Thực trạng về phòng và kiểm soát tăng huyết áp cho người bệnh tăng huyết

Một phần của tài liệu Một số nhận xét về thực hiện phòng và kiểm soát bệnh tăng huyết áp của người bệnh tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2021 (Trang 37 - 48)

huyết áp tại khoa Nội Tim Mạch BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc

Khoa Nội Tim Mạch - BVĐK tỉnh Vĩnh phúc (là BVĐK hạng I), với 6 buồng bệnh, số giường thực kê là 49 giường bệnh; với 25 cán bộ nhân viên (trong đó có 20 điều dưỡng, 5 bác sỹ ); số người bệnh nằm điều trị THA nội trú tại khoa trung bình: 46 người bệnh/ngày.( Tổng số Người bệnh trong khoa là trung bình 80người/ngày)

Số lượng điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh tại khoa nội tim mạch có tổng số 12 cán bộ.

Số lượng cán bộ tham gia công tác tư vấn giáo dục sức khỏe tại khoa nội tim mạch bệnh viên đa khoa tỉnh trong thời gian thực hiện báo cáo chuyên đề là 8 cán bộ.

Về người bệnh nằm điều trị tại khoa nội tim mạch trong 6 tháng làm chuyên đề báo cái , ngoài người bệnh có hộ khẩu tại thành phố Vĩnh Yên (10 người), còn có người bệnh có hộ khẩu tại các huyện các nhau như: Sông lô ( 30 người), Lập Thạch ( 20 người), Tam Đảo ( 25 người) đây là các huyện có người tỷ lệ dân tộc khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau. Huyện Sông lô có 10 người dân tộc (dao và nùng)/30 người bệnh vào nhập viện, Huyện Lập Thạch có 8 người dân tộc (dao và nùng)/20 người bệnh vào nhập viện, Huyện Sông lô có 10 người dân tộc dao /25 người bệnh vào nhập viện

Tỷ lệ người bệnh có kiến thức, nhận thức về việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp là rất thấp, 6% người bệnh có hộ khẩu tại Sông Lô và Lập thạch chỉ dùng thuốc khi đến khám bệnh và thấy có chỉ số huyết áp tăng cao, 4,5% người bệnh có hộ khẩu tại Tam Đảo chỉ dùng thuốc hạ áp khi đó thấy có chỉ số tăng.

Những tình hình nêu trên đây cho thấy công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ tư vấn về việc sử dụng thuốc tại khoa nội tim mạch là 1 vấn đề rất quan trọng

Tổ chức thực hiện công tác truyền thông tư vấn giáo dục sức khoẻ tại khoa nội tim mạch đã từng bước được thực hiện và duy trì. Ở tại phòng bệnh điều trị và chăm

sóc đều có phân công điều dưỡng chăm sóc kiêm nhiệm công tác truyền thông giáo tư vấn dục sức khoẻ về việc sử dụng thuốc, nhưng việc thực hiện về tư vấn còn nhiều khó khăn do khối lượng công việc quá tải của điều dưỡng chăm sóc như số lượng tỷ lệ người điều dưỡng / người bệnh chăm sóc còn cao, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác tư vấn còn là còn hạn chế

Các hình thức truyền thông tư vấn sức khỏe tại khoa Nội Tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc

* Góc truyền thông

Góc truyền thông là một hình thức được qui định trong hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ . Do điều kiện cơ sở phòng làm việc của khoa còn thiếu nên khoa không có một phòng dành riêng để tư vấn Tuy nhiên khoa cũng đã cố gắng vận dụng để tạo ra hoạt động của góc truyền thông, khoa đã kết hợp tổ chức tại một phần ở phòng hành chính của khoa ở đó để các tài liệu truyền thông, tờ rơi, tranh lật, tranh gấp… và kết hợp sử dụng không gian của khoa như tường các phòng điều trị - chăm sóc và phòng thực hiện các thủ thuật , hành lang để trưng bày tranh ảnh, áp phích…tuyên truyền giáo dục về sức khoẻ. Các tranh ảnh, áp phích trình bày như vậy tạo điều kiện rất thuận lợi để mọi người, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tiếp cận với tài liệu truyền thông.

Các số tài liệu này do Bộ Y tế, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ của Bộ Y tế, của các viện và cơ quan trực thuộc trung ương biên soạn. Chưa có tài liệu nào về nội dung thống nhất tư vấn do chính các điều dưỡng của khoa chăm sóc tư vấn.

