Một số tồn tại chưa thực hiện được sau khi người bệnh phẫu thuật chấn

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật chấn thương cột sống cổ thấp có tổn thương thần kinh (Trang 48 - 60)

thương cột sống.

- Do khoa phẫu thuật cột sống luôn trong tình trạng quá tải, chỉ số giường được giao là 80 song thực tế lên tới 120 giường bệnh, khoa phòng phải kê thêm nhiều cáng cho người bệnh nằm, nhân viên làm việc luôn luôn quá tải do đó không có nhiều thời gian cho công tác tư vấn, hướng dẫn người bệnh trước và phục hồi sau phẫu thuật.

- Khoa phục hồi chức năng của bệnh viện với nhân lực rất mỏng, trong khi phải phục hồi chức năng với số lượng người bệnh rất lớn tại tất cả các khoa lâm sàng trong viện (khoa phẫu thuật chi trên, khoa phẫu thuật chi dưới, khoa phẫu thuật chi chung, phẫu thuật tạo hình hàm mặt thẩm mỹ, khoa phẫu thuật thần kinh, khoa hồi sức tích cực…), họ mới chỉ ưu tiên cho khoa hồi sức tích cực và một phần của khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình nói chung, còn khoa phẫu thuật cột sống chỉ được phục vụ một phần rất ít.

- Cơ sở vật chất còn chặt hẹp, trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ và hiện đại cùng với người bệnh tại khoa phẫu thuật cột sống nằm rất sát nhau, việc đi lại chăm sóc còn khó do vậy không thể mang trang thiết bị đến giường bệnh để tập phục hồi chức năng.

- Người bệnh sau phẫu thuật ổn định hoặc tạm ổn định đã phải chuyển về các cơ sở tuyến dưới để điều trị, chăm sóc và phục hồi chức năng.

- Hầu hết người bệnh và người nhà chưa có kiến thức về chăm sóc, phục hồi chức năng sau phẫu thuật, người bệnh thì tự ti, chán nản thậm chí có trường hợp bị stress

41 khó tái hòa nhập cuộc sống, xã hội.

KẾT LUẬN

Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chấn thương cột sống cổ có liệt tuỷ được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

- Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau mổ chấn thương cột sống cổ có liệt tuỷ chủ yếu ở mức trung bình, và có cao hơn một chút so với các nghiên cứu trước đây.

- Điểm số trung bình chung của cấu phần sức khoẻ thể chất là 51  28.9 - Điểm số trung bình chung của cấu phần sức khoẻ tinh thần là 66.2  22.2

- Điểm số trung bình chất lượng cuộc sống chung theo thang SF-36 của đối tượng nghiên cứu là 57.8  23.4

- Tỷ lệ bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt 33.7%, trung bình và kém lần lượt là 51,2% và 15.1%.

- Điểm số chất lượng cuộc sống có tương quan chặt với cả điểm số sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần.

ĐỀ XUẤT

Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống sau phấu thuật chấn thương cột sống cổ thấp có tổn thương thần kinh.

- Sau phẫu thuật người bệnh sớm được chăm sóc, động viên, tư vấn, hỗ trợ về mặt tập vận động, về mặt tinh thần

- Các người bệnh sau phẫu thuật cần được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ phục hồi chức năng một cách chuyên biệt, phù hợp, đặc biệt đối với những người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Cần được hỗ trợ về mặt kinh tế và tinh thần nhất là những đối tượng độc thân. - Tăng cường công tác tư vấn, động viên để người bệnh không cảm thấy chán nản, tự ti, mất niềm tin vào cuộc sống đặc biệt là những người thân hàng ngày tiếp xúc trực tiếp

42 - Gia đình, xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể trong việc vận động, sinh hoạt gia đình đặc biệt là đời sống sinh hoạt tình dục.

