Kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện tuần giáo, tỉnh điện biên (Trang 72 - 101)

- Người học ra trường tự tin về nghề nghiệp của mình 4,2 Tốt

(Nguồn: Kết quả khảo sát người học của tác giả, 2019)

Kết quả khảo sát cho thấy, người học đánh giá khá và tốt về các kỹ năng đã đạt được sau khi kết thúc khóa đào tạo. Điều đó cho thấy mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, tuy nhiên trung tâm đã khắc phục khó khăn để phục vụ người học. Mặt khác, về phía người học cũng có ý thức học tập rất tốt, do đó kết quả học tập đều đạt theo yêu cầu.

Đối tượng người học rất quan trọng đối với các trung tâm dạy nghề và đặc biệt đối với việc phát triển đào tạo nghề vì nếu không có người học thì

đó Trung tâm cần phải có định hướng mở thêm các ngành đào tạo mới đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Người học sẽ có cơ hội học thêm nghề mới, hoặc nhu cầu đào tạo lại nghề cũ nhưng với các kỹ thuật mới,… Đó là những định hướng quan trọng giúp phát triển đào tạo nghề của địa phương.

3.3. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đào tạo nghề trên địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

3.3.1. Chính sách của Nhà nước và của tỉnh Điện Biên cho phát triển đào tạo nghề

Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến phát triển đào tạo nghề của cả nước nói chung và Điện Biên nói riêng. Các chính sách tiêu biểu liên quan có thể kể đến là: Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” với nội dung 6 là: “Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, chương trình mục tiêu quốc gia việc làm - dạy nghề, đề án 1956, Chương trình 30a; Dự án Đầu tư nghề trọng điểm thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020...

Giai đoạn 2011-2020, tỉnh Điện Biên đã phê duyệt, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển dạy nghề gồm hệ thống văn bản lên đến 20 quyết định, kế hoạch và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đào tạo nghề trên địa bàn. Trong đó, có một số văn bản chỉ đạo quan trọng như: Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1409/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 của UBND tỉnh Điện Biên; Văn bản số 108/UBND-KTN ngày 13/1/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 636/KH-UBND ngày 26/3/2018 triển

khai công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2018; Quyết định số 16/2018/QĐ-UBND ngày 28/3/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục nghề đào tạo, mức chi phí đào tạo, mức hỗ trợ cụ thể đối với từng nhóm đối tượng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 336/QĐ-UBND ngày 24/04/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

3.3.2. Thị trường lao động, định hướng cung cầu lao động

Nguồn nhân lực của tỉnh tương đối dồi dào, chiếm 55,17 % so với tổng dân số, hầu hết là lao động nông thôn. Những năm gần đây chất lượng lao động ở Điện Biên đã từng bước được cải thiện, trình độ văn hoá và chuyên môn nghề nghiệp của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh. Song nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên nói chung và huyện Tuần Giáo nói riêng hiện nay còn thấp so với khu vực Tây Bắc và trung bình của toàn quốc.

Trên địa bàn huyện Tuần Giáo, dân số trung bình của huyện là: 88.294 người. Trong đó:

+ Số người trong độ tuổi lao động: 52.093 người.

+ Số người trong độ tuổi có khả năng lao động: 50.530 người.

+ Số người qua đào tạo: 26.275 người, chiếm 50,4% tổng số người trong độ tuổi lao động.

+ Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: 49.014 người, chiếm 97% tổng số người trong độ tuổi lao động.

- Năm 2019 đã giải quyết việc làm cho 1.000 lao động, đạt 100% KH giao, trong đó:

+ Tuyển dụng vào các doanh nghiệp, khu công nghiệp ngoài tỉnh: 120 lao động;

+ XKLĐ: 5 lao động (Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan);

+ Thông qua các chương trình phát triển KT-XH khác: 727 lao động. - Công tác tổ chức điều tra thu thập thông tin về cung, cầu lao động; cơ sở dữ liệu thị trường lao động và thực trạng sử dụng lao động trong các doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên. Kết quả cụ thể như sau:

+ Tổng số người có nhu cầu học nghề năm 2019: 1.200 người. + Số người được học nghề: 1.157 người.

