C- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜ
G- HOẠT ĐỘNG CHIỀU 1 Sinh hoạt văn nghệ:
1. Sinh hoạt văn nghệ:
* Yêu cầu: Trẻ mạnh dạn tự tin thể hiện những bài hát đã học trong chủ đề. * Chuẩn bị: đài , dụng cụ âm nhạc
* Cách tiến hành: Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ quê hương, đất nước, Bác Hồ, Tết thiếu nhi”
- Cho trẻ ôn lại những bài hát đã học trong chủ đề ( cả những bài phù hợp mà trẻ thuộc) - Cho trẻ biểu diễn văn nghệ.( Cô cổ vũ động viên khuyến khích trẻ)
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ. 2. Nêu gương bé ngoan
* Yêu cầu: Trẻ biết nhận xét những ưu nhược điểm của mình và các bạn trong một tuần học vừa qua.
* Chuẩn bị: Phiếu bé ngoan, bảng bé ngoan. * Cách tiến hành
- Hôm nay là thứ mấy các con? Thứ 6 là ngày gì trong tuần?
- Bạn nào cho cô biết trong tuần học vừa qua con thấy có bạn nào ngoan? bạn nào chưa ngoan vì sao?
- Cô nhận xét cả lớp, cho trẻ đếm cờ trong ống. - cô phát phiếu bé ngoan.
2.Vệ sinh – nêu gương – trả trẻ.
* Nhận xét- đánh giá cuối ngày:
- Tình hình sức khỏe trẻ:
- Trạng thái tình cảm thái độ hành vi của trẻ: - Kiến thức, kĩ năng :
Tuần 2 chủ đề: Bác Hồ (Thời gian thực hiện từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 14 tháng 5 năm 2010)
Kế hoạch tuần
A – THỂ DỤC SÁNGI. Mục đích yêu cầu I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ tập đều và đúng các động tác thể dục theo lời bài hát. - Rèn luyện thân thể, phát triển thể chất.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi tập thể dục. II. Chuẩn bị
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ. - Bài hát “ nhớ ơn bác”
- Kiểm tra sức khỏe, trang phục của trẻ. III. Cách tiến hành
1. Khởi động
Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu chân: Đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh chậm sau đó xếp hàng theo tổ.
2. Trọng động
- Hô hấp: thổi bóng bay
- Tay: hai tay đưa sang ngang, đưa ra trước vỗ vào nhau. - chân: chân kiễng gót tay đưa cao,ngồi xuống hạ tay xuống. - Bụng: Cúi gập người về phía trước.
- Bật: bật co một chân.. 3. Trò chơi: Bóng tròn to ( Trẻ chơi 3 – 4 lần)
4. Hồi tĩnh: cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng sân rồi về chỗ ngồi. B – HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Mục đích yêu cầu
1. Góc xây dựng: Trẻ biết xây lăng Bác hồ.
2. Góc phân vai: Trẻ biết chơi đóng vai người bán hàng.
3. Góc tạo hình: Trẻ biết vẽ, nặn, xé dán,cắt hoa,làm dây xúc xích, trang trí ảnh Bác hồ… 4. Góc thiên nhiên: Trẻ biết sử dụng nước tưới cho cây, và biết chăm sóc cây.
5. Góc nghệ thuật: Trẻ mạnh dạn, tự tin biểu diẽn những bài hát, điệu múa mà trẻ biết ca ngợi về đất nước, con người, Bác hồ..
II. Chuẩn bị
1. Góc xây dựng: Bộ xếp hình lăng Bác, gạch, sỏi, thảm hoa, thảm cỏ…. 2. Góc phân vai: Bộ đồ nấu ăn, chai lọ đựng nước.
3. Góc tạo hình: giấy vẽ, bút màu, giấy màu, keo dán… 4. Góc thiên nhiên: Nước sạch, chậu cây cảnh…
5. Góc nghệ thuật: Dụng cụ âm nhạc đài, phách,trống lắc… III. Cách tiến hành
1. Thỏa thuận chơi
-Trò chuyện với trẻ về chủ đề “ quê hương, đất nước” - Quê hương chúng ta có cảnh đẹp gì nổi tiếng?
- Thủ đô của nước ta tên gọi là gì?
- Ở Hà nội có cảnh đẹp gì?( Cô giới thiệu về cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội) - cho trẻ hát “ Yêu Hà Nội”
- Bây giờ cô sẽ cho các con chơi góc.
* Ở góc xây dựng các con nhìn thấy gì ở góc xây dựng? - Con sẽ chơi gì ở góc đó?
Lăng Bác Hồ là nơi Bác yên nghỉ cùng với rất nhiều kỉ vật thiêng liêng đã gắn bó với bác trong cuộc đời hoạt động cách mạng. Hàng ngày có biết bao nhiêu người vào lăng viếng bác.
- Các bác thợ xây lăng Bác phải là người như thế nào? - Ai muốn chơi ở góc xây dựng?
* Thế ở góc phân vai các con nhìn thấy có gì? - Con muốn chơi gì ở góc phân vai?
- Người bán hàng phải là người như thế nào? - Ai muốn chơi ở góc phân vai?
* Góc tạo hình các con nhìn thấy có đồ chơi gì? - Con sẽ làm gì ở góc đó?
- Ai muốn chơi ở góc tạo hình?
* Góc thiên nhiên các con nhìn thấy gì? - Con sẽ làm gì ở góc đó?
- Bạn nào muốn chơi ở góc thiên nhiên?
* Góc nghệ thuật: Các con nhìn thấy gì ở góc nghệ thuật? - các con sẽ làm gì?
- Ai thích chơi ở góc nghệ thuật? Cho trẻ nhận vai chơi và về góc chơi. 2. Quá trình chơi
- Trẻ chơi ở các góc.
- Cô đến từng góc quan sát, gợi ý trẻ chơi. - Cô đóng vai người chơi tham gia cùng trẻ. 3. Nhận xét.
- Cô đến từng góc quan sát, cho trẻ đại diện nhóm đó nói lại công việc và giới thiệu kết quả chơi của nhóm.
- Cô nhận xét bổ sung những mặt được và chưa được, khuyến khích động viên trẻ lần sau làm tốt hơn và cho trẻ cất đồ chơi.
- Sau đó cho cả lớp đi về góc chủ đạo, nhận xét đánh giá về góc đó. sau đó cho trẻ cất đồ chơi.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 10 tháng 5 năm 2010