Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp theo dõi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 65)

Trong suốt quá trình thực tập tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm em đã theo dõi được tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Diễn biến quá trình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Tháng 8/2020 09 10 11 12 01/2021 Tổng

Qua bảng 4.3 cho thấy: tỷ lệ lợn nái đẻ bình thường qua các tháng tương đối cao từ 94,64 - 100% chứng tỏ công tác chăm sóc hộ lý cho nái sinh sản ở trại rất tốt. Tuy nhiên, trong số đó vẫn còn một số trường hợp phải can thiệp khi đẻ dao động từ 0 - 5,36 %. Lợn nái đẻ khó phải can thiệp là do lợn đẻ ở những lứa đầu, do lợn ăn nhiều vào giai đoạn cuối của thai kì làm thai quá to, do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỉ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang

thai. Tỷ lệ đẻ khó cao nhất chỉ 5,36% cho thấy sự chăm sóc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật cho lợn nái sinh sản.

Trong quá trình đỡ đẻ cho lợn nái, em rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là: Việc ghi chép chính xác ngày phối giống cho lợn nái là rất quan trọng, sẽ giúp cho người chăn nuôi xác định được thời điểm lợn sắp đẻ để có kế hoạch chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ quá trình đẻ, chuẩn bị ổ úm cho lợn con. - Khi xác định quá ngày đẻ dự kiến mà lợn chưa đẻ cần xác định lại ngày phối giống và ngày đẻ dự kiến nếu quá 2 ngày đẻ dự kiến lợn chưa đẻ cần tiêm thuốc hẹn đẻ.

- Trong thời gian lợn sắp đẻ thì phải thường xuyên theo dõi, quan sát lợn, không nên để lợn tự đẻ vì lợn mẹ có thể sẽ đè con, cắn con hoặc khi lợn mẹ đẻ khó sẽ không kịp thời xử lý.

- Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng, người đỡ đẻ cho lợn không được để móng tay dài có thể làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn nái trong quá trình can thiệp đẻ khó.

- Khi lợn đẻ phải chú ý từng con một để biết con nào đẻ khó, con nào đẻ dễ, chú ý thời gian đẻ của mỗi con để biết nhanh hay chậm. Một số biểu hiện lợn đẻ khó đã gặp tại cơ sở:

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ không có biểu hiện rặn đẻ. + Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên.

+ Lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do khối lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Lợn mẹ kiệt sức do quá trình rặn đẻ nhiều. - Nếu con mẹ đẻ khó cần can thiệp sớm bằng cách:

49

+ Đầu tiên cho lợn mẹ đứng dậy để đổi ngôi thai nếu sau đó lợn chưa đẻ tiến hành can thiệp bằng tay, dùng thuốc sát trùng cơ quan sinh dục của lợn nái, sát trùng tay, dùng gel bôi trơn tay, sau đó đưa tay vào tử cung lợn, nắm lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

+ Tùy thuộc vào vị trí thai nằm để lựa cách đưa bào thai ra ngoài. + Lưu ý: khi đưa lợn con ra ngoài cần tiến hành nhẹ nhàng theo nhịp rặn của lợn mẹ, tránh thô bạo làm tổn thương niêm mạc tử cung lợn mẹ.

- Sử dụng thuốc cho nái đẻ:

+ Sử dụng oxytoxin: Kích thích co bóp tử cung với liều lượng 2 ml/con.

+ Sử dụng kháng sinh: Sử dụng hitamox liều 1 ml/10 kg TT tiêm 3 mũi liên tục, mỗi mũi cách nhau 1 ngày có tác dụng kháng viêm.

+ Sử dụng Lutalyse: 2 ml/con có tác dụng hẹn đẻ, kích thích mở cổ tử cung đối với lợn nái chậm ngày đẻ.

+ Một số thuốc khác: Anazine: 20 ml/con hạ sốt.