- Có chính sách phù hợp cho người bệnh sớm tái hòa nhập cộng đồng bằng các công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe

43 TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế - Tổ chức đột quỵ thế giới (2008), Chương trình đào tạo cơ bản điều trị đột quỵ, NXB Y học, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2004), Tài liệu Quản lý điều dưỡng, NXB Y học, Hà Nội, tr. 350-359.

3. Bộ Y tế (2011), Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 về việc Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

4. Nguyễn Văn Chi (2016), Cập nhật về chẩn đoán và xử trí đột quỵ não cấp, Hội nghị Tim mạch toàn quốc 2016.

5. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (2014), Tài liệu đào tạo liên tục: Chăm sóc người bệnh toàn diện, Ban hành kèm theo Quyết định 123/QĐ- K2ĐT ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế về việc ban hành chương trình và tài liệu đào tạo "Chăm sóc người bệnh toàn diện", Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Thanh Điều và và cộng sự (2007), "Thực trạng và một số giải pháp về tăng cường công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại Viện chấn thương - chỉnh hình Quân đội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học của điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 259 -269.

TIẾNG ANH

7. Singh A., Tetreault L., Kalsi-Ryan S., et al. (2014). Global prevalence and incidence of traumatic spinal cord injury. Clin Epidemiol, 6, 309-331.

8. Cripps R. A., Lee B. B., Wing P., et al. (2011). A global map for traumatic spinal cord injury epidemiology: towards a living data repository for injury prevention. Spinal Cord, 49(4), 493-501.

9. Uhrenholt L., Charles A. V., Hauge E., et al. (2009). Pathoanatomy of the lower cervical spine facet joints in motor vehicle crash fatalities. J Forensic Leg Med, 16(5), 253-260.

44 10. Walid M. S. and Zaytseva N. V. (2009). Upper cervical spine injuries in

elderly patients. Aust Fam Physician, 38(1-2), 43-45.

11. Trung H. K. (2004). Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật chấn thương CSC có tổn thương thần kinh tại bệnh viện Việt Đức, Đại học Y Hà Nội.

12. Nhân Đ. V. (2005). Nghiên cứu chẩn đoán tổn thương giải phẫu bệnh và điều trị phẫu thuật CSC thấp với đường mổ trước bên tại bệnh viện Việt Đức, Đaị học Y Hà Nội.

13. Vũ Đ. Đ. (2006). Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng BN liệt tứ chi sau chấn thương cột sống cổ, Đại học Y Hà Nội.

14. Dennison C. R. (2002). The role of patient-reported outcomes in evaluating the quality of oncology care. Am J Manag Care, 8(18 Suppl), S580-586. 15. Fredo H. L., Rizvi S. A., Lied B., et al. (2012). The epidemiology of traumatic

cervical spine fractures: a prospective population study from Norway. Scand J Trauma Resusc Emerg Med, 20, 85.

16. Organization W. H. (1997). WHOQOL: measuring quality of life.

17. Abrams M.A (1973). Subjective social indications, Social Trends,. Vol 4, 35- 36.

18. Kobayashi D., Kodera Y., Fujiwara M., et al. (2011). Assessment of quality of life after gastrectomy using EORTC QLQ-C30 and STO22. World journal of surgery, 35(2), 357-364.

19. Ferrans C.E.và Powers M.J (1985). Quality of Life Index: Development and psychometric properties. Advances in Nursing Science, 8(1), 15-12.

20. Park K. B., Park J. Y., Lee S. S., et al. (2017). Impact of Body Mass Index on the Quality of Life after Total Gastrectomy for Gastric Cancer. Cancer research and treatment: official journal of Korean Cancer Association,

21. Norman G. R., Sloan J. A. and Wyrwich K. W. (2003). Interpretation of changes in health-related quality of life: the remarkable universality of half a standard deviation. Medical care, vol. 41(5), pp. 582-592.

45 PHỤ LỤC

Phụ lục 1: CÁCH TÍNH ĐIỂM SF36

Sau phỏng vấn bệnh nhân và ghi nhận vào bộ câu hỏi, chuyển đổi điểm của bộ câu hỏi chung qua điểm của công trình nghiên cứu.

