Thông tin này được Hãng hàng không Jetstar Pacific đưa ra hôm 5/7. Hành khách mua vé và thanh toán tại Jetstar.com bằng thẻ ATM và Thẻ tín dụng với mức giá chỉ từ 250.000 đồng/chặng. Theo hãng này, sau 5 tháng nghiên cứu và triển khai dự án, Jetstar Pacific thành công trong ứng dụng công nghệ thanh toán trực tuyến bằng thẻ ATM.
Hiện nay, phương thức thanh toán này được áp dụng đối với khách hàng có thẻ ghi nợ nội địa ATM Connect 24* do Vietcombank phát hành. Jetstar Pacific đang tiếp tục làm việc với các đối tác ngân hàng khác để có thể ứng dụng thêm nhiều loại thẻ ATM.
Tuy nhiên, rất có khả năng các chủ thẻ “rất dễ bị đánh cắp thông tin” khi mua vé máy bay điện tử” của Pacific Airlines. Hãng này vẫn chưa có cách nào phòng chống rủi ro cho chủ thẻ vì hiện nay bất kể một ai nếu có được thông tin từ thẻ tín dụng hoàn toàn có thể đặt được chỗ trên PA.
Trước những nghi ngại trên, Pacific Airlines cho biết: “Giải pháp thanh toán trực tuyến (online payment) cho các loại thẻ tín dụng đang áp dụng trong dịch vụ bán vé máy bay điện tử của hãng hiện nay luôn được đảm bảo bằng các công cụ an ninh mạng và an ninh thẻ tốt nhất”. Ngoài ra, website phục vụ dịch vụ này của hãng được xây dựng với sự hợp tác với Navitaire (Mỹ) – công ty cung cấp giải pháp bán vé tốt nhất cho các hãng hàng không giá rẻ trên toàn thế giới, được tư vấn chuyên môn bởi Unisys Corp., một công ty tin học hàng đầu của Mỹ. Với những đối tác và giải pháp cung cấp dịch vụ, hãng tin tưởng vào khả năng bảo mật và phòng ngừa rủi ro cho khác hàng khi tham gia vào hình thức thương mại điện tử khá mới mẻ này tại Việt Nam. Tuy nhiên, phía nhà cung cấp dịch vụ cũng như các đơn vị phát hành thẻ đều đưa ra khuyến cáo bản thân khách hàng cũng chính là một đầu mối trong việc liên kết phòng ngừa rủi ro. Trung tâm thẻ Ngân hàng Kỹ thương Techcombank (một đối tác mới của trong dịch vụ này thông qua thẻ Techcombank Visa), cũng khẳng định rằng những nghi ngại mà người dùng phản ánh là khó xảy ra vì các giao dịch trực tuyến luôn tuân theo các chuẩn mực thế giới; các nhà cung cấp dịch vụ phải tuân theo các chuẩn mực này cũng đặc biệt phải quan tâm đến vấn đề an toàn cho những khách hàng tham gia giao dịch.
Tuy nhiên, Techcombank cho rằng “vấn đề an toàn trong các giao dịch này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ ý thức của khách hàng. Việc nắm rõ các nguyên tắc an toàn và có những biện pháp tự bảo vệ cần thiết là điều vô cùng quan trọng đối với vấn đề bảo mật và an toàn trong các giao dịch trực tuyến”.
Ông Đinh Việt Cường, Giám đốc Trung tâm thẻ Techcombank, đưa ra khuyến cáo: “Thứ nhất, khách hàng chỉ nên đăng ký dịch vụ mua hàng trên mạng khi có nhu cầu và nên tạm đóng dịch vụ này khi không có nhu cầu. Cần đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng thẻ của ngân hàng được gửi kèm khi phát hành thẻ. Thứ hai, khi thanh toán, khách hàng cũng nên lưu ý chọn lựa các website tin cậy, uy tín, khi phát hiện các website có dấu hiệu đáng nghi nên báo ngay cho các cơ quan hữu quan. Đặc biệt, khách hàng nên tuyệt đối bảo mật các thông tin về tài khoản của mình, không tiết lộ mã số PIN cho bất kỳ ai”.
