cao của lịch sử chiến tranh nông dân Việt Nam trong thời trung đại
Trong suốt thời kỳ lịch sử trung đại Việt Nam, mỗi khi các triều đại phong kiến suy vong, mâu thuẫn giai cấp phát triển gay gắt thì giai cấp nông dân luôn đứng dậy đấu tranh chống lại giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột. Tuy nhiên, hầu hết các phong trào đều đi đến thất bại vì nó diễn ra trong phạm trù phong kiến. Vào triều Lý có các cuộc khởi nghĩa của Thân Lợi (1140), Phạm Du (1205), Đoàn Thượng (1212), Nguyễn Nộm (1218). Vào triều Trần có các cuộc khởi nghĩa của Ngô Bẹ (1344), Phạm Sư Ôn, Nguyễn Thanh, Nguyễn Cự… Vào thới Lê có các phong trào của Trần Tuân, Phùng Chương, Trịnh Ân, Lê Ất (1515), Ngô Văn Tổng, Phan Huy
Nhạc (1516), Trần Cao (1510). Từ cuối thế kỷ XVII phong trào nông dân lại bùng lên mạnh mẽ, nhất là vào thế kỷ XVIII nó làm rung chuyển cả chế độ phong kiến đương thời.
Xét về mặt thời gian thì các phong trào này diễn ra liên tục, xét về mặt không gian thì nó rộng lớn nhưng đều đi dến thất bại.
Phong trào nông dân Tây Sơn là phong trào diễn ra một cách rộng khắp diễn ra trong suốt khoảng thời gian 18 năm (1771-1789) đã lần lượt lật nhào các thế lực phong kiến phản động, lập nên một triều đại phong kiến kiểu mới tiến bộ hơn.
Phong trào nông dân Tây Sơn là một cuộc đấu tranh rộng khắp toàn quốc. Từ một địa bàn hẹp, phong trào đã lan ra khắp Đàng Trong và phát triển khắp Đàng Ngoài. Từ một cuộc đấu tranh nông dân đã phát triển thành một cuộc đấu tranh của toàn dân tộc.
Phong trào đã thu hút được một lực lượng đông đảo, từ nông dân nghèo khổ đến cả giai cấp địa chủ phong kiến, từ người miền xuôi đến miền ngược, từ người Kinh đến các đồng bào dân tộc thiểu số. cả một bộ phận đông đảo thợ thủ công và thương nhân người Việt cũng như người Hoa, tạo thành một mặt trận dân tộc rộng lớn.
Phong trào nông dân Tây Sơn đã khắc phục được những nhược điểm của phong trào nông dân trước đó để tạo nên một sức mạnh to lớn đủ sức hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và giai cấp.
Phong trào đã hoàn thành đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử và phần nào đó là nguyện vọng của quần chúng nông dân, giải phóng giai cấp nông dân ra khỏi ách thống trị của các tập đoàn phong kiến phản động, thúc đẩy lịch sử đi lên.
Phong trào nông dân Tây Sơn là một phong trào nông dân độc đáo
Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh emTaay Sơn lãnh đạo có thể coi là một phong trào nông dân độc đáo trong lịch sử Việt Nam. Độc dáo ở chỗ phong trào là phong trào nông dân bậc nhất và cũng là cuộc chiến tranh nông dân duy nhất đã tiến tới giành được chính quyền trong cả nước về tay nông dân. Độc đáo ở chỗ phong trào nông dân Tây Sơn vừa là phong trào nông dân chống áp bức phong kiến vừa là phong trào giải phóng dân tộc đánh thắng mọi kể thù nước ngoài xâm lược.
Phong trào Tây Sơn đã làm cho hệ tư tưởng phong kiến tan rã, có tác dụng thúc đẩy quá trình sụp đổ của chế độ phong kiến. Hệ tư tưởng Nho giáo bị suy yếu nghiêm trọng góp phần mở rộng và làm phong phú thêm các loại hình văn hóa truyền thống của nông dân, tạo ra ý thức dân chủ tự phát nhất định của phong trào. Hình tượng vua Lê chúa Trịnh không còn thiêng liên như trước nữa, không còn đại diện cho quyền lợi của dân tộc mà đã bị sụp đổ.
Phong trào nông dân Tây Sơn đã lật đổ hai tập đoàn phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài, xóa bỏ hai trở lực cho sự phát triển của dân tộc. điều này mang ý nghĩa chống phong kiến và và thúc đẩy xã hội đi lên. Vương triều Tây Sơn được thành lập là một sản phẩm của phong trào nông dân to lớn với nhữn chính sách tiến bộ mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển đất nước.
Sự tồn tại một thực tế là hai lực lượng phong kiến chia đôi đất nước đã làm ảnh hưởng tai hại đến sự phát triển của lịch sử dân tộc. dù tập đoàn này cũng đã từng muốn xóa bỏ sự chia cắt và thống nhất quyền lực nhưng không thể thực hiện nổi. Phong trào Tây Sơn không những đã gạt bỏ hai thế lực phong kiến mà còn xóa bỏ gianh giới chia cắt đát nước để thống nhất đất nước về cơ bản.
