Xoa bóp bấm huyệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả của phương pháp xoa bóp bấm huyệt, điện châm kết hợp với điện xung điều trị đau dây thần kinh tọa (Trang 28 - 30)

Xoa bóp bấm huyệt là một loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da cơ và các cơ quan cảm thụ da, cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân. Đây là một phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận y học cổ truyền, có ưu điểm là tiện lợi, rẻ tiền, hiệu quả cao, phạm vi chữa bệnh rộng, phòng bệnh lớn.Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp người thầy thuốc sử dụng đôi bàn tay của mình tác động lên da, cơ, các huyệt vị, xương khớp của người bệnh, nhằm mục đích phòng và điều trị bệnh [32] [35].

Huyệt: Cự liêu, Hoàn khiêu, Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, Côn lôn,

Thái khê, Phục thỏ, Tất nhãn, Hạc đỉnh, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Phong long, Giải khê.

Thủ thuật: Day, lăn, bóp, ấn, vận, phát, điểm, vận động

Trình tự xoa bóp:

 Tư thế người bệnh nằm ngửa

- Thao tác:

+ Day đùi và cẳng chân + Lăn đùi và cẳng chân

+ Ấn các huyệt: Phục thỏ, Tất nhãn, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Giải khê.

+ Vận động khớp: gập chân lại đưa lên bụng 3-5 lần. Làm dãn dần dần đầu gối: Bắp chân người bệnh gác lên cẳng tay thầy thuốc, tay kia để ở gối người bệnh, co duỗi vài lần rồi đột nhiên ấn mạnh vào đầu gối làm khớp gối dãn ra (làm 1-2 lần). Vận động cổ chân: Tay phải giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm ngón chân và quay cổ chân người bệnh 2-3 lần, rồi lấy tay đẩy bàn chân vào ống chân, duỗi bàn chân đến tối đa 2-3 lần. Hai tay ôm chân người bệnh ngón cái để ở mắt cá chân và mắt cá ngoài, ấn xuống và đưa chân vào trong và ra ngoài 2-3 lần. Tay phải giữ gót chân, tay trái nắm bàn chân, cùng kéo giãn cổ chân [16],[35].

 Tư thế người bệnh nằm sấp.

- Thao tác:

+ Xoa bóp vùng thắt lưng.

+ Day mông và chân ( hoặc phát chi dưới). + Lăn mông và chân.

+ Tìm điểm đau và day điểm đau.

+ Điểm Hoàn khiêu, ấn các huyệt: Cự liêu, Thừa phù, Ủy Trung, Thừa sơn, Phong long, Côn lôn, Thái Khê [3];[34].

+ Vận động khớp: Co duỗi khớp gối, mở khép khớp háng + Bóp và vờn chi dưới.

Chỉ định và chống chỉ định

 Chỉ định:

- Các bệnh mạn tính: Thoái hóa, liệt vận động….

- Giảm đau: Đau đầu, đau vai gáy, đau lưng, đau thần kinh hông to, đau cơ, viêm đau dây, rễ thần kinh...

- Các trường hợp co cứng cơ: Liệt cứng, co cơ do kích thích rễ, dây thần kinh.

- Tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho da, dưới da, cơ, thần kinh trong các bệnh bại liệt, teo cơ. Kích thích phục hồi dẫn truyền thần kinh trong tổn thương dây thần kinh ngoại vi hoặc tổn thương các đám rối thần kinh do các nguyên nhân khác nhau.

- Thư giãn, chống mệt mỏi căng thẳng thần kinh, giảm stress. Phục hồi cơ bắp sau tập luyện hay lao động nặng.

 Chống Chỉ định:

- Các trường hợp gãy xương, chấn thương.

- Cơn hen ác tính, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim.

- Bệnh ác tính, các khối u, lao tiến triển.

- Các bệnh ưa chảy máu,các vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, các bệnh da liễu.

- Không xoa bóp vào vùng hạch bạch huyết gây tổn thương và làm giảm sức đề kháng của cơ thể như: đám hạch quanh tai và thái dương, đám hạch khuỷu….

- Vùng bị lở loét, bệnh truyền nhiễm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả của phương pháp xoa bóp bấm huyệt, điện châm kết hợp với điện xung điều trị đau dây thần kinh tọa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)