Các nhân tố từ phía bản thân người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Các nhân tố từ phía bản thân người lao động

Các nhân tố thuộc về người lao động là những yếu tố về khả năng tài chính để chi trả cho việc tham gia BHXHTN, trình độ học vấn, công việc họ đang đảm nhậm. Bên cạnh những yếu tố đó là những ý kiến chủ quan từ họ trong việc đánh giá về các nội dung liên quan đến mục tiêu của nghiên cứu này. Từ mục tiêu đó, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của người trong độ tuổi lao động đối với ý định tham gia BHXHTN.

3.3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học mẫu khảo sát

Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị xã Phổ Yên trong thời gian vừa qua tác giả đã tiến hành khảo sát những người dân trên địa bàn huyện. Do điều kiện

về thời gian cũng như đặc điểm địa bàn dân cư, quy mô dân số nên để thuận tiện cho việc thực hiện quá trình điều tra tác giả lựa chọn khảo sát các nhóm đối tượng khác nhau tại các địa phương có mật độ dân cư cao với các nhóm đối tượng khác nhau bao gồm người làm nông nghiệp, lao động tự do, giáo viên, người buôn bán với quy mẫu là 151 phiếu bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Kết quả khảo sát thực tế được mô tả cụ thể trang bảng số liệu dưới đây.

Bảng 3.10: Kết quả phân tích nhân khẩu học về người trong độ tuổi lao động được điều tra tại Phổ Yên

Nhóm Tần suất % Nhóm Tần suất % Giới tính Độ tuổi Nam 63 41.72 Từ 15 đến 25 28 18.54 Nữ 88 58.28 Từ 26 đến 35 45 29.80 Ngành nghề Từ 36 đến 45 64 42.38

Nông nghiệp 51 33.77 Trên 45 tuổi 14 9.27

CN-XD 28 18.54 Mức thu nhập/tháng GD-Y tế 24 15.89 Dưới 2 Trđ 12 7.95 Buôn bán 36 23.84 Từ 2 đến dưới 3,5 Trđ 32 21.19 Ngành nghề khác 12 7.95 Từ 3,5 đến dưới 5 Trđ 74 49.01 Trình độ học vấn Từ 5 Trđ trở lên 33 21.85 THCS 42 27.81 Ý định tham gia BHXHTN THPT 75 49.67 Có 112 74.17

Trung cấp, cao đẳng 15 9.93 Không 39 25.83

Đại học 10 6.62

Trên Đại học 1 0.66

Khác 8 5.33

Tổng số 151 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Tổng hợp kết quả từ số liệu thu thập được cho thấy tất cả 151 phiếu thu về đều hợp lệ và đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu:

Về Giới tính: Tỷ lệ nam giới chiếm tham gia trong nghiên cứu này là 63 người chiếm 41.72%, trong khi đó tỷ lệ nữ giới cao hơn chiến 58.28%.

Về Độ tuổi: tác giả chia các đối tượng thành bốn nhóm như bảng trên, kết quả tổng hợp cho thấy nhóm có độ tuổi từ 26 đến 35 và từ 36 đến 45 chiếm tỷ lệ cao nhất với lần lượt là 29.8% và 42.38%, đây cũng là nhóm tuổi có ý định tham gia BHXHTN nhiều nhất. Trong khi đó, nhóm tuổi dưới từ 15 đến 25 và nhóm trên 45 chiếm tỷ lệ thấp hơn đáng kể với 18.54% và 9.27% tương ứng. Điều này cho thấy đối tượng của nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

Về ngành nghề của đối tượng được khảo sát: Tỷ lệ người được phỏng vấn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là cao nhất với 51 người chiếm 33.77%, theo sau là nhóm đối tượng hoạt động trong lĩnh vực buôn bán và công nghiệp-xây dựng với lần lượt là 23.84% và 18.54%. Trong khi đó nhóm người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-y tế và các hoạt động khác như may mặc, vận tải tự do chỉ là 15.89% và 7.95%. Mặc dù trên thực tế nhóm đối tượng làm trong lĩnh vực nông nghiệp có ít điều kiện để tham gia BHXHTN nhất nhưng do đặc thù của địa bàn nghiên cứu cũng như mục tiêu của nghiên cứu để có thể đánh giá tổng thể cũng như đưa ra những kết luận cho nghiên cứu này nên tỷ lệ ngành nghề như bảng số liệu tổng hợp trên phản ánh được ý nghĩa của đề tài này.

