Graffiti, có người gọi là nguệch họa, đó là một hành động "nổi loạn" của bọn trẻ cũng ở các khu phố nghèo da đen để tự khẳng định mình (theo suy nghĩ của chúng). Chúng đã dùng những bình sơn xịt để xịt tên của mình lên các bức tường để mọi người biết đến mình. Gần với hình thức này, trước đó chúng ta thấy có "tag", một hình thức ký tên của mình lên mặt đường của các tay anh chị trùm du đãng vào thập niên 60 để đánh dấu lãnh địa. Nhưng "graffiti" mất nhiều công sức, thời gian hơn "tag" nhiều và cũng có vẻ... nghệ thuật hơn.
Do sự túng thiếu, sự bạo tàn của các băng đảng và cả sự lơ là của giới cầm quyền mà nhiều nơi ở Bronx và Brooklyn gần như bị hoang phế. Và đó cũng là nơi hoạt động của các graffiti, chúng xịt tên mình vào những nơi mà chúng có thể xịt. Nhưng việc làm này cũng chỉ với những "xịt sĩ" biết với nhau. Các "xịt sĩ" nảy ra "sáng kiến" là muốn để mọi người trong cả thành phố biết đến, cần phải xịt lên các bức tường ở thành phố New York và hiệu quả nhất là xịt lên các toa tàu điện, để những "tác phẩm" của mình được mang đi khắp các phố phường.
Từ năm 1970, "xịt sĩ" Taki gốc Hy Lạp đã xịt tên mình trên nhiều bức tường ở New York với "bắ danh" Taki 183 (Taki là tên, còn 183 là số nhà của anh ta). Taki được xem như là người đầu tiên ghi danh vào lịch sử của các nguệch sĩ. Chẳng bao lâu xuất hiện hằng hà sa số các cái tên khác như: Julio 204, Frank 207, Papo 184, Super Kool 223, Lee 163rd, Phase 2, Snake 131 v.v... và v.v... Trong đó Phase 2 được biết đến với kiểu chữ bulles letters, Topcat 126 với kiểu chữ block letters, Flin 707 và Pistol với kiểu chữ 3D... Đó cũng là thành quả đạt được của các graffiti trong quá trình hoạt động của mình.
phần "di sản" của những "xịt sĩ" thập niên 70 khi hưởng ứng trào lưu của hip-hop trong bối cảnh "nổi loạn" của giới trẻ các khu phố nghèo da đen.
Nhưng graffiti gần như là một trò ăn theo trong không khắ ồn ào của DJ, rap, và những bước nhảy giang hồ ở những công viên của các khu phố nghèo tràn đầy băng đảng và những hành động bạo lực. Họ chỉ là những ngườ đứng dưới sàn nhảy và trổ tài nguệch họa của mình. Mãi đến năm 1982, khu Roxy (New York) mới trở thành CLB khiêu vũ và mau chóng trở thành trung tâm của hip-hop, nơi hội tụ những DJ, rapper, vũ công breakdance và graffiti. Graffiti thật sự trổ tài trong ngôi nhà chung đó với những hình vẽ, kiểu chữ theo một phong cách rất riêng của mình, và các nghệ sĩ biểu diễn hip-hop trên sân khấu đã lưu dấu ấn đó vào những trang phục mà họ cho là đầy tắnh chất... hip-hop.
Hip-hop xuất hiện như một loại văn hóa đường phố, nhưng khi có bàn tay của những người hoạt động chuyên nghiệp biến cải và nhất là sự tác động bằng những sản phẩm băng đĩa, phim ảnh..., bộ mặt và tầm ảnh hưởng của hip-hop thay đổi đáng kể và nhanh chóng lan tràn trong giới trẻ của nhiều nước trên thế giới. Cho đến nay, nó là một trào lưu có tác động lên nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội và "thôi miên" giới trẻ ở rất nhiều quốc gia...