4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại

4.3.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng chuồng trại

Việc phòng bệnh tốt có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được dịch bệnh sảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đặt lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại

Nội dung công việc

Vệ sinh quét dọn chuồng trại hàng ngày Phun sát trùng chuồng trại

50

Từ kết quả bảng 4.4 cho thấy, việc vệ sinh sát trùng luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh quét dọn chuồng nuôi được trại thực hiện ngày 1 lần, trong 6 tháng thực tập em đã thực hiện được 180 lần, đạt 100% công việc được giao. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại, được phun định kỳ 3 lần/tuần, quét vôi đường đi 1 lần/ngày. Trong thời gian thực tập em đã trực tiếp phun sát trùng 72 lần đạt tỷ lệ 100%, quét vôi đường đi lần 180 đạt tỷ lệ 100% công việc phải thực hiện. Nếu trại có tình hình nhiễm dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng lên hàng ngày. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.3.2. Phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin

Trong quá trình thực tập tại cơ sở em đã thực hiện công tác phòng bệnh cho đàn lợn, kết quả được thể hiện qua bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh cho lợn con tại trại

Thời Loại điểm lợn phòng bệnh 1 ngày tuổi Lợn con 3 - 5 ngày tuổi

51

100% số lợn con ở trại đều phải được tiêm sắt. Trong 6 tháng, em đã tiêm Dextran - Fe - B12 được cho 3448 con đạt tỷ lệ 72,94% và cho uống cầu trùng được 4284 con lợn con đạt tỷ lệ là 100% tổng số lợn con trực tiếp chăm sóc.

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại

4.4.1. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó chúng em được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh, cách khắc phục và điều trị bệnh.

Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng của con vật.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Qua bảng 4.6 cho thấy, có 10 con mắc bệnh viêm tử cung, 4 con mắc bệnh sát nhau, 8 con có hiện tượng đẻ khó, 7 con mắc bệnh viêm vú. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 2,97%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó quá trình nuôi dưỡng, chăm

sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 2,38% do ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 1,19%, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sát nhau. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 2,08%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương…

4.4.2. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã tiến hành điều trị một số bệnh sinh sản gặp ở đàn nái đẻ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại

Tên Thuốc bệnh điều trị Viêm Oxytocin tử Pen-strep cung Sát Oxytocin nhau Pen-strep Viêm Pen-strep vú

Đẻ

Oxytocin khó

Kết quả bảng 4.7 cho thấy hiệu quả điều trị của thuốc đối với một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại trại đạt tỷ lệ từ 71,42% đến 100%. - Đối với bệnh viêm tử cung: kết quả cho thấy, trong tổng số 10 nái được điều trị thì điều trị khỏi 8 nái, đạt tỷ lệ 80,00%.

- Bệnh sát nhau: có 4 con khi đẻ bị sát nhau, điều trị khỏi cả 4 con, đạt tỷ lệ 100%.

-Đối với viêm tử cung và bệnh sát nhau sau đẻ, trại điều trị bằng cách: + Thụt rửa tử cung bằng nước muối sinh lý (Nacl 0,9%) 2 l/con, ngày 1 lần, 3 ngày liên tục.

+ Tiêm oxytocine: 2 ml/con/lần ngày 1 lần.

+ Tiêm pendistrep L.A 1ml/10kg TT, tác dụng kéo dài trong 48 giờ, tiêm bắp cổ.

+ Kết hợp với chăm sóc, hộ lý và vệ sinh chuồng trại tốt. Liệu trình điều trị từ 3 - 5 ngày.

- Đối với bệnh viêm vú: trong số 7 con mắc bệnh viêm vú, đã tham gia điều trị khỏi 5 con đạt tỷ lệ 71,42%.

Áp dụng biện pháp điều trị viêm vú, phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh (cục bộ), vắt sữa ở vú bị viêm 4 - 5 lần/ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành. Sử dụng kháng sinh Pen - strep liều 1 ml/20 kg TT điều trị trong 3 ngày kết hợp vệ sinh sạch sẽ sàn chuồng và vệ sinh sát trùng vùng vú bị viêm.

4.4.3. Kết quả chẩn đoán điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ

Ngoài việc theo dõi tình hình bệnh trên lợn nái sinh sản, em còn tiến hành theo dõi một số bệnh lợn con theo mẹ hay mắc phải. Kết quả trinh bày ở bảng 4.8.

54

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại

TT

1 2

Qua bảng 4.8 cho thấy tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con tại trại ở mức độ thấp. Qua kết quả theo dõi 4284 con có kết quả như sau:

Hội chứng tiêu chảy lợn con kết quả có 1150 con mắc bệnh, điều trị khỏi 1065 con đạt 92,60%.