+ Số doanh nghiệp có nhu cầu tuyền dụng thêm lao động: 4 doanh nghiệp (12 công nhân, chủ yếu vào vị trí kế toán doanh nghiệp và lao động chuyên môn kỹ thuật có tay nghề).

Nhằm phát huy các nguồn lực, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả, xây dựng và phát triển nhiều mô hình đào tạo phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, nắm bắt được nhu cầu nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang thiếu nguồn lao động qua đào tạo, các cơ sở đào tạo nghề đã thực hiện phương châm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, gắn với nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường và doanh nghiệp sử dụng lao động. Trong đó, chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, phương thức quản lý đào tạo, xây dựng và bổ sung giáo trình, giáo án điện tử nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho tất cả các ngành nghề đào tạo. Quan tâm thực hiện mô hình liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, tăng cường trao đổi hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh. Phát huy hiệu quả mô hình đào tạo gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở tất cả các ngành nghề và tổ chức cho giáo viên, học sinh sinh viên đi thực hành, thực tế sản xuất tại các nhà máy, công trình, công xưởng trong quá trình đào tạo, đảm bảo đầu ra qua sự cam kết

tuyển dụng của doanh nghiệp sau đào tạo. Trong thời gian đào tạo, học sinh, sinh viên được thực hành trên các mô hình thực tế, đảm bảo khi ra trường có tay nghề phù hợp với từng ngành nghề đào tạo; là nguồn lao động trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở tất cả các cơ sở kinh tế xã hội trong và ngoài tỉnh.

3.3.3. Nhận thức của xã hội về dạy nghề và học nghề

Các cơ quan truyền thông, Báo Điện Biên Phủ, Đài phát thanh - Truyền hình của tỉnh thực hiện trên 600 tin, bài phóng sự phản ánh về công tác giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Các tin, bài cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; thông tin về tạo việc làm thông qua các mô hình sản xuất, qua xuất khẩu lao động ...

Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: xây dựng chuyên mục tuyên truyền, xây dựng các trang thông tin, phóng sự đăng tải trên cổng thông tin điện tử, in tờ rơi, in sổ tay với nội dung tuyên truyền chính sách pháp luật của nhà nước về giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, ngành nghề đào tạo, thông tin về thị trường lao động, việc làm, xuất khẩu lao động. Các thông tin, tài liệu được gửi đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh.

Các cơ quan thông tấn báo chí, cơ quan có ấn phẩm báo chí, trang thông tin điện tử và hệ thống thông tin truyền thông cơ sở đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tập trung vào các nội dung chủ yếu: Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; ý nghĩa của Đề án, tác động của Đề án tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mục tiêu và các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án trong từng năm và cả giai đoạn; các giải pháp chủ yếu để thực hiện Đề án, trong đó tập trung phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với nông dân trong việc học nghề, tạo việc làm; tư vấn, giới thiệu học nghề, cung cấp thông tin về hướng nghiệp, dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn... kết quả tổ chức triển khai các hoạt động thuộc Đề án của các sở, ban, ngành, mặt trận, các đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố; ghi nhận hiệu quả của việc dạy nghề gắn với việc làm, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo; đồng thời, phản ánh những khó khăn vướng mắc trong triển khai công tác dạy nghề, sau học nghề và các điển hình tiên tiến trong triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

Cùng với việc tuyên truyền trong các bản tin thời sự, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã duy trì có hiệu quả chuyên mục Nông nghiệp và Nông thôn trên sóng phát thanh; nội dung tập trung tuyên truyền những chính sách mới của Đảng, Nhà nước dành cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân; chương trình xây dựng nông thôn mới; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tuyên truyền sâu rộng về chương trình xóa đói giảm nghèo; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tuyên truyền về việc làm xuất khẩu lao động cho nông thôn; tuyên truyền tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; tuyên truyền các mô hình dạy nghề…; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền về đổi mới công tác nâng cao hoạt động giáo dục hướng nghiệp học nghề đối với học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông; phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên, Hội Nông dân tỉnh tuyên truyền về các loại hình đào tạo nghề phù hợp với địa phương và trình độ nhận thức của người dân.

