Kết quả công tác chăm sóc người bệnh viêm não virustại khoa Bệnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ CÔNG tác CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH VIÊM não VIRUS của điều DƯỠNG tại KHOA BỆNH NHIỆT đới BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 32)

nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Do số lượng bệnh nhân viêm não virus điều trị tại khoa trong khoảng thời gian thực hiện chuyên đề này không nhiều nên chúng tôi sử dụng kết quả

đánh giá công tác chăm sóc người bệnh tại khoa Bệnh nhiệt đới trong thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 7 năm 2021 để mô tả. Để đánh giá công tác chăm sóc người bệnh viêm não virus của điều dưỡng chúng tôi tiến hành khảo sát trên 52 bệnh nhân viêm não virus đã điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên bằng bảng kiểm các đánh giá các hoạt động chăm sóc bệnh nhân viêm não. Bảng kiểm được xây dựng dựa trên hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân theo thông tư 07/2011[3] và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân viêm não của tác giả Lê Văn An[1]. Các kết quả cụ thể được trình bày trong các bảng dưới đây.

Bảng 1. Đặc điểm về tuổi của người bệnh (n=52)

Tuổi Số lượng Tỷ lệ %

1- <5 7 13,4

5-15 36 69,2

>15 -42 9 17,3

Nhận xét:Độ tuổi mắc bệnh viêm não virus trong nghiên cứu chủ yếu từ 5 đến 15 tuổi chiếm tỷ lệ 69,2%, có 13,4% trường hợp dưới 5 tuổi và 17,3% trường hợp trên 15 tuổi.

Bảng 2. Đặc điểm về giới của người bệnh (n=52)

Giới Số lượng Tỷ lệ %

Nam 37 71,2

Nữ 15 28,8

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh là nam giớichiếm 71,2%, cao hơn so với

nữ giới.

Bảng 3. Phân loại người bệnh theo địa dư (n=52)

Địa dư Số lượng Tỷ lệ %

Thành phố 5 9,6

Nông thôn 47 90,4

Bảng 4: Một số dấu hiệu lâm sàng của người bệnh viêm não virus.

Dấu hiệu lâm sàng Số lượng Tỷ lệ %

Sốt 52 100,0 Nôn 43 82,6 Đau đầu 52 100,0 Co giật, kích thích vật vã 21 40,4 Hôn mê 42 80,7 Sâu 25 48,1 Trung bình 8 15,3 Nhẹ 9 17,3

Rối loạn thần kinh thực vật

22 42,3

Tăng tiết đờm rãi 25 48,1

Khó thở 21 40,3

Rối loạn cơ tròn 13 25,0

Liệt vận động 7 13,5

Nhận xét: Số người bệnh có dấu hiệu sốt và đau đầu chiếm tỷ lệ cao

nhất với 100,0%, nôn là 82,6%. 48,1% người bệnh có hôn mê sâu và tăng tiết đờm rãi, 42,3% có rối loạn thần kinh thực vật, 40,4 % co giật, kích thích vật vã, 40,3% có khó thở, 25% có rối loạn cơ tròn.

Bảng 5: Hoạt động chăm sóc dinh dưỡng

Stt Hoạt động chăm sóc Số người bệnh được đáp ứng/số có nhu cầu Tỷ lệ(%) 1 Hướng dẫn chế độ ăn 48/52 92,3

2 Hỗ trợ người bệnh ăn uống qua

Nhận xét:Hoạt động chăm sóc về dinh dưỡng cho người bệnh viêm não được điều dưỡng tại khoa thực hiện khá tốt. Có 92,3% điều dưỡng hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh, và 100% bệnh nhân được hỗ trợăn qua sonde dạ dàykhi không tự ăn được đườngmiệng hoặc ăn rất kém.

Bảng 6. Hoạt động chăm sóc vệ sinh và đảm bảo hô hấp

Stt Hoạt động chăm sóc

Số người bệnh được đáp ứng/số

có nhu cầu

Tỷ lệ%

1 Chăm sóc vệ sinh phòng loét, bội

nhiễm: + Vệ sinh da

+ Vệ sinh răng miệng + Thay đổi tư thế

25/42 20/42 32/42 59,52 47,6 76,2

2 Chăm sóc tăng tiết đờm dãi

+ Hút đờm rãi

+ Đặt người bệnh nằm tư thế đầu cao

25/25 52/52

100,0 100,0

Nhận xét:Điều dưỡng thực hiện tốt công tác chăm sóc đảm bảo hô hấp

bằng việc hút đờm dãi cho người bệnh và cho ng bệnh nhân nằm đầu cao, đạt 100%. Tuy nhiên công tác vệ sinh cho người bệnh còn chưa tốt. Cụ thể, chỉ có 76,2% người bệnh được thay đổi tư thế phòng loét, tỷ lệ được vệ sinh da đạt 59,52% và chăm sóc răng miệng đạt 47,6%. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng các biến chứng cho người bệnh, đặc biệt với những người bệnh

Bảng 7. Các chăm sóc cơ bản, dùng thuốc và phục hồi chức năng

Stt Hoạt động chăm sóc được đáp ứng/số Số người bệnh có nhu cầu

Tỷ lệ% 1 Thực hiện chăm sóc, theo dõi

dấu hiệu sống: nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, mạch.

52/52 100,0

2 Chăm sóc hạ nhiệt

+ Dùng thuốc

+ Chườm ấm, nới rộng quần áo

47/52 52/52

90,3 100,0

3 Chăm sóc phục hồi chức năng

+ Vận động + Trí nhớ 31/42 28/42 73,8 66,6

Nhận xét:100% các ca bệnh được theo dõi đầy đủ các dấu hiệu sinh tồn, 100% người bệnh có sốt được áp dụng biện pháp làm giảm thân nhiệt bằng chườm mát và nới rộng quần áo, 90,3% người bệnh được dùng thuốc hạ sốt.

Tuy nhiên, công tác phục hồi chức năng vẫn còn chưa thực hiện tốt. Cụ thể, 73,8 % người bệnhđược điều dưỡng thực hiện phục hồi chức năng vận động, 66,6% người bệnh được điều dưỡng quan tâm chăm sóc phục hồi trí nhớ.

Bảng 8. Chăm sóc tinh thần và giáo dục sức khỏe cho người bệnh

Stt Hoạt động chăm sóc được đáp ứng/số Số người bệnh có nhu cầu

Tỷ lệ%

1 Động viên, hỗ trợ về tinh thần,

tâm lý cho gia đình người bệnh 48/52 92,3

2 Giao tiếp trước, trong sau khi

thực hiện thủ thuật. 47/52 90,3

Nhận xét:92,3% người bệnh được điều dưỡng động viên an ủi về tinh thần; 90,3% người bệnh được điều dưỡng giải thích trước khi thực hiện thủ thuật; 96,1% người bệnh được điều dưỡng tư vấn giáo dục sức khỏe.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ kết QUẢ CÔNG tác CHĂM sóc NGƯỜI BỆNH VIÊM não VIRUS của điều DƯỠNG tại KHOA BỆNH NHIỆT đới BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)