(qua email, website, điện thoại di động…), sẽ giúp chủ thẻ chủ động hơn với những biến động trên tài khoản của mình.
• Các bước làm thủ tục mua vé Jetstar Pacific
Bước1: Truy cập vào website của hãng máy bay giá rẻ Jetstar Pacific có địa chỉ www.jetstar.com.
Bước 2: Tìm chuyến bay
Thực hiện các thao tác Tìm chuyến bay, bạn lựa chọn điểm khởi hành, điểm đến, loại vé khứ hồi hoặc một chiều, ngày đi, ngày về, số lượng hành khách.
Bước 3: Chọn chuyến bayThông tin về giờ bay khởi hành, giờ bay về, số hiệu máy bay và loại vé sẽ được liệt kê để bạn tham khảo. Bạn click để chọn chuyến bay phù hợp.
Bước 4: Thanh toán
Jetstar Pacific cho phép bạn lựa chọn chỗ ngồi trước nếu bạn có nhu cầu. Tiếp theo, bạn điền đầy đủ thông tin liên lạc như tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email.Với thẻ Vietcombank Connect 24 Visa, bạn có thể thanh toán trực tuyến bằng các điền các thông tin thẻ để hoàn thành việc đặt vé.- Chọn loại thẻ thanh toán: Visa- Số thẻ: 16 số in trước mặt thẻ- Tên chủ thẻ: họ tên in trước mặt thẻ- Ngày hiệu lực thẻ: tháng/năm được in trên mặt trước của thẻ- Số CVV2/CVC2: 3 số cuối in sau mặt thẻSau đó, bạn click Mua để hoàn thành việc thanh toán.Lưu ý: việc thanh toán chỉ thành công khi thẻ của bạn đã được đăng ký chức năng thanh toán online với Vietcombank, thông tin thẻ điền đúng và thẻ còn khả năng chi trả.
Bước 5: Xác nhậnVé điện tử sẽ được gửi về email mà bạn đã cung cấp. Bạn sẽ in vé điện tử này để làm thủ tục tại sân bay.Bạn sẽ mất khoảng 5 đến 10 phút để hoàn tất các bước mua vé máy bay giá rẻ tại www.jetstar.com
Website của Jetstar Pacific vừa được công nhận là website thương mại điện tử xuất sắc nhất Việt Nam năm 2008, một giải thưởng thường niên của Cục Thương Mại Điện Tử và Công Nghệ Thông Tin - Bộ Công thương, do hơn 10.000 người tiêu dùng bình chọn.
Tại website này, Jetstar.com, với cả ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, hành khách có thể xem giá vé và mua vé cho 7 điểm đến trong nước của hãng Jetstar Pacific và rất nhiều thành phố khác trong hệ thống bay của Jetstar Australia và Jetstar Asia như Singapore, Jakarta, Sydney và Hong Kong. Ngoài ra, các hành khách còn có thể chọn mua cả bảo hiểm du lịch, hoặc đóng góp vào chương trình giảm khí thải do chuyến bay của họ gây ra cùng lúc với việc đặt vé tại website này. Chỉ cần đăng ký vào chương trình JetMail của hãng qua trang web Jetstar.com, hành khách của Jetstar Pacific có thể biết trước tiên nhiều thông tin về các giá vé khuyến mãi thường xuyên của Jetstar Pacific.
4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIET NAM AIR LINES Thuận lợi:
+ Việt Nam lọt vào Top 20 quốc gia sử dụng Internet trên thế giới
Với hơn 20 triệu người sử dụng Internet, Việt Nam được coi là thị trường tiềm năng cho phát triển thương mại điện tử
Theo thống kê của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin Bộ Công Thương, với 65% người tiêu dùng có tìm hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua, 27% các hoạt động mua sắm trực tuyến, cộng thêm số người sử dụng Internet lên tới 20 triệu người chiếm 25% dân số, Việt Nam đang có những thuận lợi lớn trong việc triển khai các công cụ thanh toán trực tuyến.
