Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số nhận xét về thực hiện phòng và kiểm soát bệnh tăng huyết áp của người bệnh tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2021 (Trang 29 - 36)

Thực trạng kiến thức tự chăm sóc của người bệnh cao huyết áp

Tại Việt Nam gần đây bệnh có xu hướng tăng rõ rệt. Sau hơn 30 năm, từ 1960 đến 1999, tỷ lệ tăng HA tăng từ 3- 3.5% lên thành 17.05% (tăng 8-9 lần) [9] và người trên 65 tuổi khoảng 50% bị tăng HA [12]. Tỷ lệ tăng HA trên toàn quốc năm 1995 là 13.78%, năm 2003 ở miền Bắc là 17.62% và Hà Nội là 23.5%, năm 2005 ở thành phố Hồ Chí Minh là 20.55% [9].

Tại Vĩnh Phúc, tỷ lệ tăng HA ở người 40-80 tuổi là 30% và năm 2008 tỷ lệ này là 19.3% ở người trưởng thành [5]

Theo nghiên cứu của Trần Thiện Thuần về: Xác định yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức – thái độ - thực hành của bệnh nhân cao huyết áp tại quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân thiếu kiến thức bệnh lý THA cũng như kiến thức về cách theo dõi và điều trị bệnh này cao (50.61%). Nguyên nhân dẫn đến kiến thức thấp: Thiếu thông tin về cao HA, có 61,6 %.Trình độ học vấn thấp 54% trình độ học vấn từ cấp II trở xuống. Tỷ lệ bệnh nhân có thái độ sai đối với việc theo dõi và điều trị bệnh THA cao (74%). Nguyên nhân dẫn đến thái độ sai của người bệnh do: Thiếu kiến thức; Hoàn cảnh kinh tế khó khăn; Tỷ lệ bệnh nhân có thực hành sai trong việc theo dõi và điều trị cao HA cao(55%). Nguyên nhân dẫn đến thực hành sai do: Kiến thức sai; Hoàn cảnh kinh tế: Công tác quản lý người bệnh còn chưa hiệu quả: 52% bệnh nhân cao HA không đến đúng cơ quan y tế để khám bệnh. Số còn lại tuy có đến với các cơ quan y tế tham gia theo dõi và điều trị nhưng mức độ không thường xuyên chiếm tỷ lệ cao 79.30% [17].

Nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ về: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014. Kết quả cho thấy: 33,2% người mắc THA không biết HA thế nào là bình thường và 87,6% không biết HA được phân thành mấy độ. Kiến thức về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây THA còn hạn chế, đa số người mắc THA không biết hoặc hiểu sai về nguyên nhân các yếu tố nguy cơ gây tăng HA. 87,9% người mắc THA biến chứng đột quỵ não nhưng dưới 43% không biết các biến chứng suy tim, suy thận, tổn thương đáy mắt...28% người mắc THA không hiểu điều trị THA thế nào cho đúng và 89,9% hiểu sai khi cho rằng bệnh THA có thể điều trị khỏi hoàn toàn. 38,7% người mắc THA không điều trị hoặc điều trị không liên tục [7]

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Út và cộng sự về: Kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2007

Kết quả cho thấy: Kiến thức:

Có 71,7% số bệnh nhân biết biến chứng của THA là liệt nửa người. Có 68,4% số bệnh nhân biết biến chứng của THA là suy tim.

Có 91,4% số bệnh nhân biết phòng THA bằng cách hạn chế ăn mặn. Có 92,9% biết phòng THA bằng cách tập thể dục hay đi bộ.

Trên 94% được bác sĩ khuyên cử ăn mặn để làm giảm huyết áp. Có 81,1% được bác sĩ khuyên uống rượu vừa phải để làm giảm THA.

Thái độ:

Có 96,2% bệnh nhân đồng ý hoạt động thể lực như đi bộ, tập thể dục là cần thiết cho người THA.

Có 89,6% bệnh nhân hoạt động thể lực như tập thể dục hay đi bộ để kiểm soát cân nặng và huyết áp

Có 93,7% bệnh nhân đồng ý rằng người bị THA nên ăn kiêng 1 số thực phẩm để kiểm soát cân nặng.

