Sự hài lòng của ngườibệnh đối với điều dưỡngtrong quá trình nằmviện

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh tại bệnh viện phụ sản nhi thanh hóa năm 2021 (Trang 36 - 51)

viện

Hiện nay ĐD là một nghề độc lập được thể hiện qua hệ thống đào tạo và hệ thống quản lý ngành. Người ĐD là người cộng tác với BS và các ngành khác trong quá trình điều trị, khác với trước đây cho rằng ĐD chỉ phụ giúp BS. Ngày nay, với mục tiêu lấy NB làm trung tâm cho mọi hoạt động cải tiến của bệnh viện thì sự hài lòng là mục tiêu không thể thiếu [34]. Tỷ lệ NB hài lòng với giao tiếp của ĐD chiếm 73,22%, không hài lòng chiếm 26,78% tỷ lệ hài lòng cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Hải và cộng sự nghiên cứu về khảo sát sự hài lòng của NB điều trị nội trú về kĩ năng giao tiếp của ĐD tại Bệnh viện Đa khoa Tịnh Biên năm 2015 kết quả thu được: tỷ lệ hài lòng 44,8%, 55,2% không hài lòng [18]; kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đồng Nai có 82% hài lòng về giao tiếp của ĐD, 5% chưa hài lòng và 13% không có ý kiến [26]. Tương đương với kết quả nghiên cứu của Merhrnoosh Akhtari - Zavare, Mohd Yunus Abdullah, Syed Tajuddin Syed Hassan, Salmiah Binti Said, Mohammad Kamali nghiên cứu sự hài lòng của NB với ĐD tại bệnh viện Tehran, Iran, tỷ lệ hài lòng với ĐD chiếm 82,8% [37].

Điều dưỡng là người trực tiếp chăm sóc NB, ĐD không chỉ là người nâng đỡ tinh thần mà còn là người kề vai sát cánh với NB giúp họ vượt qua nỗi đau bệnh tật. Trong đó, tiêu chí lắng nghe ý kiến của NB 58,53% (41% hài lòng,17,53% không hài lòng), thể hiện sự cảm thông 70,61% (32,46% hài lòng, 38,46% rất hài lòng). So với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chức tỷ lệ này lần lượt là 75,2% và 70,8% [13]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Quân và Huỳnh Mỹ Thư tại bệnh viện Thủ Đức tỷ lệ hài lòng về thái độ tiếp xúc 94% [28].

Công tác cho NB dùng thuốc và theo dõi thuốc là việc quan trọng đối với ĐD,

theo dõi trước trong và sau khi dùng thuốc để phát hiện dấu hiệu bất thường. Tỷ lệ NB hài lòng với ĐD về công khai số lượng thuốc chiếm 64,64% (hài lòng

41,71%, rất hài lòng 23,93%), cho dùng thuốc và hướng dẫn cách theo dõi thuốc chiếm 68,95% (hài lòng 47,15%, rất hài lòng 21,80%). Kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Hưng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2011, có 99,2% ĐD thường xuyên cho NB dùng thuốc và theo dõi thuốc, chỉ có 0,8% không thường xuyên [20]. Nghiên cứu của tác giả Hồ Hải Phong tại Bệnh viện Đa khoa Cần Giuộc tỷ lệ hài lòng về hướng dẫn thuốc là 92,46%, không hài lòng 7,54% [27].

Thực trạng cho thấy ĐD hầu như ít quan tâm đến chế độ ăn của NB trong quá trình điều trị điều đó thể hiện chỉ có 7,59% (2,84% rất hài lòng, 4,75 hài lòng) NB hài lòng hướng dẫn chế độ ăn, có đến 92,41% (rất không hài lòng 18,95%, 50,71% không hài lòng, 22,75% chấp nhận được), các vấn đề hướng dẫn các thủ tục hay sử dụng các thiết bị thì tỷ lệ hài lòng có cao hơn, song vẫn đang còn đang ở mức đáng ngại. So với nghiên cứu của Phạm Thanh Hải, Đinh Thị Thanh Thúy và cộng sự có 3,2% NB chưa hài lòng về chế độ ăn uống, 75,6% hài lòng, còn lại không có ý kiến [18]. Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Bệnh viện Đồng Nai có 95% NB hài lòng [26] .Việc ăn uống là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình điều trị, ăn uống giúp NB có năng lượng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng bồi phụ do bệnh tật gây nên, ăn uống là việc tốt nhưng không phải lúc nào cũng ăn uống tùy thích mà tùy vào mặt bệnh, vào cơ địa mà chọn thức ăn hợp lí, vì thế việc hướng dẫn ăn uống hợp lý là một vấn đề ĐD nên quan tâm. Dinh dưỡng góp phần đẩy lùi bệnh tật.