+ Cùng với số lượng người sử dụng Internet và thẻ tín dụng tăng nhanh, số lượng người tiêu dùng mua sắm qua mạng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong giới trẻ ở khu vực đô thị. Tâm lý và thói quen mua bán bắt đầu thay đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức mới của TMĐT
Thống kê của Bộ Công Thương cũng cho thấy, năm 2008 có tới 88% doanh nghiệp Việt Nam cho phép nhận đơn hàng bằng các phương tiện điện tử, 45% doanh nghiệp có website và 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ thương mại điện tử. "Những con số này cho thấy nhu cầu bức thiết trong lĩnh vực thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam. Đã đến lúc các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tích hợp chức năng thanh toán điện tử vào website của mình
+ Mấy năm trở lại đây, hạ tầng mạng đã được cải thiện, thị trường cạnh tranh, đề án Luật Viễn thông tiếp tục hoàn thành sửa đổi và các quy định về chữ ký số, chứng thực điện tử... để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo điều tra của Bộ Công Thương tại 1.600 doanh nghiệp trên cả nước, tính đến 11/3/2009 hầu hết các doanh nghiệp đã triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở những mức độ khác nhau và 100% doanh nghiệp có máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11-20 máy tính tăng dần qua các năm và đến năm 2008 đạt trên 20%. Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007.
Báo cáo cũng cho thấy một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh, chiếm 46% trong tổng đầu tư cho công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008, tăng gấp 2 lần so với năm 2007.
Doanh thu từ thương mại điện tử đã rõ ràng và có xu hướng tăng đều qua các năm. 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử. +Ở việt Nam hiện có một số phương thức thanh toán đang được áp dụng đó là trả tiền mặt khi giao hàng, mở tài khoản ở nước ngoài để nhận tiền trả bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản qua Ngân hàng, gửi tiền qua Bưu điện, chuyển qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, phát hành thẻ trả trước…Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, viễn thông và Internet, phương thức thanh toán đã có nhiều đơn vị cung cấp ra đời như OnePay, Opaynet, …
+ Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người tiêu dùng đã được đẩy mạnh trong năm 2008, nhờ sự tham gia tích cực của các ngân hàng trong nước và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử. Giới chuyên gia nhìn nhận, cùng với sự bùng nổ của thị trường viễn thông với tốc độ phát triển thuê bao lên tới 300% như hiện nay thì điên thoại di động trở thành một công cụ hữu hiệu để tích hợp các dịch vụ thanh toán trực tuyến.
thanh toán qua di động sẽ là một xu hướng trong tương lai mà nhiều nước trên thế giới đã trải qua.
+ Việc Chính Phủ ban hành nghị định số 57/2006/NĐ-CP về TMĐT ngày 9 tháng 6 năm 2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về TMĐT. Nghị định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan tới thương mại. Đây là cơ sở để các DN và người tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch TMĐT, khuyến khích TMĐT phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động TMĐT. Nghị định về TMĐT là nghị định đầu tiên hướng dẫn Luật Giao Dịch Điện Tử và là nghị định thứ sáu hướng dẫn Luật Thương Mại sửa đổi được ban hành.
Nhiều bộ, ngành và các cơ quan có thẩm quyền có cố gắng lớn trong việc xây dựng các nghị định khác hướng dẫn thi hành luật Giao Dịch Điện Tử như nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng
+ Cục hàng không đã và đang rà soát lại các đường bay để tạo hành lang bay có tính hiệu quả kinh tế cao nhất, như các phương thức bay, sân bay. Qua thực tiễn khai thác, khảo sát thực địa và phản ánh của các hãng, Cục sẽ có kế hoạch điều chỉnh các đường bay để các hãng khai thác một cách thuận lợi, hiệu quả kinh tế và giảm chi phí xăng dầu.
