- Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 3,17 3,21 4,19 6,80 5,
3.3.2.2.3. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ
Ai cũng có thể nhận ra mặt trái của chính sách ưu đãi là những vấn đề tiêu cực có thể nảy sinh.Việc NHPT VN đặt ra công tác tự kiểm tra ở Chi nhánh
không thể đạt hiệu quả vì không có gì để đảm bảo tính trung thực của cán bộ chuyên quản; còn công tác phúc tra tại Chi nhánh liệu có còn khách quan khi báo cáo phúc tra phải thông qua giám đốc trước khi gửi về Hội sở chính, bởi hầu hết các giám đốc Chi nhánh đều không muốn báo cáo những sai phạm của đơn vị mình lên cấp trên. Thậm chí hàng năm NHPT đều cử đoàn kiểm tra về các Chi nhánh để rà soát, chấn chỉnh những sai sót nhưng vẫn không ngăn chặn được tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn ngày một gia tăng. Để công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả cần thực hiện các vấn đề sau:
- Lựa chọn những cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm để bổ sung cho hệ thống kiểm tra nội bộ của Hội sở chính và các Chi nhánh; đặc biệt chú trọng tập trung lực lượng cho bộ máy kiểm tra nội bộ của Hội sở chính nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng phạm vi, quy mô kiểm tra, phúc tra.
- Tăng cường nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm đối với kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống, cũng cần thành lập bộ phận kiểm soát và thẩm định lại trước khi cho vay, nhất là các dự án vay vốn lớn.
- Trên cơ sở các quy chế, quy định và sổ tay nghiệp vụ, NHPT hệ thống hóa và ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất về công tác tự kiểm tra tại các Chi nhánh; trong đó hướng dẫn cụ thể chi tiết các nội dung cần kiểm tra cũng như cách thức báo cáo kết quả kiểm tra, chấn chỉnh sai sót đối với từng loại nghiệp vụ của Chi nhánh.
- Cần có hình thức khiển trách, kỷ luật cụ thể bằng cách hoãn nâng lương khi đền hạn hoặc hạ bậc xếp loại khen thưởng đối với những cán bộ được giao nhiệm vụ nhưng không thực hiện nghiêm túc, che dấu những sai phạm.