được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; đồng thời, tạo điều kiện cho người lao động vùng sâu, vùng xa từng bước tiếp cận được chính sách về đào tạo nghề, nắm được kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh và của các cơ sở dạy nghề trong tỉnh tích cực tham gia học nghề để tạo việc làm tăng thu nhập góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn nông thôn, miền núi vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền về đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn gặp không ít khó khăn, hạn chế nhất định: địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, điều kiện đi lại khó khăn; đội ngũ cán bộ truyền thanh, tuyên truyền viên cơ sở còn mỏng và yếu; công tác tuyên truyền mới chỉ tập trung vào các đơn vị chủ lực như Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, do đó làm cho việc tiếp cận thông tin của người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2018 có nơi vẫn còn hạn chế.

3.3.2.4. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đào tạo nghề ở huyện Tuần Giáo

Để đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đào tạo nghề tại huyện Tuần Giáo, tác giả đã phỏng vấn 20 cán bộ, giảng viên của Trung tâm GDNN - GDTX của huyện Tuần Giáo. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra được thể hiện trên Bảng 3.20 như sau:

Bảng 3.20. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đào tạo nghề của huyện Tuần Giáo

Tiêu chí Xếp hạng (%) Không ảnh hưởng Ảnh hưởng ít Trung bình ảnh hưởng Rất ảnh hưởng

1. Chính sách của Nhà nước và của

tỉnh cho đào tạo nghề 0 0 25 45 30

2. Thị trường lao động và định hướng

cung cầu lao động 0 0 15 40 45

3. Nhận thức của xã hội về dạy nghề

và học nghề 0 0 25 45 30

4. Đội ngũ giáo viên và người học 0 0 20 50 30 5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các

cơ sở dạy nghề 0 0 15 40 45

6. Chương trình, giáo trình dạy nghề 0 0 25 40 35

7. Kinh phí đào tạo 0 0 20 45 35

(Nguồn: Kết quả khảo sát cán bộ, giáo viên của tác giả, 2019)

Kết quả trên cho thấy, có trên 75% cán bộ và giáo viên tại Trung tâm GDNN – GDTX của huyện Tuần Giáo cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đều có tác động đến phát triển đào tạo nghề của huyện Tuần giáo. Trong đó tất cả các yếu tố đều có mức độ ảnh hưởng chênh lệch nhau không nhiều. Cụ thể: (1) Yếu tố chính sách của Nhà nước và của tỉnh cho đào tạo nghề có 45% đánh giá có ảnh hưởng và 30% đánh giá rất ảnh hưởng; (2) Yếu tố thị trường lao động và định hướng cung cầu lao động có 40% đánh giá có ảnh hưởng và 45% đánh giá rất ảnh hưởng; (3) Yếu tố nhận thức của xã hội về dạy nghề và học nghề có 45% đánh giá có ảnh hưởng và 30% đánh giá rất ảnh hưởng; (4) Yếu tố tội ngũ giáo viên, đối tượng học nghề có 50% đánh giá có ảnh hưởng và 30% đánh giá rất ảnh hưởng; (5) Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề có 40% đánh giá có ảnh hưởng và 45% đánh giá rất ảnh

hưởng; (6) Yếu tố chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy có 40% đánh giá có ảnh hưởng và 35% đánh giá rất ảnh hưởng. Trong 6 yếu tố ảnh hưởng thì yếu tố thị trường lao động, và trang thiết bị đào tạo được đánh giá có ảnh hưởng lớn nhất. Các yếu tố còn lại được đánh giá có mức độ tương đương nhau. Yếu tố kinh phí và chính sách tuy có vai trò không kém phần quan trọng nhưng trên thực tế đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm vì đa phần học viên đều là người dân tộc thiểu số và được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi khi tham gia học nghề tại Trung tâm.

3.4. Đánh giá chung về phát triển đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế phát triển đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn huyện tuần giáo, tỉnh điện biên (Trang 72 - 101)