Bộ câu hỏi SF-36 (phiên bản 1.0) gồm 8 yếu tố về sức khỏe: hoạt động thể lực; các hạn chế do sức khỏe thể lực; các hạn chế do dễ xúc động; sinh lực; sức khỏe tinh thần; hoạt động xã hội; cảm giác đau; sức khỏe chung. SF-36 có 36 câu hỏi xoay quanh 8 yếu tố trên.

Cách cho điểm các câu hỏi

 Bước 1: cho điểm các câu hỏi, chuyển đổi điểm số của các câu trả lời theo bảng dưới đây. Chú ý rằng tất cả các câu trả lời được cho điểm sao cho diễn tả được điểm số cao thì xác định là tình trạng sức khỏe tốt.

Như vậy, trong bảng chuyển đổi điểm (bảng 1) mỗi câu trả lời đều có điểm số thay đổi từ 0 đến 100.

 Bước 2: những câu hỏi được cho điểm theo mức độ giống nhau sau khi chuyển đổi (điểm càng cao thì tình trạng sức khỏe càng tốt và ngược lại). Sau đó tính điểm trung bình các khoản của 8 lĩnh vực (bảng 2)

Bảng 1. Cho điểm các câu hỏi.

Câu hỏi số Điểm số ban đầu Gía trị tính điểm

1, 2, 20, 22, 34, 36 1---> 2---> 3---> 4---> 5---> 100 75 50 25 0 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 1---> 2---> 3---> 0 50 100 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 1---> 2---> 0 100 21, 23, 26, 27, 30 1---> 2---> 3---> 100 80 60

46

Câu hỏi số Điểm số ban đầu Gía trị tính điểm

4---> 5---> 6---> 40 20 0 24, 25, 28, 29, 31 1---> 2---> 3---> 4---> 5---> 6---> 0 20 40 60 80 100 32, 33, 35 1---> 2---> 3---> 4---> 5---> 0 25 50 75 100 Chú ý: Điểm của câu trả lời đã được ghi trong bộ câu hỏi. Nguồn: The RAND 36 - Item Health Survey, Version 1.0

Bảng 2. Tính điểm trung bình các khoản của 8 lĩnh vực.

TT Lĩnh vực Số lượng các

khoản

Sau khi tính theo bảng 1, tính trung bình các khoản sau 1. Hoạt động thể lực 10 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 2. Các hạn chế do sức khỏe thể lực 4 13, 14, 15, 16 3. Các hạn chế do dễ xúc động 3 17, 18, 19 4. Sinh lực 4 23, 27, 29, 31 5. Sức khỏe tinh thần 5 24, 25, 26, 28, 30 6. Hoạt động xã hội 2 20, 32 7. Cảm giác đau 2 21, 22 8. Sức khỏe chung 5 1, 33, 34, 35, 36 Nguồn: The RAND 36 - Item Health Survey, Version 1.0

Bước 3

Tất cả các câu hỏi được cho điểm từ 0 đến 100, với 100 coi như biểu thị mức cao nhất có thể của hoạt động. Tập hợp các điểm số là tỉ lệ % tất cả các điểm số có được (sử dụng bảng bước 1) các điểm số từ các câu hỏi thuộc từng lĩnh vực đặc biệt của tình trạng sức khỏe chức năng (bảng bước 2) được gộp lại tính trung bình, để có

47 được điểm số trung bình của mỗi lĩnh vực trong số 8 lĩnh vực (thí dụ đau, hoạt động thể lực…).

Ví dụ: để đo sinh lực/ mệt mỏi của các bệnh nhân, cộng các điểm số của các câu hỏi 23, 27, 29 và 31. Nếu bệnh nhân được khoanh 4 câu 23, khoanh 3 câu 27, khoanh 3 câu 29 và để tr ng câu 31, sử dụng bảng 2.3 để cho điểm các câu đó.