Về thu nhập thì nhóm có thu nhập từ 3.5 đến 5 triệu đồng chiếm tỷ lệ lớn nhất với gần 50% tổng số người được tham gia khảo sát, tiếp đến là nhóm có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng và nhóm có thu nhập từ 2 đến cận 3.5 triệu đồng/tháng với tỷ lệ trên 21% cho mỗi nhóm này. Nhóm thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng trong nghiên cứu này chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp với 7.95%.

Về Trình độ học vấn của nhóm có trình độ THPT là cao nhất chiếm tỷ lệ gần 50% trong số những người tham gia trong nghiên cứu này. Theo khảo sát đây phần lớn là những tiểu thương nhỏ kinh doanh buôn bán trên địa bàn. Nhóm chiếm tỷ lệ cao thứ hai là nhóm THCS chiếm 27.81%, nhóm này chủ yếu là những người dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó nhóm người có trình độ học vấn từ trung cấp đến đại học có tổng số 25 người chiếm

16.55%, đây là nhóm người chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và y tế, còn lại những nhóm khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Về ý định tham gia BHXHTN, khi được hỏi về mong muốn cũng như ý định tham gia BHXHTN, trong tổng số 151 người trả lời thì có 112 người đưa ra câu trả lời là có chiếm 74.17%, còn lại 39 người tương ứng với 25.85% trả lời là không. Khảo sát thực tế cho thấy, đa phần những người đưa ra câu trả lời không có ý định tham gia BHXHTN là những người có độ tuổi dưới 20 và những người làm nông nghiệp.

Như vậy nhìn chung những người được tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu này đều là những người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, do quy định hiện nay những người ngoài tuổi lao động họ cũng có quyền tham BHXHTN nếu có nguyện vọng và các điều kiện về tài chính, vì vậy trong tổng số 151 cá nhân tham gia trả lời tác giả vẫn tiến hành khảo sát 4 người ngoài độ tuổi lao động theo quy định của luật lao động để có cái nhìn đa chiều về thực trạng của việc tham gia BHXHTN trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

3.3.1.2. Ảnh hưởng của thu nhập tới phát triển BHXH tự nguyện của người trong độ tuổi lao động

Trong những năm gần đây mức sống dân cư bình quân trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã được nâng lên đáng kể góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia các chính sách an sinh xã hội của Nhà nước. Thực tế cho thấy khi đời sống càng được nâng cao người dân càng lo lắng và quan tâm hơn tới chất lượng cuộc sống khi về già. Điều này góp phần đáng lể trong trong việc thu hút người dân tham gia BHXHTN. Khảo sát người dân trên địa bàn thị xã Phổ Yên cho thấy những người với thu nhập cao và ổn định hơn có ý định tham gia BHXHTN nhiều hơn so với những cá nhân thu nhập thấp và không ổn định.

Bảng 3.11: So sánh thu nhập bình quân giữa nhóm người có ý định tham gia BHXH và người chưa có ý định tham gia BHXH

MỨC THU NHẬP Nhóm không có ý định tham gia BHXH Nhóm có ý định tham gia BHXH Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Dưới 2 Trđ 7 17.95 5 4.46 Từ 2 đến dưới 3,5 Trđ 12 30.77 20 17.86 Từ 3,5 đến dưới 5 Trđ 17 43.59 57 50.89 Từ 5 Trđ trở lên 3 7.69 30 26.79 Tổng số 39 100 112 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