Đối với NB khi có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật, NVYT mà nhất là ĐD phải thông báo, giải thích cho NB hoặc người nhà NB về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật thủ thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện công tác chuẩn bị một cách đầy đủ theo quy định, phải ghi rõ, giải thích lí do khi tạm ngừng các phẫu thuật thủ thuật [6]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 56,94% NB không hài lòng về việc giải thích rủi ro có thể xảy ra khi làm thủ thuật, 35,07% NB không hài lòng với ĐD về việc đảm bảo kín đáo khi làm thủ thuật.

KẾT LUẬN

Qua cuộc khảo sát lấy ý kiến trên 422 người bệnh về thực trạng thực hiện quy định về chế độ giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Thanh Hóa chúng tôi đưa ra những kết luận sau:

* Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh

- 53,32% điều dưỡng nhanh chóng, vui vẻ tiếp nhận và sắp xếp giường ngay cho người bệnh.khi mới vào khoa

- Vẫn còn 19,19% điều dưỡng không giới thiệu cụ thể nội quy khoa phòng. - 80,33% điều dưỡng phụ trách không giới thiệu tên, chức danh khi người bệnh mới vào khoa.

- Vẫn còn 6,04% điều dưỡng không giải thích lý do phải nằm ghép với người bệnh khác.

- 97,63% điều dưỡng xưng hô phù hợp, lịch sự với người bệnh. - 24,18% người bệnh có thể liên hệ với điều dưỡng khi cần.

- Vẫn còn 16,36% điều dưỡng chưa giải quyết các vấn đề chuyên môn khi người bệnh yêu cầu.

- Vẫn có 0,47% điều dưỡng có cử chỉ gợi ý nhận quà, quà biếu.

- 53,08% điều dưỡng chưa hướng dẫn đầy đủ cho nngười bệnh cách dùng thuốc và theo dõi trong quá trình dùng thuốc.

- 53,32% điều dưỡng công khai số lượng, loại thuốc đầy đủ dùng cho người bệnh mỗi lần và hàng ngày

- 71,53% người bệnh được điều dưỡng thông báo những điều cần thiết trước khi làm thủ thuật.

- 40,62% điều dưỡng không giải thích khả năng có thể xảy ra khi làm thủ thuật. - Vẫn còn 4,74% điều dưỡng thờ ơ, lạnh nhạt, không quan tâm người bệnh.

- 5,22% người bệnh rất không hài lòng về việc có mặt của ĐD khi người bệnh cần.

- 11,81% người bệnh rất không hài lòng với điều dưỡng về việc đảm bảo kín đáo khi làm thủ thuật.

- 50,71% người bệnh không hài lòng về hướng dẫn chế độ ăn uống của điều dưỡng.

- Có 56,94% người bệnh không hài lòng với điều dưỡng về việc giải thích rủi ro có thể xảy ra khi làm thủ thuật.

- Vẫn còn 1,66% người bệnh rất không hài lòng về việc công khai số lượng thuốc, đơn giá.

- 73,22% người bệnh hài lòng và 26,78% không hài lòng chung về điều dưỡng trong quá trình nằm viện.

* Giải pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh

* Đối với Lãnh đạo bệnh viện

Cần có những chính sách cụ thể về việc thực hiện các quy định về giao tiếp giữa nhân viên y tế với người bệnh trong bệnh viện

Tổ chức các lớp tập huấn về giao tiếp cho các nhân viên y tế

Cải tiến trong công tác đón tiếp người bệnh nhằm hỗ trợ điều dưỡng nhiều hơn thời gian giao tiếp với người bệnh

* Đối với người điều dưỡng

Khi người bệnh mới vào khoa điều trị, điều dưỡng cần giới thiệu tên, chức danh, giới thiệu nội quy khoa phòng.

Khi bệnh viện quá tải cần phải nằm ghép điều dưỡng cần giải thích lý do nằm ghép rõ ràng, thuyết phục.

Điều dưỡng cần giải quyết các vấn đề chuyên môn tốt khi người bệnh yêu cầu. Điều dưỡng cần đảm bảo kín đáo, tôn trọng người bệnh khi làm các thủ thuật, giải thích những điều rủi ro có thể xảy ra khi làm thủ thuật.

Cần chú trọng hơn trong việc hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh . Điều dưỡng không nên có cử chỉ gợi ý nhận quà, quà biếu.

