điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Về giới Về giới
Trong khảo sát của chúng tôi nam giới gặp 144 trường hợp, chiếm 80%, nữ giới 36 trường hợp, chiếm 20%. Như vậy tỷ lệ mắc bệnh THA gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. Kết quả này cao hơn một số nghiên cứu khác như: Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh năm 2017 nam giới chiếm 54,3% [18], nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm và CS tỷ lệ nam giới chiếm 55,2% [14], nghiên cứu của Đỗ Minh Sinh năm 2018 tỷ lệ nam giới là 58,8% [13], nghiên cứu của Vũ Xuân Phú năm 2012 tỷ lệ nam giới chiếm 50,8% [17]. Điều này có thể được giải thích là vì ở nam giới thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ giới (như uống rượu nhiều, hút thuốc lá, áp lực công việc cao…) và sở dĩ có sự khác nhau là do đối tượng và địa điểm nghiên cứu khác nhau.
Về tuổi
Bệnh THA hay gặp ở người lớn tuổi, thường gặp ở độ tuổi trung niên trở lên, tuổi càng cao thì tần suất mắc bệnh càng nhiều. Trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi trung bình mắc bệnh là 63.09 ± 9.45 tuổi, trong đó bệnh nhân cao tuổi nhất là 81 tuổi, bệnh nhân ít tuổi nhất là 36 tuổi. Kết quả này cũng tương tự như trong các nghiên cứu khác như: nghiên cứu của Đỗ Minh Sinh tỷ lệ người bệnh từ 60 tuổi trở lên chiếm 86,7% [13], nghiên cứu của Nguyễn Thị Thơm tỷ lệ người bệnh từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 52,8% [14].
Về khu vực sống, điều kiện kinh tế và trình độ học vấn
Khu vực sống, điều kiện kinh tế và trình độ học vấn ảnh hưởng rất nhiều đến kiểm soát, điều trị và theo dõi bệnh THA. Trong khảo sát của chúng tôi tỷ lệ người bệnh sống ở khu vực thành thị chiếm 83,3%, ở khu vực nông thôn chiếm 16,7%. Bên cạnh đó số người bệnh có trình độ học vấn từ THPT trở lên chiếm tỷ lệ 69,4%, dưới THPT chiếm 30,6%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Bùi Chí Anh Minh tỷ lệ đối tượng có trình độ từ THPT trở lên chiếm 50% và tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh với tỷ lệ 56,3%. Khảo sát của chúng tôi có 50% đối tượng là
viên chức, 25% là công nhân và 25% làm nghề tự do, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Hạnh với tỷ lệ 53,6%. Những điều này có thể giải thích là do các đối tượng với trình độ học vấn cao, có khả năng nhận thức được bệnh cũng như các nguy cơ biến chứng của bệnh, cùng với kinh tế ở mức khá sẽ quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, nhận thức được bệnh tật tốt hơn nên đến khám bệnh nhiều hơn. Hơn nữa bệnh nhân sống ở khu vực thành thị ở gần các bệnh viện hơn, tiện cho việc đi khám hơn so với những bệnh nhân sống ở nông thôn ở xa bệnh viện, không đủ phương tiện và điều kiện để đi khám bệnh.
Về cân nặng và chỉ số BMI,
Có mối liên quan chặt chẽ giữa HA và trọng lượng cơ thể. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số BMI bình thường chiếm 72.2%, tỷ lệ người bệnh bị thừa cân chiếm 27.8%. Nghiên cứu cho kết quả đa số người bệnh có thời gian bị tăng huyết áp từ 1-5 năm chiếm 36,1%, 5 – 10 năm 36,1%.
3.1.2. Thực trạng kiến thức về kiểm soát huyết áp của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai
Trong khảo sát của chúng tôi có 61,1% người bệnh biết HA mục tiêu cần đạt được của mình là bao nhiêu. Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu của Bùi Chí Anh Minh năm 2017 với tỷ lệ 55,1% [19] và kết quả nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ và CS với tỷ lệ 66,8% [20].
Có 75% đối tượng nghiên cứu trả lời rằng “Bệnh THA có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống. Có 27,8% ĐTNC cho rằng ăn nhạt có thể kiểm soát huyết áp, có 47,1% ĐTNC cho rằng không uống rượu/bia có thể giúp kiểm soát huyết áp, có 25% đối tượng cho rằng việc cai thuốc lá liên quan đến kiểm soát huyết áp. Có 33,3% đối tượng biết nên hoạt động thể lực từ 30 – 45 phút hàng ngày. Kết quả nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu của Bùi Chí Anh Minh với các tỷ lệ lần lượt là: 90,7%, 64,4%, 9,2% và 56,8%. Và kết quả nghiên cứu cảu chúng tôi cũng thấp hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ với tỷ lệ lần lượt là: 53,2%, 46,8%, 32,9. Nghiên cứu có 38,9% đối tượng cho rằng stress ảnh hưởng đến huyết áp, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ với tỷ lệ 34,1%. Sở dĩ có sự khác nhau này do đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu khác nhau.
-Kiến thức về các biến chứng của THA: Ở khảo sát của chúng tôi dù số người bệnh có khả năng nhận thức về HA mục tiêu cũng như các yếu tố liên quan đến bệnh
cao nhưng khả năng nhận thức về các biến chứng của bệnh vẫn còn khá thấp. Có 52,8% người bệnh cho rằng THA ảnh hưởng đến cơ quan tim mạch. Có 13,9% người bệnh cho rằng THA ảnh hưởng đến thận. Có 38,9% người bệnh cho rằng THA ảnh hưởng đến mắt. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ với tỷ lệ biết về biến chứng suy tim là 42,8%, suy thận 28,9%, xuất huyết võng mạc 24,6% [20].