So sánh kết quả tổng hợp giữa 2 nhóm đối tượng trên cho thấy có sự ảnh hưởng của yếu tố thu nhập tới việc có ý định tham gia BHXH. Cụ thể ở nhóm thu nhập dưới 2 triệu đồng 1 tháng có tỷ lệ người không muốn tham gia BHXHTN chiếm 17.95%, trong khi đó những người ở nhóm này muốn tham gia BHXHTN chỉ là 4.46%. Như đã đề cập ở trên những người có thu nhập thấp thường là những người làm trong lĩnh vực không có sự ổn định về công việc và nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ khá cao ở nhóm người này trả lời không có ý định tham gia BHXHTN là do thu nhập của họ không đủ đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc đóng bảo hiểm hàng tháng. Tương tự như vậy ở nhóm thu nhập từ 2 đến 3.5 triệu đồng, tỷ lệ người trả lời không có ý định tham gia BHXNTN cũng khá cao với 30.77% so với 17.86% của nhóm người có ý định tham gia BHXHTN. Trong khi đó tỷ lệ những người trả lời có ý định tham gia BHXHTN có thu nhập bình quân từ 3.5 đến 5 triệu đồng/tháng chiếm trên 50% cao hơn trên 7% so với những nhóm người trả lời không có ý định tham gia. Kết quả thống kê cũng cho thấy, ở nhóm có ý định tham gia BHXHTN có thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên chiếm 26.79% so với 7.69% ở nhóm người không có ý định tham gia chính sách bảo hiểm này. Như vậy, từ những kết quả đánh giá trên có rút ra kết luận là thu nhập của những người dân có ảnh hưởng đáng kể tới ý định có hay không tham gia BHXHTN. Với những người có

thu nhập cao và ổn định họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền hàng tháng coi như là một khoản tiết kiệm khi về già, trong khi đó những người thu nhập thấp hơn có thể việc thu nhập thấp ảnh hưởng tới tâm lý trong việc tham gia hoặc cũng có thể là do họ không thể đảm bảo khả năng chi trả theo kỳ đóng của loại hình chính sách này. Mặc dù hiện nay, Chính phủ đã có các gói hỗ trợ người dân khi tham gia BHXHTN nhưng số tiền đó còn thấp so với mức đóng quy định của chính sách bảo hiểm này. Chính vì vậy, cần tiếp tục có những nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp hơn nữa để những người có thu nhập thấp vẫn có cơ hội được tham gia loại hình chính sach an sinh xã hội này.

3.3.1.3. Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới việc tham gia BHXHTN của người trong độ tuổi lao động

Mặc dù số liệu điều tra chỉ là 151 mẫu, nhưng kết quả từ những quan sát này cũng có thể kết luận được về trình độ học vấn của người dân trong độ tuổi lao động có ảnh hướng tới ý định tham gia BHXHTN trên địa bàn thị xã Phổ Yên. Chính vì vậy, từ đánh giá trên có thể thấy việc nâng cao trình độ dân trí cũng là một yếu tố quan trọng góp phần phát triển tỷ lệ người tham gia BHXHTN. Khi trình độ học vấn cao hơn đồng nghĩa với sự hiểu biết của người dân về chính sách BHXHTN cũng tốt hơn, điều này giúp họ nhận thức đúng bản chất cũng như vai trò của việc tham gia BHXHTN hay không. Khi đó người dân hiểu về những lợi ích, quyền lợi của chính họ nhận được khi tham gia BHXHTN.

Bảng 3.12: So sánh trình độ học vấn giữa nhóm người có ý định tham gia BHXH và người chưa có ý định tham gia BHXH

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Nhóm không có ý định tham gia BHXH Nhóm có ý định tham gia BHXH Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) THCS 19 48.72 23 20.54 THPT 12 30.77 63 56.25 Trung cấp, cao đẳng 3 7.69 12 10.71 Đại học 2 5.13 8 7.14 Trên Đại học 0 0 1 0.89 Khác (tiểu học) 3 7.69 5 4.46 Tổng số 39 100 112 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