Cục và Bộ Giao thông Vận tải cũng đã phối hợp với Bộ Tài chính rà soát về mức giá để có chính sách giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như đến 31/12 tới sẽ giảm 5% đối với một số loại phí.
mới hay cũ, các hãng nhà nước hay tư nhân. Tất cả các hãng khi được cấp giấy phép khai thác phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Luật Hàng không như về vốn, an toàn kĩ thuật, tàu bay khai thác, đảm bảo an ninh hàng không…
Ngoài ra, Việt Nam Airline cũng có nhiều thuận lợi khác : ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, có cái lợi là thuê được máy bay rẻ, thuê được phi công cũng dễ dàng, đồng thời hoạt động nhiều năm trên thị trường Việt , Airline có kinh nghiệm tích lũy và uy tín trong hoạt động kinh doanh cũng góp một phần nào trong sự thành công trên lĩnh vực thương mại điện tử…
Khó khăn:
+ Nhận thức của người dân và doanh nghiệp về TMĐT còn thấp
Người tiêu dùng còn chưa đủ tin tưởng vào hình thức mua hàng trực tuyến. mua bán trên internet là môi trường thuận lợi để thực hiện các hành vi gian lận bởi người bán và người mua không hề gặp gỡ mà chỉ tiếp xúc gián tiếp, người mua cũng chỉ biết về hàng hóa thông qua hình ảnh và mô tả trên website chứ không được trực tiếp kiểm tra chất lượng hàng...
Hình thức này đã mang đến những rủi ro nhất định Theo số liệu điều tra của Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen, năm 2006 thế giới có khoảng 10% dân số thực hiện việc mua bán trên mạng trên tổng số 627 triệu người. Tại Việt Nam, 75% số người truy cập Intemet là để xem tin tức, chơi game, chat, email và tra cứu tư liệu. Chỉ khoảng 7% là có biểu hiện mua bán trên mạng.
Từ đó, hoạt động bán hàng trên mạng bị kìm hãm phát triển, cho dù các doanh nghiệp có đẩy mạnh dich vụ bán hàng trực tuyến thì cũng khó lòng kích thích người tiêu dùng hăng hái tham gia.
+ Hệ thống thanh toán điện tử còn bất cập(Khó trong vấn đề thanh toán điện tử. Thực tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải những khó khăn khác cũng bắt nguồn từ nhu cầu được thanh toán trực tuyến. )
+ Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
Khó khăn về quyết toán thuế:Để có thể cung cấp thử nghiệm dịch vụ, VietnamAirlines đã có tới vài lần thay đổi thời điểm thực hiện vì lý do không thể vượt qua được các thủ tục về thuế đối với hình thức thanh toán trực tuyến sẽ áp dụng. Trong một hội thảo về thanh toán trực tuyến mới đây do Vụ Thương mại Điện tử thuộc Bộ Thương mại tổ chức, ông Tô Đình Dũng - Giám đốc Trung
tâm Tin học của Vietnam Airlines đã cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào hàng năm cũng chắc chắn rất vất vả với việc quyết toán thuế và trong số những chứng từ đó, khó quyết toán nhất là những chứng từ có liên quan tới công nghệ. Việc thanh toán trực tuyến có thực hiện được hay không sẽ là vấn đề chứng từ thanh toán nào ứng với nó sẽ được công nhận và không được công nhận
Mặc dù đã được pháp luật công nhận, nhưng hiệu lực thực tế của các chứng từ điện tử không dễ được chấp nhận. Trường hợp bán vé điện tử của Vietnam :Trước đây, vé máy bay (cuống vé) được coi là một loại hóa đơn, nhưng khi chuyển sang bán vé điện tử thì sẽ không có cuống vé, thay vào đó là những chứng từ điện tử được lưu giữ trong hệ thống thông tin của công ty hàng không. Mặc dù pháp luật coi chứng từ điện tử có giá trị "như văn bản" và "như bản gốc", nhưng thực tế tổng cục Thuế chưa sẵn sàng chấp nhận các chứng từ điện tử này, chính vì thế mà Vietnam Airlines được yêu cầu khi bán vé điện tử vẫn phải kèm theo phiếu thu bằng giấy. Yêu cầu này làm cho vé điện tử chỉ là một giải pháp nửa vời, vì trái với mục tiêu giảm chi phí quản lý gắn với giấy tờ và