), "Sinh lý học loãng xương", Thời sự y học, 62. 7. Trần Nguyên Phú, et al (2012), Nghiên cứu dịch tễ học, một số đặc điểm lâm sàng loãng xương tại tỉnh Hà Tĩnh, Sở Y tế Hà Tĩnh.

8. Ngô Văn Quyền, et al (2011), "Đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân loãng xương sau mãn kinh", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), pp. 142-148.

9. Nguyễn Kim Thoa (2011), Bàn về khái niệm chất lượng cuộc sống, accessed 17/11-2011, from http://giadinh.net.vn/dan-so/ban-ve-khai-niem-chat-luong-cuoc-

song-2011111703242523.htm.

10. Jane A.Cauley (2013), "Public Health Impact of Osteoporosis", The Journals of Gerontology, 68(10), pp. 1243-1251.

11. Marcia A.Testa, et al (1996), "Assessment of Quality-of-Life Outcomes", The new England Journal of medicine, 334, pp. 835-840.

12. Khaled A. Alswat (2017), "Gender Disparities in Osteoporosis", Journal of Clinical Medicine Research, 9(5), pp. 382-387.

13. Basmah K. Alwahhabi (2015), "Osteoporosis in Saudi Arabia: Are we doing enough?", Saudi medical Journal, 36(10), pp. 1149-1150.

14. E.Hernlund, et al (2013), "Osteoporosis in the European Union: medical management, epidemiology and economic burden", Springer Link, 136.

15. Néville de Oliveỉa Ferreira, et al (2013), "Validation of the Portuguese version of the quality of life questionnaire of the European foundation for osteoporosis (QUALEFFO-41) in Brazilian women with postmenopausal osteoporosis with vertebral fracture", Original Article, 32, pp. 1585-1592.

16. Grażyna Bączyk, et al (2011), "Quality of life in postmenopausal women with reduced bone mineral density: psychometric evaluation of the Polish version of QUALEFFO-41", Archives of Medical Science, 7(3), pp. 476-485.

17. Pinar Kuru, et al (2014), "Fracture History in Osteoporosis: Risk Factors and its Effect on Quality of Life", Balkan Medical Journal, 31(4), pp. 295-301.

18. Xiao-Jun Lin, et al (2013), "Methodological issues in measuring health-related quality of life", Tzu Chi Medical Journal, 25(1), pp. 8-12.

19. Dennis M.Black, et al (2016), "Postmenopausal Osteoporosis", Clinical Practice, 374, pp. 254-262.

20. Chanmi Park, et al (2011), "The incidence and residual lifetime risk of osteoporosis-related fractures in Korea", Original Article, 29, pp. 744-751.

21. Rachner, et al (2011), "Osteoporosis: now and the future", Europe PMC, 377(9773), pp. 1276-1287.

22. S.W.Wade, et al (2014), "Estimating prevalence of osteoporosis: examples from industrialized countries", Original Article, 182.

23. José Sanfélix-Genovés, et al (2011), "Impact of osteoporosis and vertebral fractures on quality-of-life. a population-based study in Valencia, Spain (The FRAVO Study)", Health and Quality of life Outcomes.

24. Esmaeili Shahmirzadi Sima, et al (2012), "A SURVEY ON QUALITY OF LIFE IN THE ELDERLY WITH OSTEOPOROSIS", Health system research, 8(7), pp. 1180-1189.

25. WHO (1997), WHOWOL measuring quality of life, accessed, from https://www.who.int/mental_health/media/68.pdf.

26. Zhang Zhihai, et al (2015), "A retrospective literature study of osteoporosis incidence based on -2.5 SD criteria in mainland China", EBSCO, 21(1), pp. 1-24.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu điều tra thông tin Mã số

A. Thông tin bệnh nhân

A1 Tuổi (năm sinh) 19…….. = ……..tuổi

A2 Chiều cao …………cm

A3 Cân nặng …………..kg

A4 Giới 1. Nam

2. Nữ

A5 Đối tượng 1. BHYT

2. Không BHYT A6 Nơi ở 1. Hà Nội 2. Tỉnh khác (………) A7 Trình độ học vấn 1. Sau đại học 2. Đại học 3. Cao đẳng 4. Trung cấp 5. Phổ thông 6. Khác A8 Nghề nghiệp 1. Hưu trí 2. Công chức, viên chức 3. Học sinh, sinh viên 4. Tự do, nội trợ 5. Làm ruộng

A9 Tình trạng hôn nhân 1. Chưa từng kết hôn 2. Có vợ/chồng 3. Ly thân

4. Ly hôn 5. Goá A10 Bác đã mãn kinh chưa? 1. Có

2. Không A11 Thời gian mãn kinh ………..năm A12 Bác có tiền sử phẫu

thuật cắt tử cung, buồn trứng không?