Có 92,2% bệnh nhân cho rằng ăn mỡ ít hơn so với trước đây. Bệnh nhân đồng ý giảm ăn mặn 96,7%

Thực hành:

Bệnh nhân thực hành theo lời khuyên của bác sĩ bệnh viện là 89,6%. Bệnh nhân có thực hành giảm ăn mặn 92,7%

Có 69,7% biết bớt muối hay nước mắm vào thức ăn khi nấu để phòng ngừa THA.

Về thực hành có 86,9% kiêng ăn để giảm cân nặng. Có 86,6% bệnh nhân THA không uống bia.

Có 94,2% bệnh nhân THA không uống rượu nhẹ (rượu trái cây, rượu nếp, rượu vang)

Có 94,9% bệnh nhân THA không uống rượu nặng như rượu đế. [10]

Nghiên cứu của Tạ Văn Trầm và cộng sự (2007) về: Kiến thức thái độ thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang, kết quả: Có 200 người THA tham gia trả lời phỏng vấn: 72,3% biết THA nhờ vào khám định kỳ, 46,6% biết chính xác ngưỡng HA, 88% biết THA là bệnh nguy hiểm, 73,3% biết cách chữa trị, 16% biết ít nhất một tên thuốc trị HA, 56,5% tuân thủ điều trị, 8,9% điều trị thường xuyên, 22,8% mua thuốc theo toa cũ mà không tái khám[16]

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt (2006) cho thấy chỉ có 34,6% người bị THA biết mình có bệnh còn 65,4% không biết mình bị THA. Có 24,9% đối tượng nghiên cứu sử dụng thuốc điều trị bệnh. Kiến thức của người dân về các yếu tố nguy cơ bệnh tăng huyết áp dao động từ 35% - 85,6%. Kiến thức của người dân về biến chứng của bệnh tăng huyết áp dao động từ 52 % - 84,7% [11].

Như vậy theo các nghiên cứu trên người ta đã tìm được mối liên hệ giữa NB có kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc tốt thì tỷ lệ NB kiểm soát được huyết áp và xảy ra biến chứng giảm chính vì vậy công tác TVGDSK cho người bệnh tăng huyết áp là quan trọng và cần thiết tại các cơ sở Y tế trong quá trình điều trị và cộng đồng Các quy định về Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh THA

Thông tư 07/2014 quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Thông tư quy định: Tư vấn giáo dục sức khoẻ và

hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc.

Quyết định 4858 QĐ-BYT ngày 3/12/2013 về bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện. Trong 83 tiêu chí thì có 13 tiêu chí liên quan đến tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh

Theo Quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế về chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam có 25 tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn 14 đã chỉ rõ điều dưỡng phải có năng lực xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng động.

Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh trong bệnh viện đã xác định nhiệm vụ chăm sóc người bệnh toàn diện là : “ lấy người bệnh làm trung tâm, đáp ứng các nhu cầu điều trị, sinh hoạt hàng ngày, nhằm đảm bảo an toàn, chất lượng và hài lòng của người bệnh”. Với 12 nội dung chăm sóc toàn diện được quy định trong thông tư thì nội dung đầu tiên là tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe. Chính vì vậy TVGDSK cho người bệnh là nhiệm vụ mà mỗi cán bộ y tế cần phải rèn luyện để thực hiện tốt kỹ năng truyền thông GDSK cho người bệnh và gia đình người bệnh.

Theo Quyết định số 1352/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2012 của Bộ Y tế về chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam có 25 tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn 14 đã chỉ rõ điều dưỡng phải có năng lực xác định nhu cầu và tổ chức hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng động.

Thực trạng các biện pháp về phòng và kiểm soát tăng huyết áp đang được triển khai tại Việt Nam.

Ở nước ta nhận thức được vai trò quan trọng của công tác về phòng và kiểm soát tăng huyết áp trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm đến hoạt động về phòng và kiểm soát tăng huyết áp. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị đã khẳng định công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình

mới. Truyền thông giáo dục sức khỏe góp phần tích cực trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về y tế, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong công tác phòng và kiểm soát tăng huyết áp .

