Điểm chất lượng cuộc sống

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương tại khoa cơ xương khớp bệnh viện e năm 2021 (Trang 42 - 43)

Điểm trung bình chất lượng cuộc sống trong nghiên cứu của chúng tôi là 50,62  19,98. Điểm trung bình CLCS ở nhóm loãng xương có gãy xương là 50,90

 20,81 tốt hơn trong kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Quyền (56,98), tác giả Pinar (62,31). Điểm trung bình CLCS ở nhóm loãng xương không có gãy xương là 50,56

 23,82 không tốt như trong kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Quyền (43,39), tác giả Pinar (47,74) [8] [17].

Điểm số trung bình theo từng nhóm phụ của Qualeffo 41 là từ 39,5 ± 14,28 đến 72,25 ± 16,22. Các nhóm phụ bị ảnh hưởng tiêu cực nhất trong nghiên cứu là nhận thức về sức khỏe nói chung (72,25±16,22) và chức năng xã hội (56,62±19,44). Kết quả tương đồng với kết quả của tác giả Pinar [17].

Khi phân tích mối liên quan giữa tình trạng gãy xương và chất lượng cuộc sống nhận thấy, nhóm không có gãy xương có chất lượng cuộc sống tốt hơn, tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng cuộc sống và nhóm tuổi. Nhóm tuổi càng cao, chất lượng cuộc sống càng giảm. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Esmaeili [24].

Kết quả phân tích nhóm đau của Qualeffo 41 nhận thấy phần lớn người bệnh có các triệu chứng đau tuỳ mức độ từ mức độ đau hàng ngày (26,4%) tới mức độ 2- 3 ngày/tuần (33,6%). Đau ảnh hưởng tới sinh hoạt, giấc ngủ của người bệnh. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tình trạng loãng xương có ảnh hưởng tới hoạt động di chuyển, đi lại của người bệnh. Nhiều người bệnh gặp khó khăn trong việc đứng dậy khi đang ngồi trên ghế (42,4%), 24% người bệnh gặp nhiều khó khăn khi cúi lưng. Cũng như vậy, 15,2% người bệnh không thể quỳ gối được…Tất cả đều ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động hàng ngày của người bệnh, từ đó giảm chất lượng cuộc sống.

Nhận xét về tình trạng sức khoẻ bản thân, 74,6% đối tượng cảm nhận tình trạng sức khoẻ đang kém đi, tổng thể chất lượng cuộc sống cũng không được tốt như trước (72%). Điều này cho thấy, loãng xương đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân loãng xương tại khoa cơ xương khớp bệnh viện e năm 2021 (Trang 42 - 43)