CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Tổng quan về điện châm
1.4.1. Định nghĩa
Điện châm là phương pháp d ng dòng xung điên phát ra từ máy điện
châm tác động lên huyệt qua kim châm cứu để chữa bệnh [10].
Kích thích của dịng xung điện có tác dụng là dịu đau, ức chế cơn đau, kích thích hoạt động của các cơ, các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng tổ chức, làm giảm viêm, giảm xung huyết, giảm phù nề tại chỗ.
1.4.2. Chỉ định và chống chỉ định
* Chỉ định:
- D ng để cắt các chứng đau cấp và mạn tính trong một số bệnh: đau
khớp, đau răng, đau dây thần kinh, đau sau mổ, sau chấn thương, đau đầu, đau
lưng [20].
- Chữa tê liệt teo cơ trong các chứng liệt: liệt nửa người, liệt dây thần kinh ngoại biên
- Bệnh cơ năng: như rối loạn thần kinh thần kinh thực vật, mất ngủ, táo bón, bế kinh
- Bệnh ngũ quan: như giảm thị lực, giảm thính lực, thất ngôn - Một số bệnh viêm nhiễm: như viêm tuyến vú, chắp, lẹo - Châm tê để tiến hành phẫu thuật.
* Chống chỉ định:
- Các trường hợp bệnh lý thuộc cấp cứu: viêm ruột thừa - Cơ thể suy kiệt, sức đề kháng giảm, phụ nữ có thai
- Cơ thể ở trạng thái không thuận lợi: vừa lao động xong, mệt mỏi, đói bụng
- Tránh châm vào những vùng có viêm nhiễm hoặc lở lt ngồi da và một số huyệt cấm châm như Phong phủ, Nhũ trung
1.4.3. Cách tiến hành điện châm
- Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh, chọn phương huyệt và tiến hành
châm kim đạt tới đắc khí. Kích thích các huyệt bằng máy điện châm (tăng dần cường độ khi đạt đến ngưỡng).
- Cần kiểm tra lại máy điện châm trước khi vận hành để đảm bảo an toàn. - Thời gian k ch th ch điện phụ thuộc vào phương pháp chữa từng bệnh cụ thể, có thể từ 25 ph t đến vài tiếng (như trong châm tê để mổ) [10].
1.4.4. Liệu trình điện châm
Thơng thường điện châm 1 lần/ngày, mỗi lần 25 – 30 phút, một liệu trình điều trị từ 10 – 15 ngày hoặc dài hơn t y theo yêu cầu điều trị.
Cường độ từ 0 – 100 γA ( microampe), tần số kênh bổ từ 1 – 3 Hz,
kênh tả từ 5 – 10 Hz. T y theo ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân mà điều
chỉnh cường độ điện châm cho phù hợp.