Chất lượng cuộc sống của của người bệnh sau phẫu thuật chấn thương

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật chấn thương cột sống cổ thấp có tổn thương thần kinh (Trang 44 - 48)

sống cổ thấp có tổn thương thần kinh.

3.1.1. Đánh giá chất lượng cuộc sống của của người bệnh sau phẫu thuật chấn thương cột sống cổ thấp có tổn thương thần kinh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm số trung bình của sức khoẻ thể chất là 51 ± 28.9. Trong đó, các nội dung về sự sau đớn có điểm số trung bình cao nhất với điểm trung bình là 61.3  31.3. Điểm số trung bình của nội dung về hạn chế các hoạt động do vấn đề thể chất là thấp nhất, với điểm trung bình là 45.5 

48. Như vậy, chấn thương cột sống cổ có liệt tuỷ làm giảm sút sức khoẻ thể chất một cách nghiêm trọng. Mặc dù sau phẫu thuật, bệnh nhân đa phần đã được đảm bảo về yếu tố sinh tồn, tuy nhiên tình trạng sức khoẻ còn thấp.

Kết quả này của chúng tôi thấp hơn một chút so với kết quả của Yasami và cộng sự (2017) với điểm số sức khoẻ thể chất của bệnh nhân chấn thương cột sống cổ ở nam và nữ lần lượt là 55.22  14.68 và 53.04  10.39 [55]. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại cao hơn nhiều so với một số nghiên cứu trước đây. Cụ thể, báo cáo của Chen và cộng sự (2018) cho thấy điểm số trung bình sức khoẻ thể chất của bệnh nhân là 13.96 ± 17.24 [43]. Nghiên cứu của Trgovcevic tại Iran cho thấy nhóm chấn thương cột sống có điểm số sức khoẻ thể chất trung bình là là 29.57 ± 6.57 [56]. Nghiên cứu của tác giả Park và cộng sự tại Canada (2017) cho thấy điểm sức khoẻ thể chất là 37.26 10.17 [57]. Tác giả Richard-Denis và cộng sự (2018) lại cho thấy điểm số trung bình sức khoẻ thể chất là 37.77.4 [58]. Lý giải cho điều này, các nghiên cứu này đa phần khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tại thời điểm tương đối sớm sau chấn thương. Ví dụ như nghiên cứu của Chen và cộng sự, việc

37 khảo sát được tiến hành từ khoảng 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau chấn thương [43]. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên nhóm bệnh nhân tái khám sau khi đã được mổ ít nhất 6 tháng. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã phần nào ổn định hơn, và tình trạng sức khoẻ được cải thiện hơn so với nghiên cứu của các tác giả khác.

Phân loại về điểm số sức khoẻ thể chất, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số bệnh nhân có điểm số ở mức trung bình, với 38 bệnh nhân (chiếm 44.2%). Số lượng bệnh nhân có điểm số sức khoẻ thể chất ở mức tốt là 26 bệnh nhân, chiếm 30.2%. Tỷ lệ bệnh nhân có điểm sức khoẻ thể chất ở mức kém là 25.6%. Như vậy, mặc dù điểm số sức khoẻ thể chất trung bình là chưa cao, nhưng xét theo tỷ lệ điểm số sức khoẻ thể chất từ mức trung bình trở lên chiếm 75%. Đây cũng là một tỷ lệ chấp nhận được đối với nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật.

Về cấu phần sức khoẻ tinh thần, điểm số trung bình chung về sức khoẻ tinh thần là 66.2  22.2. Trong đó, nội dung về hạn chế vai trò do các vấn đề về tinh thần có điểm số trung bình cao nhất (74.2  43.4). Điểm số của nội dung về sự mệt mỏi, giảm năng lượng sống là thấp nhất (58.5  14.5). Có thể thấy, các hạn chế về chức năng sinh hoạt chủ yếu đến từ nguyên nhân thể chất chứ không phải nguyên nhân về tinh thần, thể hiện ở điểm số về nội dung “hạn chế vai trò do các vấn đề về tinh thần” ở mức tương đối cao. Ngược lại, từ việc hạn chế về thể chất, các vấn đề về đau đớn, dẫn đến việc giảm năng lượng sống và mệt mỏi, thể hiện qua điểm số trung bình ở mức khiêm tốn (58.5  14.5).

Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với báo cáo của Yasami và cộng sự (2017) khi tác giả cho thấy điểm trung bình sức khoẻ tinh thần ở nam và nữa lần lượt là 71.89  17.05 và 68.15  13.11 [55]. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại cao hơn báo cáo của Chen và cộng sự (2018) với điểm số trung bình sức khoẻ tinh thần là

38 44.11 ± 14.49. Tương tự, nghiên cứu của Trgovcevic cũng cho thấy điểm số trung bình sức khoẻ tinh thần chỉ ở mức 55.11 ± 8.83 [56]. Liu và cộng sự tại Đài Loan (2009) cho thấy điểm sức khỏe tinh thần là 43 ± 12 [59]. Điều này có thể lý giải thông qua đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy điểm số trung bình các nội dung như hạn chế vai trò, trạng thái tâm lý, chức năng xã hội đều tương đối cao, có thể do bệnh nhân đã có một khoảng thời gian thích nghi và chấp nhận với bệnh tật. Trong khi đó, các nghiên cứu trước đây thường khảo sát ngay sau khi bệnh nhân bị chấn thương và phẫu thuật, do đó có thể bệnh nhân chưa thực sự chấp nhận thực tế về bệnh tật, nhất là các bệnh nhân có liệt chi. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể được phục hồi chức năng và phần nào cải thiện chất lượng cuộc sống [60]. Kết quả phân loại sức khoẻ tinh thần ở biểu đồ 3.5 cho thấy đa số bệnh nhân có mức sức khoẻ tinh thần ở mức tốt và trung bình, lần lượt 57% và 36%. Chỉ có 7% bệnh nhân có điểm số sức khoẻ tinh thần ở mức độ kém.

Điểm số trung bình chất lượng cuộc sống chung theo thang SF-36 của đối tượng nghiên cứu là 57.8  23.4. Trong đó, số lượng bệnh nhân có điểm số chất lượng cuộc sống tốt là 29 chiếm 33.7%. Số lượng bệnh nhân có điểm số chất lượng cuộc sống trung bình và kém lần lượt là 44 (51,2%) và 13 (15.1%) (Biểu đồ 2.5).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có cao hơn một chút so với kết quả của Celik và cộng sự (2007) tại Thổ Nhĩ Kỳ với điểm số trung bình SF-36 của bệnh nhân chấn thương cột sống là 57.6 ± 22.1 [61]. Yasami và cộng sự (2017) cũng cho thấy điểm số trung bình chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chấn thương cột sống theo thang SF-36 là 52.4 ± 25.4 [55]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với một số báo cáo trước đây. Cụ thể, Ataoglu và cộng sự (2014) tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy điểm SF-36 của nhóm bệnh nhân chấn thương

39 cột sống là là 36.9  19.2 [62]. Park và cộng sự (2017) cho thấy điểm trung bình chất lượng cuộc sống là 44.1  10.9 [57]. Lourenco và cộng sự báo cáo điểm SF- 36 của nhóm bệnh nhân tại Brazil là 44  23.6 [63]. Các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự: Richard-Denis và cộng sự cho kết quả là 39.6  7.4 [58]; Gurcay và cộng sự cho kết quả 33.6 ± 21.1 [64]; Oh và cộng sự tại Hàn Quốc cho kết quả là 41.8 ± 2.3 [65].

Như vậy, có thể thấy điểm số trung bình về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật chấn thương cột sống có liệt tủy trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn so với báo cáo của các nghiên cứu trước đây. Điều này có thể giải thích do chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân đã được phẫu thuật và đến khám lại sau khoảng 6 tháng từ thời điểm phẫu thuật. Điều này dẫn đến nhóm đối tượng nghiên cứu sẽ chủ yếu là các bệnh nhân đã có trạng thái sức khoẻ ổn định hơn, các bệnh nhân nặng hoặc tử vong sẽ không có mặt trong mẫu nghiên cứu. Đồng thời, kết quả cũng thể hiện hiệu quả điều trị về phẫu thuật và điều trị nội khoa sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, mục tiêu nghiên cứu này không nhằm đánh giá hiệu quả của phẫu thuật, do đó chưa thể khẳng định được việc chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tăng lên do hiệu quả điều trị.

Kết quả ở bảng 2.4 cho thấy điểm số chất lượng cuộc sống có tương quan chặt với cả điểm số sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần. Hệ số tương quan giữa chất lượng cuộc sống chung và sức khoẻ thể chất là r=0,95 (p<0,0001) và sức khoẻ tinh thần là r=0,9222 (p<0,0001). Đồng thời, sức khoẻ thể chất có tương quan chặt với sức khoẻ tinh thần, với hệ số tương quan r=0,75 (p<0,0001). Từ đó, có thể thấy rằng hai yếu tố cốt lõi của chất lượng cuộc sống là sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, việc cải thiện điều kiện về sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần một cách đồng thời là cực kỳ cần thiết.

40 Bên cạnh vai trò của các bác sĩ, phẫu thuật viên trong việc điều trị bệnh nhằm phục hồi sức khoẻ thể chất cho bệnh nhân, sự chăm sóc, tư vấn và tạo môi trường thoải mái từ phía các điều dưỡng viên cũng rất quan trọng nhằm nâng cao sức khoẻ tinh thần cho nguời bệnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật chấn thương cột sống cổ thấp có tổn thương thần kinh (Trang 44 - 48)