12.Hip-hop xuất hiện đầu tiênẦ

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ HIP-HOP (Trang 28 - 31)

Kool Herc - một trong những DJ đầu tiên của hip-hop

Hip-hop xuất hiện đầu tiên ở khu phố bình dân Bronx (New York) vào những năm đầu của thập niên 70, nơi sinh sống của những người Mỹ-Phi và Mỹ-Latin nghèo khổ, trong bối cảnh ma túy và tội ác tràn ngập. Văn hoá hip-hop ban đầu được hình thành với: DJ, rap, nhảy múa và nguệch họa (graffiti). Về sau nó còn được bổ sung thêm những yếu tố như: thời trang, ngôn ngữ đường phố...

Nhóm Zulu Nation được xem là một trong những nhóm hip-hop đầu tiên được Afrika Bambaataa thành lập ở thánh địa hip-hop Bronx (New York). Zulu là tên của một bộ tộc ở Nam Phi đã đánh bại quân Hà Lan vào năm 1879, còn Afrika Bambaataa là thành viên của một băng đảng đường phố tại New York. Nhóm Zulu Nation có những hoạt động hướng thiện để biến những tiêu cực trở thành những điều tốt đẹp với những buổi hội đàm về các giá trị: hoà bình, thống nhất, tình yêu... "Hip" có nghĩa là "đúng mốt" nhưng cũng có nghĩa là "xoay trở"; "hop" diễn tả sự nhảy vọt, vươn tới. Hip-hop hàm ý tài tháo vát cá nhân. Từ hip-hop, nhiều người cho rằng được đặt bởi ca sĩ rap Love Bug Starky. Và lịch sử phát triển của hip-hop không thể tách rời yếu tố quan trọng tạo nên diện mạo của nó - DJ.

Những DJ tạo diện mạo cho sinh hoạt hip-hop

lâu, nhưng các DJ ở Bronx với thiên khiếu của mình cùng bối cảnh thực tiễn đã thật sự làm nên một cuộc cách mạng trong sinh hoạt ở khu phố. Ba DJ được xem là những người có tác động lớn trong sự phát triển của hip-hop giai đoạn đầu cũng cư ngụ tại khu phố này: Kool Herc, Afrika Bambaataa và Grand Master Flash.

Kool Herc có tên là Kool, gốc Jamaica, sống ở Bronx. Là người lực lưỡng và giỏi điền kinh nên các bạn anh gọi anh là Hercule (gọi tắt là Herc). Trước khi là DJ, anh đã từng chơi graffiti, tổ chức những buổi nhảy múa (block party) trong khu phố và chạy các đĩa nhạc soul và funk mà anh ưa thắch. Vì phải chạy nhiều đĩa trên một dàn máy nên những lúc thay đĩa, anh nói (rap) vào micro. Sau này, khi chạy đĩa trên 2 dàn máy và chuyên chú vào việc trộn âm nên anh mời các bạn rap vào micro thay mình theo nhạc trong đĩa, tạo nên nhóm Herculoids, trong đó có Coke La Rock và Clark Kent được xem như là những rappers đầu tiên. Những kỹ thuật trộn âm (mix) của Kool Herc cũng là những kỹ thuật cơ bản cho các DJ ngày nay.

Grand Master Flash là một người gốc Jamaica sinh sống tại Bronx, là người hoàn chỉnh những kỹ xảo trộn âm của Kool Herc, lấy cảm hứng từ âm thanh scratch của Grand Wizard Theodore rồi sử dụng những hiểu biết của mình ở lĩnh vực điện toán để sáng tạo ra kỹ thuật "cào" (scratch) và "cắt" (cut) riêng, đem đến cho nghệ thuật DJ một bước tiến mới.

DJ Afrika Bambaataa thủ lĩnh của nhóm Zulu Nation đã tập hợp nhiều DJ và vũ công, tuy là người đi sau Kool Herc, nhưng chắnh anh tạo nên sự tranh đua với quyết liệt với Kool Herc và những Herculoids trong các block party. Kool Herc và Bambaataa đã thật sự mang lại sinh khắ cho hip-hop. Hàng ngàn người đổ về các công viên để nghe những âm thanh lạ lẫm do các DJ tạo ra, nghe các rapper nói vào micro và xem những vũ công dùng đầu, lưng hoặc chống một tay làm điểm tựa quay tắt... Sinh hoạt ở khu phố Bronx náo động và nhanh chóng lan sang các khu phố khác của New York chỉ trong một thời gian ngắn.

Rap - từ truyền thống đến trò đấu khẩu

"Rap" trong tiếng Anh có nghĩa là một tiếng động nhỏ, trong tiếng lóng Mỹ-Phi, "rap" để chỉ người có lời ăn tiếng nói sắc bén. Sử dụng tài tình lời ăn tiếng nói cũng là một truyền thống đặc biệt trong văn hóa của người Mỹ-Phi có nguồn gốc từ nghệ thuật của các phù thủy châu Phi khi kể huyền thoại về lịch sử bộ lạc.