* Tờ rơi là loại tài liệu được sử dụng rất phổ biến trong các hoạt động TTGDSK hiện nay, do tính tiện dụng, hấp dẫn và gọn nhẹ. Tờ rơi được sử dụng ở góc truyền thông của khoa, được các ĐD chăm sóc tại khoa, nhân viên y tế phát cho người bệnh và gia đình người bệnh.

Nội dung các tờ rơi này chủ yếu nói về nguyên nhân, dấu hiệu , biến chứng, biện pháp phòng và tránh xảy ra bệnh THA. Đánh giá chung là các loại tờ đề cập khá

đều về nội dung của bệnh THA theo đúng của các chương trình y tế Quốc gia và hiệu quả tốt.

* Truyền thông tư vấn giáo dục sức khoẻ bằng tranh ảnh cũng là một hình thức được sử dụng rất phổ biến. Khoa trưng bày các tranh ảnh này tại hành lang của khoa, các góc tại địa điểm có tính chất công cộng tại nơi mà nhiều người bệnh và gia đình người bệnh có thể nhìn .

* Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình người bệnh là hoạt động rất cần thiết và hiệu quả cao. Tại khoa, cán bộ y tế tư vấn mỗi khi khám chữa bệnh và chăm sóc cho người bệnh, cho người nhà bệnh nhân. Nội dung tư vấn thường là nói về nguyên nhân mắc bệnh, dặn dò cách sử dụng thuốc, cách ăn uống, cách phòng bệnh…Mỗi lần tư vấn trung bình khoảng 3-4 phút.

Khi xét về mức độ phù hợp của nội dung, hình thức và thời gian truyền thông tin đến người bệnh và gia đình người bệnh về việc tư vấn dùng thuốc trong quá trình điều trị thì hầu hết ĐD trong khoa (khoảng 84%) cho rằng các hoạt động TTGDSK mà khoa đang thực hiện là phù hợp với khối lượng công việc hiện tại ở khoa. Một số ít cho rằng cần phải thay đổi về thời gian 15-20 phút/lần.

Theo ý kiến của đa số người bệnh (khoảng 86%) cho rằng chỉ có 1 hình thức TVGDSK dễ hiểu và có tác dụng nhất, đó là hình thức truyền thông lồng ghép qua các buổi nói chuyện tâm sự trực tiếp với người bệnh .Các nội dung mà ĐD tư vấn cho người bệnh là theo nội dung kinh nghiệm của bản thân và kỹ năng nghề nghiệp. Sự đánh giá của người bệnh về các ĐD tham gia vào TVGDSK khác nhau. Trung bình mỗi ngày một ĐD tham gia TVGDSK được khoảng 2,6 người bệnh. Nhưng vẫn còn tỷ lệ nhỏ ĐD chưa thực hiện TVGDSK cho người bệnh dùng thuốc trong thời gian điều trị tăng HA (khoảng 3,8%) và số ít ĐD thực hiện được TVGDSK cho 5 người bệnh.

Thông qua phỏng vấn nhanh một số người bệnh THA 30 đang điều trị tại khoa nội tim mạch BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc tôi nhận thấy: Kiến thức thái độ thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp tại khoa kết quả: 70,5% không tuân thủ điều trị (do quyên thuốc, do thấy cơ thể ở trạng thái ổn định), 10,9% điều trị thường xuyên, 12% biết ít

nhất một tên thuốc trị HA, 40,8% NB không biết cách theo dõi những tác dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc như thế nào, 78% người bệnh có ít kiến thức về chế độ ăn cụ thể chi tiết của bệnh THA, chính vì vậy người bệnh không biết cách xây dựng chế độ ăn đúng cho bản thân, 36,6% biết chính xác về chế độ ăn HA, 90% NB biết là người bệnh THA cần tập luyện thể dục hàng ngày, nhưng không biết lựa chọn hình thức tập luyện thích hợp cho bản thân và cũng không biết thời gian tập cụ thể trong từng trường hợp, 45% NB chỉ biết biến chứng về tai biến mạch máu não còn các biến chứng về suy thận, suy tim, mắt …hầu như NB đều không biết đến, 50% NB không biết các dấu hiệu cần phải theo dõi và không biết các dấu hiệu nào chỉ báo cần phải báo bác sỹ ngay.