So sánh trình độ học vấn giữa hai nhóm đối tượng trả lời có ý định và không có ý định tham gia BHXHTN cũng cho thấy có sự khác biệt. Ở nhóm người trả lời không có ý định tham gia BHXHTN có trình độ THCS chiếm tới 48.72% so với tỷ lệ chỉ 20.54% của những người trả lời có ý định tham gia. Tỷ lệ người có ý định tham gia BHXNTN có trình độ THPT là 63 người chiếm 56.25% trong tổng số 112 người, con số này cao gần gấp hai lần so với những người trả lời không có nguyện vọng tham gia BHXHTN. Tương tự như vậy, ở những trình độ học vấn cao hơn, số lượng người có ý định tham gia BHXHTN cao hơn đáng kể so với người không có ý định tham gia cả về số tuyệt đối và tương đối. Ở trình độ học vấn khác (tiểu học), mặc dù nhóm người có ý định tham gia BHXHTN là 5 người nhưng tỷ lệ bình quân ở nhóm này chỉ là 4.46% vẫn thấp hơn so với nhóm không có ý định (7.69%). Như vậy, một lần nữa có thể kết luận được rằng, trình độ học vấn có sự ảnh hưởng tới ý định tham gia BHXHTN của người dân trên địa bàn thị xã Phổ Yên.

3.3.1.4. Ảnh hưởng của ngành nghề tới ý định tham gia BHXHTN của người trong độ tuổi lao động

công việc, ngành nghề nào cũng có thể tham gia BHXHTN không phân biệt giữa người hoạt động nông nghiệp với người làm trong ngành giáo dục-y tế, người buôn bán…. Nhà nước luôn khuyến khích mọi thành phần tham gia BHXNTN để nhằm mục đích ngày càng nâng cao chất lượng sống của người dân trong toàn quốc. Qua khảo sát tại Phổ Yên cho thấy tỷ lệ người có thu nhập thấp phần lớn là những người hoạt động nông nghiệp, họ là những người nông dân mà thu nhập dựa vào con lợn, con gà, cây lúa, hoa màu là chính. Là một địa phương có tốc độ đô thị hóa và CNH nhanh nên diện tích đất cũng dần bị thu hẹp, cùng với đó sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, giá cả bấp bênh. Vì vậy, thu nhập cuối cùng của người làm nông nghiệp không còn lại là bao. Trong khi đó, những người làm nghề liên quan đến công nghiệp - xây dựng như thợ xây, thợ cơ khí hoặc những người làm kinh doanh thương mại, giáo dục - y tế… tuy thu nhập ổn định hơn nhưng chiếm tỷ lệ thấp. Từ thu nhập của mỗi ngành nghề khác nhau sẽ ảnh hưởng tới việc tham hoặc không tham gia BHXHTN.

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của ngành nghề tới ý định tham gia BHXHTN

NGÀNH NGHỀ Nhóm không có ý định tham gia BHXH Nhóm có ý định tham gia BHXH Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 24 61.54 27 24.11 CN-XD 8 20.51 20 17.86 GD-Y tế 0 0.00 24 21.43 Buôn bán 2 5.13 34 30.36 Ngành nghề khác 5 12.82 7 6.52 Tổng số 39 100 112 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Đánh giá giữa nhóm người có ý định tham gia và không có ý định tham gia BHXHTN cho thấy. Đối với nhóm người không có ý định tham gia thì phần lớn họ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với 24 trên tổng số 39 người chiếm 61.51% cao hơn nhiều so với 27 trên tổng số 112 người ở nhóm trả lời có ý định tham gia

BHXHTN. Có 20.51% người không có ý định tham gia BHXHTN làm việc trong lĩnh vực CN-XD so với 17.86% nhóm người có ý định tham gia. Ở ngành nghề này không có nhiều sự khác biệt giữa hai nhóm, đa phần những người trong ngành nghề này là những lao động tự do như thợ nề, thợ xây, thợ hàn…..Qua khảo sát tại địa phương thấy rằng những người trong ngành nghề này họ không hiểu về các chế độ và chính sách của BHXHTN, do đó họ ít quan tâm đến việc có hay không tham gia BHXHTN. Tuy nhiên, đây lại là nhóm người có thu nhập khá ổn định, họ có khả năng chi trả nếu tham gia chính sách an sinh này. Chính vì vậy, đây là nhóm đối tượng tiềm năng mà BHXH cần tập trung hướng tới để có thể thu hút họ tham gia. Đối với những người buôn bán, chỉ có 2 người trả lời không có ý định tham gia BHXHTN trong khi đó có tới 34 người trả lời có ý định mong muốn tham gia. Cũng giống như nhóm thợ nề, thợ cơ khí thì nhóm người buôn bán trên địa bàn thị xã Phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 69)