Bệnh đường hô hấp kết quả theo dõi 4284 con thì có 160 con mắc bệnh, điều trị khỏi 152 con, tỷ lệ điều trị khỏi đạt 95,00%.

Trong quá trình chẩn đoán bệnh trên đàn lợn, em đã chú ý quan sát những triệu chứng lâm sàng của những lợn mắc bệnh từ đó phân tích, trao đổi với kỹ thuật tại trại để đưa ra kết luận về nguyên nhân, cách phòng và điều trị cho lợn mắc bệnh.

Nguyên nhân là do lợn con mới đẻ ra sức đề kháng còn yếu, dễ bị ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật xâm hại hay nhiệt độ chuồng nuôi không thích hợp (lạnh quá hay nóng quá) đặc biệt vào những ngày mùa đông nhiệt độ xuống thấp cần phải có ô úm và bóng điện sưởi cho lợn con. Cách khắc phục tốt nhất để hạn chế lợn con mắc tiêu chảy là cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Bên cạnh đó, khi thời tiết lạnh mà lợn con không được giữ ấm sẽ khiến lợn mắc một số bệnh về

đường hô hấp như viêm phổi, đó là nguyên nhân làm cho số lợn con mắc bệnh viêm phổi cũng khá cao (324 con).

Về kỹ năng phát hiện bệnh như sau: + Bệnh đường hô hấp ở lợn con:

Lợn gầy còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh bú với các con khác được nên ngày càng gầy yếu hơn.

Mắt lợn con sưng, có chất tiết dính đầy ở mí mắt, lông xù, còi cọc, mổ khám thấy phổi không đồng màu, dị dạng, mất độ đàn hồi.

+ Hội chứng tiêu chảy:

Chủ yếu quan sát thấy hậu môn dính phân, con vật gầy, sàn ô lợn đó bẩn. Kỹ năng phòng bệnh:

+ Chú ý điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi: Chuồng lợn chửa kỳ cuối: 25

- 27ºC, chuồng đang đẻ: 27 - 28,5ºC, chuồng cai sữa: 31 - 32ºC.

+ Giữ cho chuồng và nhất là sàn luôn khô ráo, sạch sẽ: 3 ngày sau sinh,

sàn lợn con được lau bằng nước sát trùng pha tỷ lệ 1:6000 chờ khô mới cho lợn ra bú sữa, sau 3 ngày nếu sàn ướt thì rắc vôi bột và quét. Phải rắc và quét vôi đường trong chuồng vào mỗi buổi sáng.

+ Phải thường xuyên kiểm tra đàn lợn vào mỗi sáng để kịp thời phát hiện những con mắc bệnh.

4.4.4. Kết quả thực hiện một số công tác khác

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm đuôi, tiêm sắt lợn con, thiến lợn đực.

Đỡ đẻ lợn con: kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau:

+ Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

+ Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt. Vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp.

56

+ Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn lau khô người lợn, lợn con phải khô và sạch.

+ Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC.

+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn

con ra bú.

+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

+ Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm đuôi, tiêm kháng sinh và chế phẩm Fe - Dextran - B12. + Thường thì chế phẩm Fe - Dextran - B12 sẽ được tiêm vào 3 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2 ml/con, nhưng để tránh gây strees cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các công việc đó cùng một lúc.

+ Sắt sẽ được tiêm bổ sung lần 2 vào 7 - 10 ngày tuổi nếu thấy cần thiết.

+ Mục đích là để trong quá trình bú sữa lợn con không dùng răng nanh cắn vú lợn mẹ làm nái đau không tiết sữa và tránh làm bị thương vùng vú lợn mẹ cũng như làm bị thương mặt các lợn con khác vì vi khuẩn có thể thông qua các vết thương này xâm nhập gây nhiễm trùng.

+ Vị trí mài: 1/3 từ cổ răng lên. + Thời gian: sau khi đẻ được 24h.

+ Mục đích là để hạn chế thiệt hại do lợn con cắn đuôi nhau. + Vị trí bấm: dùng kìm nhiệt cắt bấm gốc đuôi 2 cm.

57

+ Thông thường, trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Trong thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 1 hoặc 2 sau khi sinh.

+ Trước khi thiến lợn đực, cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh.

+ Thao tác: đầu tiên tiêm cho lợn con 1 ml/con kháng sinh penistrep. Sau đó người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn, sau đó vặn cho dịch

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w