Như vậy NB tăng huyết áp chỉ nắm được kiến thức chung chung về bệnh tăng huyết áp, những kiến thức cụ thể và chi tiết người bệnh vẫn chưa nắm được chính vì vậy mà người bệnh không áp dụng được kiến thức đó vào trong việc tự chăm sóc và duy trì chế độ điều trị cho bản thân

CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN 3.1.Thực trạng của vấn đề

Thực trạng về công tác TVGDSK cho người bệnh THA tại khoa nội tim mạch tại bệnh viện ĐKT Vĩnh Phúc có những ưu điểm sau:

+ Các lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa luôn quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo công tác TVGDSK cho người bệnh tăng HA.

+ Đa số cán bộ y tế có tâm huyết với nghề.

+ Khoa đã tổ chức triển khai TVGDSK cho người bệnh THA bằng hình thức tư vấn trực tiếp lồng ghép trong quá trình điều dưỡng chăm sóc người bệnh. Vì thế khi vào khoa người bệnh được điều dưỡng tư vấn một số kiến thức về bệnh tăng huyết áp.

.

Hình 7: ĐD hướng dẫn NB uống thuốc + Khi người bệnh

được xuất viện về tại cộng đồng, người bệnh được hướng dẫn về chế độ dùng thuốc, chế dộ ăn và cách theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà để phát hiện những biến chứng của THA

- Tuy nhiên, công tác TVGDSK cho người bệnh THA tại khoa nội tim mạch bệnh viện ĐKTP Vĩnh Phúc vẫn con một số nhược điểm / hạn chế sau:

Đa số điều dưỡng tại khoa chưa được tập huấn về công tác TVGDSK vì thế chất lượng TVGDSK chưa cao, cách thức TVGDSK chưa phù hợp với từng người bệnh

Nội dung TVGDSK còn sơ sài, TVGDSK cho người bệnh còn mang tính hình thức, chưa sâu sát đến từng người bệnh.

Khoa cũng chưa có quy định cụ thể về TVGDSK cho người bệnh THA tại khoa

Hình thức TVGDSK còn sơ sài, đơn giản. Hầu hết mới chỉ tập trung vào hình thức tư vấn trực tiếp, các hình thức khác chưa được quan tâm, đặc biệt là chưa tạo ra được môi trường cho người bệnh chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Hạn chế tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện công tác TVGDSK: Chưa có góc truyền thông GDSK riêng, chưa đa dạng các hình thức truyền thông GDSK cho NB tăng HA

Trình độ hiểu biết của mỗi người bệnh khác nhau nên tiếp thu kiến thức còn hạn chế, điều dưỡng chưa xây dựng được cách thức TVGDSK phù hợp với các đối tượng người bệnh.

Công việc của điều dưỡng đôi khi bị quá tải do nguồn nhân lực còn hạn chế, vì thế điều dưỡng chưa đầu tư thời gian vào công tácTVGDSK cho người bệnh, người bệnh vào khoa chỉ được ĐD tư vấn THA trong quá thời gian ngắn.

- Nguyên nhân của hạn chế

Kỹ năng truyền thông GDSK của một số cán bộ y tế còn hạn chế nên khi tư vấn GDKS cho NB chưa hiệu quả, một số điều dưỡng chưa nhận thức hết tầm quan trọng của GDSK nên chưa chú trọng đến nhiệm vụ GDSK cho người bệnh .

Do hạn chế về nhân lực, kinh phí, trang thiết bị (chưa có góc TT – GDSK đôi khi phải sử dụng phòng giao ban, phòng học của học sinh để họp hội đồng người bệnh, tư vấn trực tiếp rất nhanh trong quá trình chăm sóc NB, không có buổi tư vấn cụ thể) nên hiệu quả GDSK chưa cao.

Do tình trạng quá tải người bệnh, nhân lực điều dưỡng ít nên ko đủ thời gian để TVGDSK một cách đầy đủ.

Do tuổi tác, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự tiếp thu của mỗi người bệnh khác nhau nên có một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về bệnh tăng HA.

3.2. Giải pháp

- Tăng cường khả năng, năng lực TVGDSK cho ĐD: Mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng TV GDSK

- Xây dựng những quy định cụ thể về TVGDSK cho NB tăng HA

+ Điều dưỡng phải tư vấn cho người bệnh từ khi vào khoa khám bệnh, điều trị cho tới khi NB ra viện về THA.

+ 1 tháng/ 2lần tổ chức thảo luận, TV GDSK cho người bệnh về THA. - Xây dựng nội dung, chương trình TVGDSK cụ thể cho NB tăng HA: Nội dung TVGDSK nhấn mạnh vào những vấn đề người bệnh còn chưa biết, chưa hiểu, thiếu sót về THA như: Khái niệm về THA, cách dùng thuốc khi ra viện, chế độ ăn, các biến chứng THA, cách theo dõi và phòng bệnh THA trong và sau điều trị tại khoa.