Trả lời 4 cho câu 23 tức là 40, 3 cho câu 27 tức là 60, 3 cho câu 29 tức là 40, bỏ qua câu 31. Tính điểm cho lĩnh vực này là 40 + 60 + 40 = 140. Sau đó đem chia 3 (số câu hỏi được trả lời) để có tổng số là 46,7. Vì điểm số 100 biểu thị sinh lực cao mà không hề mệt mỏi, điểm số thấp hơn (46,7 %) cho thấy là sinh lực kém hơn và có 1 mức độ mệt mỏi nào đó.

Tất cả 8 lĩnh vực đều được cho điểm theo cách đó. Sử dụng bộ câu hỏi này lúc bắt đầu và trong quá trình theo dõi, chúng ta có thể vạch ra sự tiến triển của 8 lĩnh vực được đề cập trong bước 2.

Cách tính điểm:

2.1. Điểm cho mỗi câu được tính từ 0 - 100, trong đó, điểm càng cao tương ứng với CLCS càng tốt. Điểm cụ thể với từng câu xác định dựa vào thứ tự câu trả lời được lựa chọn theo bảng 1.

2.2. Điểm cho từng mục đánh giá của CLCS (bảng 2) được tính bằng trung bình điểm của tất cả các câu trả lời thuộc mục đó.

2.3. Điểm sức khỏe thể chất được tính bằng trung bình điểm của các mục số 1,2,3 và 4 (bảng 2).

2.4. Điểm sức khỏe tinh thần được tính bằng trung bình điểm của các mục số 5,6,7 và 8 (bảng 2).

2.5. Điểm CLCS chung được tính bằng trung bình điểm sức khỏe tinh thần và điểm sức khỏe thể chất.

Cách phân loại CLCS:

Sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và CLCS nói chung được phân thành 3 mức dựa vào số điểm:

48 2.6. Kém: điểm từ 0 – 50

2.7. Trung bình: điểm từ 26 – 75 2.8. Tốt: điểm từ 76 – 100

Phụ lục 2: PHIẾU KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

Mã bệnh án ……….

STT MS CÂU HỎI CÂU TRẢ LỜI

Phần 1. THÔNG TIN VỀ BỆNH NHÂN

ĐTV tra cứu hồ sơ bệnh án để điền thông tin vào phiếu 0 TT0 Họ và tên

1 TT1 Năm sinh của bệnh nhân |__||__||__||__| 2 TT2 Giới tính (Khoanh tròn) 1. Nam

2. Nữ

3 TT3 Ngày vào viện Ngày...tháng.….năm 201 4 TT4 Ngày phẫu thuật Ngày...tháng…..năm 201 5 TT5 Ngày ra viện Ngày...tháng…..năm 201 6 TT6 Tổng số ngày điều trị Ghi rõ |__||__| ngày

Phần 2. THÔNG TIN LÂM SÀNG 7 LS1

Nguyên nhân chấn thương?

1. Tai nạn giao thông 2. Tai nạn sinh hoạt 3. Tai nạn lao động 4. Khác, ghi rõ……… 8 LS2 Loại/kiểu chấn thương (theo chẩn đoán hình ảnh)? 1. Vỡ 2. Trật 3. Cả vỡ và trật 4. Không vỡ/trật nhưng có tổn thương thần kinh

9 LS3 Đánh giá tổn thương thần kinh theo ASIA? 1. A 2. B 3. C 4. D 5. E

10 LS4 Phương pháp mổ 1. Lối cổ trước 2. Lối cổ sau Phần 3. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG (SF-36)

Phiếu hỏi này tìm hiểu xem Anh/Chị nghĩ như thế nào về sức khỏe của bản thân mình. Các thông tin này sẽ giúp Anh/Chị theo dõi xem Anh/Chị cảm thấy ra sao và

49 khả năng thực hiện các sinh hoạt thông thường của Anh/Chị tốt như thế nào. Hãy khoanh tròn vào ý Anh/Chị thấy đúng nhất.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật chấn thương cột sống cổ thấp có tổn thương thần kinh (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)