1. Có 2. Không

A13 Nếu có, thời gian nào? Năm………… A14 Năm phát hiện bệnh Năm………….. A15 Gia đình có ai mắc bệnh

loãng xương không?

1. Có 2. Không A16 Bệnh kèm theo? 1. Nội tiết 2. Tiêu hoá 3. Thận tiết niệu

4. Bệnh cơ xương khớp 5. Khác

A17 Có gãy xương 1. Có.  câu A 2. Không.  Câu A A18 Vị trí gãy 1. Cột sống ngực 2. Cột sống thắt lưng 3. Xương đùi 4. Xương cổ tay 3.Khác……….. A19 Lý do gãy xương 1. Tự nhiên

2. Sau một chấn thương nhẹ

4. Khác A20 Bác có đang điều trị

loãng xương không?

1. Có 2. Không A21 Thuốc chống huỷ xương

bác đang sử dụng là gì? ……….. A22 Thời gian sử dụng thuốc

của bác là? 1. Hàng tuần 2. Hàng Tháng 3. Hàng năm 4. Khác A23 Bác có sử dụng Canxi không? 1. Có 2. Không A24 Bác có sử dụng Glucocorticoid không? 1. Có 2. Không A25 Nếu có, tên thuốc, liều

dùng

1. Thuốc………. 2. Liều dùng………

BMD T-Score Z-Score

A26 Kết quả đo mật độ thắt lưng

A27 Kết quả đo mật độ xương cổ xương đùi B. Bộ câu hỏi Qualeffo 41

Câu Nội dung Trả lời Mức

điểm A. Pain: 5 câu hỏi trong phần này liên quan đến tình trạng trong tuần vừa qua

A1 Bạn có thường xuyên bị đau lưng trong tuần trước không?

Không bao giờ 1

1 ngày một tuần hoặc ít hơn 2

4,6 ngày mỗi tuần 4

Hàng ngày 5

A2

Nếu bạn bị đau lưng, trong bao lâu bạn bị đau lưng trong ngày?

Không bao giờ 1

1 - 2 giờ 2

3 - 5 giờ 3

6-10 giờ 4

cả ngày 5

A3 Lưng bạn đau ở mức nghiêm trọng nhất là như thế nào?

Không đau lưng 1

Nhẹ 2

Vừa phải 3

Nghiêm trọng 4

Không chịu nổi 5

A4 Lưng bạn đau như thế nào ở các thời điểm khác nhau?

Không đau lưng 1

Nhẹ 2

Vừa phải 3

Nghiêm trọng 4

Không chịu nổi 5

A5

Đau lưng có làm phiền giấc ngủ của bạn tuần trước không?

Ít hơn một lần mỗi tuần 1

1 lần một tuần 2 2 lần một tuần 3 nhiều đêm 4 hàng đêm 5 B. Hoạt động hàng ngày B6 Bạn có vấn đề với mặc quần áo? Không khó khăn 1 Một chút khó khăn 2

khó khăn vừa phải 3

Có thể cần sự trợ giúp 4 không thể không có sự trợ giúp 5 B7 Bạn có vấn đề với tắm vòi sen Không khó khăn 1

Một chút khó khăn 2

khó khăn vừa phải 3

Có thể cần sự trợ giúp 4 không thể không có sự trợ giúp 5

B8 Có vấn đề gì với vận hành nhà vệ sinh?

Không khó khăn 1

Một chút khó khăn 2

khó khăn vừa phải 3

Có thể cần sự trợ giúp 4 không thể không có sự trợ giúp 5

B9 Bạn ngủ ngon không?

ngủ ngon 1

Thỉnh thoảng thức dậy 2 thức dậy thường xuyên 3 Đôi khi thao thức hàng giờ 4

đôi khi bị mất ngủ 5

C. Hoạt động xung quanh nhà

C10 Bạn có thể làm vệ sinh?

Không gặp khó khăn 1

một chút khó khăn 2

khó khăn vừa phải 3

rất khó khăn 4

không thể 5

C11 Bạn có thể chuẩn bị bữa ăn?

Không gặp khó khăn 1

một chút khó khăn 2

khó khăn vừa phải 3

rất khó khăn 4

không thể 5

C12 Bạn có thể rửa chén?

Không gặp khó khăn 1

một chút khó khăn 2

khó khăn vừa phải 3

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương tại khoa cơ xương khớp bệnh viện e năm 2021 (Trang 43 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)