Truyền thông giáo dục sức khoẻ là hoạt động không thể thiếu được trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hiện nay ở nước ta hệ thống phòng và kiểm soát tăng huyết áp đã được hình thành từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở. Trong những năm qua, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền bảo vệ sức khỏe nhân dân

Truyền thông phòng và kiểm soát tăng huyết áp cho người bệnh tăng HA ở Việt Nam đã đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống THA. Tuyên truyền về phòng và kiểm soát tăng huyết áp dưới nhiều hình thức như truyền thông gián tiếp được triển khai rộng khắp tại các tỉnh/thành phố thông qua các kênh truyền thông khá phổ biến như phát thanh, truyền hình; truyền thanh qua hệ thống loa truyền thanh của xã/phường/cụm dân cư; đăng tải các thông tin trên báo viết, báo điện tử của Trung ương và địa phương; tư vấn qua điện thoại, Internet, thư từ; sản xuất các bản tin giáo dục sức khỏe tới cộng đồng dân cư phản ánh các hoạt động về công tác tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh tăng huyết áp

Các hình thức truyền thông trực tiếp được triển khai rộng khắp các tỉnh/thành phố với nhiều hình thức như thăm hộ gia đình; thảo luận nhóm; tư vấn sức khoẻ, tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại cộng đồng và thực hành trình diễn/làm mẫu, tại bệnh viện người bệnh THA được tư vấn trực tiếp, thảo luận nhóm, họp hội đồng người bệnh ...

Cụ thể: Phối hợp với Đài truyền hình, Đài phát thanh từ Trung Ương tới địa phương xây dựng và phát sóng các chương trình GDSK phổ biến kiến thức về bệnh THA…nhằm cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về bệnh THA đến với đại đa số

người dân vì mục tiêu đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng. Chương trình được xây dựng một cách ngắn gọn và sinh động thông qua các bài phỏng vấn, nói chuyện với chuyên gia, các tiểu phẩm - tình huống… Ngoài định hướng tuyên truyền nâng cao hiểu biết về bệnh, các chương trình được phát sóng còn phải mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mọi người hiểu được bệnh THA. Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống tăng huyết áp nhận thức đúng đắn về lối sống, quan điểm chưa đúng, tiến tới từ bỏ những thói quen xấu và thực hiện lối sống lành mạnh để phòng chống THA.

Tại cộng đồng, tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về THA với sự hợp tác của các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hộị như Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, trường học … Các buổi nói chuyện và tư vấn được tổ chức với sự hợp tác chặt chẽ của Ngành Y tế và các Bộ, Ban, nghành khác…Tổ chức giao lưu nói chuyện 2 lần/1 năm hưởng ứng các ngày THA thế giới (17/5 hàng năm). Tại các địa phương, tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt định kỳ câu lạc bộ người THA, giúp người dân trao đổi với các chuyên gia về bệnh THA.

Công tác về phòng và kiểm soát tăng huyết áp kết hợp với các cơ quan truyền thông báo chí: Các bài GDSK phổ biến kiến thức về THA, tìm hiểu về bệnh THA…Các báo có số lượng độc giả lớn, cả trên báo viết và báo mạng.

Hình 5: Truyền thông về bệnh Tăng HA

Đặt các bảng tuyên truyền Pano, áp phích về THA tại các vị trí công cộng như: Tại các điểm công cộng đông người qua lại, tại các bệnh viện tỉnh/thành phố; tại các bệnh viện và trung tâm y tế quận/huyện; tại các các trạm y tế xã/phường…Phân phát các tờ rơi tuyên truyền về bệnh THA cho các hộ gia đình, tờ rơi có nội dung dễ hiểu như: THA là gì? yếu tố nguy cơ của THA? Cách phòng bệnh THA? Biến chứng của THA? Thực hiện lối sống lành mạnh phòng chống bệnh THA?

Hình 6: Truyền thông GDSK về bệnh Tăng huyết áp tại khoa Nội tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu Một số nhận xét về thực hiện phòng và kiểm soát bệnh tăng huyết áp của người bệnh tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2021 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)