Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm:

Một phần của tài liệu bot ngot (Trang 33 - 38)

Gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành L-AG, các yếu tố điều hòa quá trình lên men,quy trình sản xuất và các thiết bị máy móc:

a.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành L-AG: Nguồn cacbon:

Đây là thành phần chính mà vi sinh vật sẽ hấp thu vào. Nguồn cung cấp vật chất cho vi sinh vật sinh trưởng và hình thành bộ khung của L-AG. Có 4 dạng nguồn cacbon dùng lên men là cacbon hydrat, cacbua hydro, cồn và axit hữu cơ. Trong đó cacbon hydrat được dùng rộng rãi nhất. Trong phòng thí nghiệm có thể dùng

glucoza ,fructoza,saccharoza, mantoza, riboza và xyloza. Trong lên men công nghiệp người ta thường sử dụng các loại:

Dùng glucoza thủy phân từ tinh bột

Xenluloza thủy phân bằng acid hoặc enzyme. Rỉ đường mía.

Rỉ đường củ cải đường.

Khi lên men rỉ đường cần thêm một số chất kháng biotin như penicilin, acid béo no C14- C18 với liều lượng và thời gian thích hợp. Vì trong rỉ đường rất giàu biotin khi đó vi sinh vật sẽ phát triển rất mạnh làm cho màng thấm của vi khuẩn dày lên L-AG không thể thấm ra ngoài. Chất kháng biotin có vai trò làm cho việc tổng hợp màng không hoàn chỉnh giúp cho acid glutamic có thể thấm ra ngoài. Nếu dùng giống đột biến không giới hạn bởi biotin thì điều hòa liều lượng các chất sinh trưởng thứ hai đạt giá trị tối ưu cho từng giống tương ứng. Nồng độ cơ chất ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất sinh tổng hợp L-AG của giống. Kinato và cộng sự đã khảo sát và cho rằng nồng độ đường cho vào thích hợp từ 10- 21%. Nếu vượt giới hạn nồng độ đường cho vào càn cao thì hiệu suất lên men càng thấp, hàm lượng L-AG nội bào càng cao, hoạt lực các enzyme cần cho oxy hóa glucoza và α- xetoglutaricdecacboxylaza càng cao. Đối với các cơ chất khác như n – parafin, cồn và acid hữu cơ là những chất ức chế vi sinh vật ở nồng độ cao. Người ta cho vào môi trường ban đầu một lượng nhỏ, sau bổ sung dần vào, nhờ vậy có thể đạt được hiệu suất lên men cao khi dùng etanol, benzoat và n – parafin.

Nguồn nitơ:

cung cấp nguồn nitơ cho quá trình lên men là rất cần thiết, cần thiết cho việc tổng hợp protein tế bào và chiếm tới 9.5% trọng lượng phân tử acid glutamic. Người ta thường dùng các loại muối chứa NH4+ như: NH4Cl; (NH4)2SO4

;NH4H2SO4 ; (NH4)2HPO4 ;NH4OH, hay khí NH3 hoặc ure làm nguồn cung cấp nitơ. Tuy nhiên lượng lớn ion NH4+ có trong môi trường là cần thiết, nhưng lại không có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn cũng như việc tích lũy L-AG. Vì thế người ta để amoni thấp ở giai đạn đầu và thêm dần về sau. Trong công nghiệp người ta thường dùng NH3 dưới dạng nước, khí hoặc ure. Chú ý khi dùng ure phải quan tâm tới nồng độ ban đầu và khả năng chịu đựng ure của mỗi giống.

Các ion vô cơ cần cho sinh trưởng và tích lũy L-AG, làm tăng hoạt lực photphoryl hóa hiếu khí, tăng sự đồng hóa acid axetat, tăng hiệu suất lên men. Các ion cần thiết: : K+ ; Mg+2 ; Fe+2 ; Mn+2 ; PO4-3 ; SO4-2 ; Cu+2 . K2HPO4: 0.05-0.2% KH2PO4: 0.05-0.2% MgSO4:0.025-0.1% FeSO4:0.0005-0.01% MnSO4: 0.0005-0.005%

Trong môi trường vai trò Fe2+ thật sự cần thiết và không thể thay thế, hỗ trợ tích cực cho vi sinh vật phát triển. Nhưng nồng độ Fe quá cao thì lượng L-AG sẽ bị vi khuẩn đồng hóa và tiêu hao dần. Ngoài ra Cu2+ cũng là nguyên tố quan trọng làm tăng hoạt lực photphoryl hóa hiếu khí, tăng sự đồng hóa acid axetat, tăng hiệu suất lên men.