- Trong qúa trình TVGDSK phải xác định đối tượng được TVGDSK để có biện pháp TVGDSK phù hợp. Đa dạng hóa các hình thức GDSK cho người bệnh,

- Thành lập câu lạc bộ THA để người bệnh trao đổi kinh nghiệm

- Giảm tải khối lượng công việc của người Điều dưỡng bằng cách bổ xung nhân lực

KẾT LUẬN 1. Thực trạng TVG

Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh dung thuốc tăng huyết áp tại khoa Nội Tim Mạch – BVĐK Tỉnh Vĩnh Phúc có triển khai tuy nhiên còn nhiều hạn chế: Đa số điều dưỡng tại khoa chưa được tập huấn về công tác TVGDSK vì thế chất lượng TVGDSK chưa cao, cách thức TVGDSK chưa phù hợp với từng người bệnh

Một số điều dưỡng chưa nhận thức hết tầm quan trọng của TVGDSK nên chưa chú trọng đến nhiệm vụ TVGDSK cho người bệnh dùng thuốc

Do tình trạng quá tải người bệnh, nhân lực điều dưỡng ít nên ko đủ thời gian để TVGDSK một cách đầy đủ. Hình thức TVGDSK chủ yếu là tư vấn trực tiếp trong quá trình chăm sóc, còn các hình thức khác hầu như ít tư vấn đến.

Do tuổi tác, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự tiếp thu của mỗi người bệnh khác nhau nên có một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về bệnh tăng HA.

Hạn chế tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để thực hiện công tác TVGDSK

2. Các giải pháp

- Tăng cường khả năng, năng lực TVGDSK cho ĐD: Tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng TT- GDSK

- Xây dựng các quy định cụ thể, nội dung TV về TVGDSK cho NB tăng HA - Trong qúa trình TVGDSK phải xác định đối tượng được TVGDSK để có biện pháp TVGDSK phù hợp.

- Đa dạng hóa các hình thức TVGDSK cho người bệnh như: 1 tháng/ 2lần tổ chức thảo luận, TVGDSK cho người bệnh về THA, thành lập câu lạc bộ THA để người bệnh trao đổi kinh nghiệm.

- Giảm tải khối lượng công việc của người Điều dưỡng bằng cách bổ xung nhân lực.

- Đề xuất khoa bổ xung cơ sở, trang bị cần thiết phục vụ cho công tác GDSK : Có phòng TV riêng, bỏ xung các tờ rơi về bệnh, biến chứng, cách duy trì điều trị THA

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế - Bệnh viện Bạch Mai (2012) Hướng dẫn chẩn đoán và điều

trị bệnh nội khoa Hà Nội, Nhà xuất bản Y học

2. Bộ Y tế (2010), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp” số 3192/QĐ – BYT ngày 31/8/2010

3. Bộ Y tế - Trung tâm TT- GDSK (1990), Giáo trình cơ bản về giáo dục sức khỏe

4. Bộ Y tế (2008) Điều dưỡng nội khoa. Nhà xuất bản Y học

5. Bùi Đức Long (2006), Nghiên cứu tần suất và một số yếu tố nguy cơ

của bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Hải Dương. Luận án Tiến sỹ y học, Hà Nội.

6. Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống THA. Giáo dục sức khỏe

– THA vấn đề cần được quan tâm. Tài liệu huấn luyện tại cộng đồng (2009)

7. Hoàng Cao Sạ và cộng sự (2014), Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp khu vực nông thôn tại Hà Nội và Vĩnh Phúc năm 2014, 1tạp chí Y – Dược học quân sự số 4 – 2015

8. Nguyễn Tuấn Khanh (2011), Kiến thức, thực hành về phòng ngừa, điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2011, Hội nghị tim mạch miền Trung - Tây Nguyên mở rộng lần thứ VI, chủ biên, TP. Buôn Ma Thuật - tỉnh Đăk Lăk.

9. Nguyễn Đăng Phải (2000), Điều tra tình hình bệnh tăng huyết áp và xây dựng mô hình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng. Đề tài cấp tỉnh. Hải dương năm 2000.

10. Nguyễn Văn Út và cộng sự (2007), Kiến thức, thái độ và thực hành của bệnh nhân tăng huyết áp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Một phần của tài liệu Một số nhận xét về thực hiện phòng và kiểm soát bệnh tăng huyết áp của người bệnh tại khoa nội tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2021 (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)