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy hầu hết điều dưỡng được đánh giá là giao tiếp tốt. Tuy nhiên, để làm hài lòng người bệnh hơn nữa, điều dưỡng có một số vấn đề cần khắc phục:

- Khi người bệnh mới vào khoa điều trị, điều dưỡng cần giới thiệu tên, chức danh, giới thiệu nội quy khoa phòng.

- Khi bệnh viện quá tải cần phải nằm ghép điều dưỡng cần giải thích lý do nằm ghép rõ ràng, thuyết phục.

- Điều dưỡng cần giải quyết các vấn đề chuyên môn tốt khi người bệnh yêu cầu.

- Điều dưỡng cần đảm bảo kín đáo, tôn trọng người bệnh khi làm các thủ thuật, giải thích những điều rủi ro có thể xảy ra khi làm thủ thuật.

- Cần chú trọng hơn trong việc hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh . - Điều dưỡng không nên có cử chỉ gợi ý nhận quà, quà biếu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A.TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương, Bùi Kim Nhung (2012), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2012, Tạp chí y học thực hành, Bộ y tế, số 845, tr. 31- 36

2. Bộ y tế (2010), “Chất lượng và sự thay đổi quan niệm về chất lượng”, quản lý chất lượng bệnh viện, Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội, tr.48.

3. Bộ y tế (2015), Hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

4. Bộ y tế (2010), “Quy trình quản lý chất lượng toàn diện”, quản lý chất lượng bệnh viện, tr. 63-72.

5. Bộ y tế (2014), Thông tư số 7/2014/TT - BYT ngày 25 tháng 2 năm 2014 quy dịnh về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế.

6. Bộ y tế (2001), Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh (Ban hành kèm theo Quyết định số: 4031/ 2001/ QÐ - BYT, ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

7. Bộ y tế (2004), Tài liệu Quản lý điều dưỡng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội. 8. Bộ y tế (2012), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

9. Bộ y tế, Kĩ năng giao tiếp của điều dưỡng, Góc kĩ năng, tr. 1 - 2.

10. Nguyễn Văn Chức (2014), Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh với công tác chăm sóc điều dưỡng và các yếu tố liên quan năm 2014.

11. Nguyễn Văn Chung (2014), Nghiên cứu khảo sát sự hài lòng của người bệnh và thân nhân người bệnh đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viên Quân y 110, tr. 52 - 55.

12. Phạm Thị Minh Đức (2012), Tâm lý và đạo đức y học, giáo trình đào tạo cử nhân điều dưỡng, nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 9 -121.

13. Nguyễn Thị Hạ (2007), “Tăng cường biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho điều dưỡng tại các Bệnh viện ngành Y tế Bắc Giang”, Nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc, Lần thứ III, tr. 31- 39.

Tịnh Biên, Khảo sát sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về kĩ năng giao tiếp của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Tịnh Biên năm 2015, tr. 35 - 43.

15. Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Vũ Thanh Quang (2015), Đánh giá thực trạng khả năng giao tiếp với người bệnh của đội ngũ điều dưỡng tại Bệnh viện Quân y 110 năm 2015.

16. Trần Thị Phương Lan và cộng sự (2011), Đánh giá thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và người nhà người bệnh tại Bệnh viện 354 - năm 2011, Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam (2 - 2012), tr. 10 - 15.

17. Đỗ Thị Ngọc và cộng sự (2012), Nâng cao năng lực của điều dưỡng trong công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện E tháng 6/2012 - 6/2014, Tiểu luận, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.

18. Ngô Thị Ngoãn và cộng sự (2004), Đánh giá thực trạng giao tiếp của điều dưỡng tại Bệnh viện Bạch Mai tháng 9/2004, tr. 41- 45.

19. Phạm Thị Nhuyên (2013), Khảo sát sự hài lòng của người nhà bệnh nhân với giao tiếp của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải Dương.

20. Phạm Thị Bạch Mai (2014), Khảo sát đánh giá khả năng giao tiếp của điều dưỡng tại khoa ngoại Bệnh viện Đồng Nai.

21. Hồ Hải Phong (2009), Nghiên cứu mức độ hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cần Giuộc, Tỷnh Long An 2008 - 2009, Luận án chuyên khoa cấp II, Quản lí Y tế, Trường Đại học Y Dược Huế.