Ở thập niên 60, H. Rap Brown - một thành viên của nhóm bất bạo động SNNC (Student Non-Violent Coordination Comittee) - được tặng biệt danh "rap" bởi sự nổi trội trong những trò đấu khẩu gọi là dozens, đó là một cuộc tỉ thắ bằng "võ mồm". Trò này được các tay chơi trẻ tuổi ở các khu phố bình dân ưa thắch, họ thực hành rồi pha trộn thêm tiếng lóng của ngôn ngữ đường phố và thường là ứng khẩu tức thì. Khi nói rap trên nền nhạc do các DJ tạo ra, rap được nói theo nhịp điệu có tiết tấu phù hợp với nhạc.

Khi nghe Coke La Rock rap theo nhạc được hòa trộn từ hai dàn máy của Kool Herc, giới trẻ khu Bonx bị kắch thắch và tò mò bởi hình thức mới lạ này, chỉ cần một tờ giấy và một cây bút để thảo ra những ý chắnh. Chỉ với hai dàn máy và chiếc micro, họ tạo ra được một thứ âm nhạc mới mẻ rất dễ dàng, đó cũng là điều khiến rap lôi cuốn giới trẻ. Và lực lượng rapper hùng hậu ở Bronx nhanh chóng hình thành.

Thật dễ hình dung không khắ của hip-hop sẽ ra sao nếu không có breakdance, không có những cú trồng cây chuối để xoay người, những động tác múa có hơi hướng "bạo lực" của những vũ công. Hip-hop xuất phát từ khu phố Bronx - nơi cư ngụ của những

người gốc Phi, mà dân Phi châu là những người ... múa từ trong huyết quản. Điều đó cũng dễ cắt nghĩa tại sao múa trong hip-hop lại đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo không khắ nhộn nhịp cho loại hình này.

Breakdance, "linh hồn" của hip-hop

Khi DJ Kool Herc mix nhạc cho các buổi nhảy trong khu phố, anh ta thường hô lớn "B. boy go down", để mọi người tham gia nhảy. Chữ "B. boy" ngày nay có nhiều cách lý giải như: "Bad boy", "Breaking boy, "Boogie boy"... Boogie là một điệu nhảy đã có từ lâu ở miền tây Hoa Kỳ, Pháp... còn breaking là một lối nhảy mới xuất hiện ở New York. "Break" trong tiếng Anh có nghĩa là "cắt đứt, ngưng nghỉ". Trong nhạc soul và funk, break là lúc ca sĩ ngừng hát, dàn nhạc thì chỉ còn bộ trống và bè bass. Đây cũng là điều mà DJ Kool Herc thấu hiểu và thường cho 2 dàn máy chạy đi chạy lại nhiều lần những đoạn break đầy hào hứng để các vũ công trổ tài.

Những người tiên phong với lối nhảy breaking là những tay giang hồ thuộc các băng đảng đường phố New York, vì vậy những động tác thường mang tắnh võ thuật và hơi hướng bạo lực. Điệu nhảy uprock được xem như tiền thân của breaking là điệu nhảy mang nhiều động tác võ thuật nhất. Một yếu tố rất quan trọng trong breakdance đó là sự đối chọi so tài, đã xuất hiện những trận thách đấu trên sàn nhảy thay vì dao súng trên đường phố của các tay anh chị. Và cũng lắm lúc sàn nhảy hip-hop khu Bronx đã thực sự trở thành chiến trường với những cú đấm đá thật sự và hip-hop lại góp thêm một phần bất ổn vào thế giới vốn đầy bất ổn của những khu phố da đen nghèo đầy dẫy những vấn nạn băng đảng. Trong các cuộc so tài, người có nhiều bước nhảy lạ và "quái" thường dễ được công nhận chiến thắng, cũng chắnh vì vậy mà breakdance không chỉ dùng đôi chân thông thường, có người đã dùng cả đầu, lưng xoay tắt trên sàn nhảy và đó cũng là những động tác được giới trẻ trong các ghetto tán thưởng nhiệt liệt.

Một điều đáng nói là cũng trong thời gian này, James Brown đã sáng tạo ra các bước nhảy good foot và thành công vang dội trong bài Get on the Good Foot. Các bước good foot cũng được sử dụng trong những cuộc tranh tài đang ngày càng lan rộng trong các khu phố nghèo New York cùng với những âm thanh JD và rap.

boy" nhưng bỏ bớt những tắnh chất "bạo lực" bằng cách "popping" hóa nó. Michael Jackson là người đã đưa các bước nhảy moonwalk có nguồn gốc từ good foot vào biểu diễn của mình và khá thành công. Breakdance và hip-hop như đang bắt đầu một cuộc hành trình xa hơn vượt ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của những khu phố da đen nghèo ắt ai biết đến.

Một phần của tài liệu LỊCH SỬ HIP-HOP (Trang 28 - 31)