Ảnh hưởng của pH:

pH tối ưu cho sinh trưởng và tạo L-AG của các vi khuẩn sinh L-AG là trung tính hay hơi kiềm, tốt nhất là từ 6-8. Khi dùng môi trường saccharide, người ta phải điều chỉnh quá trình lên men vì môi trường luôn có xu hướng trở nên acid do sự hình thành L-AG và các axit hữu cơ khác gây nên. Để tránh tình trạng tụt giảm pH do quá trình lên men gây ra, người ta thường bổ sung các loại hợp chất của NH4+ như ure dưới dạng khí hoặc nước vào lên men. Thêm vào ngoài mục đích điều chỉnh pH còn cung cấp nitơ cho tổng hợp nên L-AG.

Ảnh hưởng của nhiệt độ:

Đa số vi khuẩn sinh L-AG sinh trưởng và tạo L-AG tốt ở 30- 35oC, số ít ở 35- 37oC, cá biệt ở 41- 43oC. Khi tiến hành quá trình nuôi dưỡng chính ở 37oC và nuôi dưỡng phụ ở 30oC thì hiệu suất chuyển hóa là 15% và kéo theo sự chuyển hóa của acid lactic. Có thể thay đổi nhiệt độ nuôi dưỡng khi thay đổi môi trường dinh dưỡng. Thêm xistin vào môi trường có thể nuôi B.divaricatum ở 37oC ở cả giai đoạn chính và giai đoạn phụ mà vẫn tạo được hiệu suất lên men cao, trong khi nếu không thêm chỉ có thể nuôi cấy ở 30oc.

Ảnh hưởng của hệ thống gió và khuấy:

Thông gió và khuấy trong lên men L-AG có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó nhằm hai mục đích: thứ nhất duy trì nồng độ oxi hòa tan ở mức trên giá trị tới hạn, thứ hai khống chế nống độ CO2 ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng và tích lũy L-AG của các vi khuẩn.

Hirose và cộng sự đã chứng minh rằng khi cung cấp đủ oxi với tốc độ chuyển dịch là rab = 10,5 . 10-7 mol/ml.phút thì tốc độ tạo L-AG và hiệu suất lên men tốt, còn khi cung cấp thiếu oxi thì rab= 2,3 . 10-7 mol/ml.phút thì tốc độ sinh trưởng và tốc độ tiêu thụ đường chậm làm hại cho sinh trưởng, thời gian tạo L- AG ngắn hiệu suất lên men L-AG kém nhưng lại tạo ra một lượng lớn acid lactic và acid sucxinic. Khi cung cấp thừa oxi rab= 68,1 . 10-7 mol/ml. Phút thì sự sinh trưởng và tiêu hao đường bị ức chế mạnh mẽ, chỉ có một lượng cực kì nhỏ L- AG được tạo thành và thay vào đó là acid α- xetoglutaric.

Ảnh hưởng của thực khuẩn thể:

Thực khuẩn thể là yếu tố gây hại cho vi khuẩn, hầu hết các thực khuẩn thể phân lập được đều rất nhạy cảm với các tác nhân vật lý và hóa học, thời kì làm quen của các thực khuẩn thể rất ngắn chỉ khoảng 30- 50 phút, để an toàn cho sản xuất người ta cho các chất giống thực khuẩn thể vào môi trường ngay từ đầu để tạo khả năng thích nghi cho vi khuẩn , đồng thời tiến hành luân canh giống 2-3 tháng một lần.

Ảnh hưởng của dầu phá bọt:

Trong quá trình lên men acid glutamic, phá bọt là việc làm cần thiết. Dùng lượng dầu quá lớn và thời điểm cho dầu không đúng lúc ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vi khuẩn và sinh tổng hợp L-AG.

Ảnh hưởng của việc cung cấp điện tử:

Qua nghiên cứu của Hongo và Iwahara đã khẳng định bản chất của hiệu ứng điện tử là ở chỗ khi có dòng điện chạy qua, các tế bào hấp thụ nhiều ion Natri hơn và do vậy, màng tế bào có tính bán thấm tốt hơn đối với L-AG. Trong trường hợp lên men trong môi trường giàu Biotin, chế độ cung cấp điện tử làm thay đổi thành phần acid béo tế bào và cấu trúc bề mặt tế bào dẫn đến tế bào

giàu Biotin tương tự tế bào nghèo Biotin và dễ cho L-AG nội bào thấm ra ngoài môi trường.