22. Nguyễn Minh Quân, Huỳnh Mỹ Thư (2013), Khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh nội trú sử dụng bảo hiểm Y tế và thân nhân tại Bệnh viện Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng cuối năm 2012, tạp chí y học thực hành, 880, tr. 250 - 256. 23. Lê Thành Tài, Dương Hữu Nghị, Nguyễn Ngọc Thảo (2008), Khảo sát mức độ

hài lòng của bệnh nhân nội trú tại Bệnh viện tai mũi họng Cần Thơ năm 2008, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 12, tr. 78 - 82.

24. Đinh Ngọc Toàn, Trần Thị Nhung và cộng sự (2012), Khảo sát thực trựng thực hành quy chế giao tiếp của Điều dưỡng viên đối với người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình.

25. Nguyễn Quốc Tuấn (2013), Nghiên cứu thực trạng hoạt động khám chữa bệnh và sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng

Ninh 2012, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại Học Y dược Huế.

26. Nguyễn Thị Cẩm Thu (2014), Thực trạng giao tiếp của ĐD với người bệnh và một số yếu tố liên quan tại bốn khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2014, tr. 4 - 8.

B.TIẾNG ANH

27. Chapnam và Kimberly B (2009, November), Improving Communication among Nurses, Patients, and Physicians, American Journal of Nursing, 109(11), pp. 21 - 25.

28. M.CABE C. (2004), Journal of Clinical Nursing 13, “Nurse - communication: an exploration of patients’ experiences”, pp. 41- 49.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

“KHẢO SÁT THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỚI NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI THANH HÓA” Mã số phiếu...Ngày điều tra.../.../...Ngày vào viện.../.../.... I. PHẦN HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên………. Giới tính: □ Nam □ Nữ 2. Tuổi 3.Dân tộc  Từ 16 - 35 tuổi.  Từ 36 - 60 tuổi.  Trên 60 tuổi.  Kinh.  Thiểu số. 4. Trình độ học vấn  Sau ĐH, ĐH, CĐ, TC.  THPT.  THCS.  TH.  Mù chữ. 5. Đăng ký BHYT

 Bệnh viện có điều kiện tốt.  Lý do khác.

6. Tình trạng sử dụng bảo hiểm y tế  Có.

 Không. 7. Nghề nghiệp

 Lao động tay chân.  Lao động trí óc. 8. Điều kiện kinh tế

 Cận nghèo.

9. Địa dư  Nông thôn.  Thành thị. 10. Tình trạng nằm ghép  Có.  Không. 11. Tình trạng làm thủ thuật  Có.  Không.

II. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIAO TIẾP CỦA ĐIỀU DƯỠNG

VỚI NGƯỜI BỆNH

1. Khi người bệnh vào khoa điều trị

1.1. Điều dưỡng nhanh chóng, vui vẻ tiếp nhận và xếp giường ngay khi ông/bà (anh/chị) vào khoa điều trị?

 Rất tốt.

 Tốt.

 Chưa tốt.

1.2. Điều dưỡng giới thiệu các quy định cụ thể của bệnh viện, của khoa phòng không?  Đầy đủ.

 Chưa đầy đủ.  Không giới thiệu.

1.3. Điều dưỡng phụ trách giới thiệu tên, chức danh thăm hỏi, làm quen với ông/bà (anh/chị) khi vào khoa điều trị không?

 Đầy đủ.  Chưa đầy đủ.

 Không.

(Nếu nằm ghép thì trả lời câu tiếp, nếu không bỏ qua trả lời tiếp phần 2)

1.4. Điều dưỡng giải thích rõ với ông/bà (anh/chị) lý do vì sao phải nằm ghép với các người bệnh khác hay không?

 Có, đầy đủ  Có, chưa đầy đủ

 Không

2. Chất lượng phục vụ người bệnh của điều dưỡng khi người bệnh đang điều trị tại

khoa

2.1. Điều dưỡng xưng hô như thế nào khi giao tiếp với ông/bà (anh/chị)?  Xưng hô lịch sự, phù hợp với quan hệ xã hội.

 Dùng từ “ông nọ”, “bà kia” khi xưng hô.

 Không dùng đại từ nhân xưng, nói chuyện ngang hàng, trống rỗng. 2.2. Điều dưỡng trong giờ trực (buổi trưa và buổi tối) có mặt ngay tại giường bệnh khi được ông/ bà (anh/chị) hoặc người nhà gọi hay không?

 Có, nhanh chóng.  Có, rất lâu.

 Không.

2.3. Điều dưỡng có giải quyết các vấn đề chuyên môn cần thiết khi được yêu cầu như:

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh tại bệnh viện phụ sản nhi thanh hóa năm 2021 (Trang 36 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)