Tình hình mắc bện hở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 72)

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với các anh kỹ sư của trại. Qua đó chúng em được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh, cách khắc phục và điều trị bệnh.

Sau đây là kết quả của công tác chẩn đoán bệnh dựa trên biểu hiện lâm sàng của con vật.

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại Chỉ tiêu theo dõi

Tên bệnh

Qua bảng 4.6 cho thấy, có 10 con mắc bệnh viêm tử cung, 4 con mắc bệnh sát nhau, 8 con có hiện tượng đẻ khó, 7 con mắc bệnh viêm vú. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm 2,97%, do đàn lợn nái ở đây thuộc các dòng nái giống ngoại có năng suất sinh sản cao, nhưng lại chưa thích nghi được hoàn toàn với điều kiện của nước ta, bên cạnh đó quá trình nuôi dưỡng, chăm

sóc chưa tốt kết hợp với khí hậu không thuận lợi. Tỷ lệ mắc bệnh đẻ khó chiếm 2,38% do ngôi thai không thuận, thai quá to, sức khỏe lợn mẹ yếu. Tỷ lệ mắc bệnh sát nhau là 1,19%, nguyên nhân gây nên bệnh này có thể do kế phát từ các ca lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở thể nặng, do cho ăn quá nhiều ở giai đoạn chửa kỳ 2 làm thai to, khó đẻ, do các thao tác đỡ đẻ không đúng làm đứt nhau, sát nhau. Tỷ lệ mắc bệnh viêm vú là 2,08%, do kế phát từ bệnh viêm tử cung, do nền chuồng bẩn, vú bị tổn thương…

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại ngô thị hồng gấm, huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w