Nguồn các chất điều hòa sinh trưởng:

Chất điều hòa sinh trưởng quan trọng nhất trong môi trường lên men L-AG nhờ các giống thiên nhiên là Biotin. Để hiệu suất lên men L-AG cao, nồng độ Biotin phải nhỏ hơn nồng độ tối ưu cần thiết cho sinh trưởng. Biotin quyết định sự tăng trưởng tế bào , quyết định cấu trúc màng tế bào, cho phép L-AG thấm ra ngoài môi trường hay không và có vai trò quan trọng trong cơ chế oxi hoá cơ chất tạo nên L-AG.

b.Các yếu tố điều hòa quá trình lên men:

Biotin: hay còn gọi là vitamin H, có vai trò kích thích sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, từ đó rút ngắn thời gian nuôi cấy và giảm chi phí sản xuất. Khi đủ Biotin vi khuẩn sinh trưởng vừa phải diễn biến lên men êm dịu và tạo nhiều L-AG. Khi thừa Biotin vi khuẩn sinh trưởng rất mạnh mẽ, tiêu hao đường nhanh , sinh rất ít L-AG mà chủ yếu là acid lactic, sucxinic, aspactic và alanin. Khi thiếu Biotin vi khuẩn sinh trưởng và tạo L-AG kém. Khi dùng glucoza với nồng độ 10% làm cơ chất thì nồng độ Biotin tối ưu là 3µg/l. Ngoài ra Biotin còn điều chỉnh tốc độ oxi hóa hoàn toàn cơ chất cacbon và xác định hiệu suất tăng thu hồi trong sinh tổng hợp L-AG.

Các chất thay thế Biotin: có vai trò rất quan trọng trọng trong lên men L-AG đó là acid Aspatic và acid oleic.

Các chất tương tự Biotin hay tiền chất Biotin có thể thay thế hoàn toàn Biotin, nhưng hoạt lực thấp, đôi khi còn làm giảm hiệu suất sinh L-AG.

Các chất kháng Biotin:

Penicilin G (PG): vi sinh vật phát triển trên môi trường giàu Biotin có khả năng tích lũy L-AG ngoại bào. Chúng liên tục hấp thu Biotin, liên tục phân cắt và tăng lên về khối lượng và chỉ dừng lại khi nào môi trường lên men không cần Biotin nữa dẫn đến gây sự lãng phí về mặt nguyên liệu. Do đó trong công nghiệp muốn cho các giống sinh L-AG có khả năng tạo môi trường giàu Biotin phải sử dụng các chất kháng Biotin. Ở đây các nhà sản xuất hay sử dụng các chất kháng

Biotin là 1 chất kháng sinh như PG vì: nó có khả năng kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật, ức chế quá trình tạo màng làm cho màng phát triển không trọn vẹn dẫn đến L-AG dễ thấm ra ngoài môi trường hơn.

Các chất có tác dụng tương tự penicilin như: cephalosporin, novobioxyn, tetracylin, clotetraxylin, baxitraxin, cloramphenicol, streptomyxin, dextromyxin… đều có tác dụng tương tự, nhưng hoạt lực thấp hơn PG.

Các chất hoạt động bề mặt mang ion dương, ion âm hay không ion hóa đều có tác dụng tương tự PG.

Nhiều loại rượu có tác dụng tương tự PG như: isobutanol, resorcinol, na- propionat và pentachlorophenol.

c.Ảnh hưởng của quy trình sản xuất và thiết bị máy móc:

Để sản phẩm đạt chất lượng thì đòi hỏi cần có một quy trình sản xuất tiên tiến và các loại máy móc phù hợp. Qua từng công đoạn sản xuất cần có sự giám sát quản lý chặt chẽ, tránh những sự cố do kĩ thuật gây ra. Ngày nay, với nhiều loại thiết bị máy móc hiện đại, vì vậy cần áp dụng vào sản xuất để nâng cao chất lượng và hiệu suất thu hồi sản phẩm.

Quá trình sản xuất đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật phải giàu kinh nghiệm thực tế và có những quyết định chính xác để không gây lãng phí và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Hóa sinh công nghiệp_GS.TS Lê Ngọc Tú (chủ biên) Công nghệ sản xuất mì chính và các sản phẩm lên men cổ truyền_GS.TS.

Nguyễn Thị Hiền (chủ biên)

http://forum.hanoifishing.com http://www.ebook.edu.vn http://community.h2vn.com

Một phần của tài liệu bot ngot (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w