Phong trào nông dân Tây Sơn đã đập tan hai lực lượng xâm lượng là Xiêm Và Thanh để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc là sáng tạo của phong trào nông dân. Sự thắng lợi của phong trào Tây Sơn đã thể hiện sức mạnh to lớn của nông dân và của dân tộc. Trong sự thành công của phong trào Tây Sơn có sự đóng góp to lớn của các lãnh tụ: Nguyễn Nhạc là người khởi xưởng và tổ chức đầu tiên, nhưng linh hồn
chính của phong trào là Quang Trung một thiên tài quân sự, chính trị, một anh hùng dân tộc.
Phong trào nông dân Tây Sơn là một phong trào nông dân vĩ đại
Phong trào nông dân Tây Sơn là một phong trào nông dân chống phong kiến lớn mạnh nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Vĩ đại ở chỗ trong thời gian chưa đủ 20 năm, phong trào đã liên tiếp đánh bại cả ba tập đoàn phong kiến đã nắm quyền thống trị đất nước từ lâu đời, nhà Trịnh, nhà Nguyễn trên 200 năm, nhà Lê gần 400 năm. Đánh những đòn quyết định vào vận mệnh của chế độ phong kiến mà gốc rễ đã ăn sâu vào xã hội Việt Nam từ trên 1000 năm lịch sử.làm cho chế độ Việt Nam lung lay đến tận gốc rễ và chờ ngày sụp đổ.
Phong trào nông dân còn vĩ đại ở chỗ nó giành được chủ quyền về tay nông dân trong cả nước trong suốt mấy chục năm trời, một việc mà các phong trào nông dân khác không làm được.
Đứng về mặt hoàn thành những nhiệm vụ lớn lao của thời đại lịch sử lúc ấy là chống ngoại xâm và thống nhất đất nước mà nhận xét chún ta cũng phải khẳng định rằng phong trào Tây Sơn đã có những công lao vô cuàng to lớn đối với dân tộc, Tổ quốc. với chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút đầu năm 1785, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm tiêu tan mưu đồ của phong kiến Xiêm muốn chiếm đoạt lãnh thổ Miền Nam, và với chiến thắng 20 vạn quân Thanh đầu năm 1785, phong trào nông dân Tây Sơn đã vĩnh viễn chấm dứt nạn xâm lược của các tập đoàn phong kiến Phương Bắc không ngừng đe dọa nề độc lập của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy nghìn năm trước.
Nước nhà từ những cuộc Lê- Mạc phân tranh đến Trịnh- Nguyễn phân tranh đã trải qua gần 30 năm chia cắt. chỉ với chiến thắng lừng lẫy của phong trào Tây Sơn rừ suốt từ Nam ra Bắc, đất nước ta được thống nhất, ranh giới chia cắt mới được xóa
bỏ. Công lao của phong trào Tây Sơn đối với nền thống nhất đất nước ở cuối thể kỷ XVIII thật là to lớn. với những sự nghiệp vĩ đại ấy phong trào nông dân Tây Sơn đa giữ một vị trí vô cùng vẻ vang trong lịch sử cách mạng của người nông dân Việt Nam. Cũng có thể nói rằng, trên thế giới ít có một phong trào nông dân có thể đồng thời làm được cả ba nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và thống nhất đát nước như phong trào nông dân Tây Sơn ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII.
KẾT LUẬN
Thế kỷ XVI – XVIII là giai đoạn diễn ra nhiều biến đổi trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội trong lịch sử dân tộc. Sự tha hóa của bộ mày nhà nước đã làm cho tình hình xã hội thêm rối ren. Các thế lực địa phương nổi lên. Đất nước bước vào thời kỳ loạn lạc. Như một quy luạt tất yếu của lịch sử “ có áp bức có đấu tranh”, “ tức nước vỡ bờ”,các phong trào của nông dân lao động lại bùng lên mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Tuy vậy, các phong trào nông dân thời kỳ này đếu đi đến ngoc cụt và bế tắc.
Mặc dù cùng chung số phận với phong trào nông dân thời kỳ này, phong trào nông dân Tây sơn cuối cùng đã không thể giành được thắng lợi cuối cùng, không giữ được thành quả trong suốt 18 năm miệt mài đấu tranh. Nhưng phong trào nông dân Tây Sơn đã làm được những điếu phi thường, khiến người dân trong nước thán phục, kẻ thù khiếp sợ, và hậu thế nghiêng mình khâm phục.
Phong trào nông dân một lần nữa viết tiếp trang sử anh hùng vể vang tiếp nối ngọn lửa nồng nàn yêu nước và chí đánh thắng giắc ngoại xâm của dân tộc Việt. và mãi là trang sử chói sáng qua moi giai đoạn lịch sử, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam trong hành trang tiến vào thế kỷ mới.