Cơ hội thăng tiến trong công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 49)

X Đánh giá chung về chất lượng đào tạo

4 Cơ hội thăng tiến trong công việc

5 Khả năng tự tạo việc làm

Nguồn: Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về Đề án “Đào tạo

nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Chính phủ, 2009)

- Người sử dụng lao động đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua khả năng đáp ứng yêu cầu trong công việc của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề, gồm: mức độ kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.

Người sử dụng LĐ đánh giá CLĐTN cho LĐNT qua khả năng đáp ứng yêu cầu công việc (gồm 3 tiêu chí: mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp). Sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức đánh giá sẽ phản ánh CLĐTN cho LĐNT qua góc nhìn của người sử dụng LĐ. Giá trị trung bình càng cao thì càng thể hiện mức CLĐTN cao.

- Đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua góc độ quản lý nhà nước về đào tạo nghề: số lượng và cơ cấu cơ sở dạy nghề đã đạt kiểm định hoặc được chứng nhận mô hình quản lý chất lượng theo ISO hoặc TQM.

2.3.4. Chỉ tiêu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. cho lao động nông thôn.

Nhóm chỉ tiêu này được đánh giá thông qua giá trị trung bình về mức độ hài lòng theo thang đo Likert 5 điểm và tỷ lệ % đạt được các mức (chưa tốt, tốt, rất tốt) của các nhân tố sau: Cơ chế quản lý; Tổ chức đào tạo; Nhân lực; Chương trình đào tạo; Giáo trình, tài liệu học tập; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Dịch vụ người học; Nguồn tài chính.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ

3.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên. 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

Đại từ là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành phố Thái Nguyên 25 Km, phía bắc giáp huyện Định Hoá; phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành phố Thái Nguyên; phía đông giáp huyện Phú Lương; phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 57.790 ha với 171.721 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..; chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên, số lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn khoảng 14 vạn người, trong đó số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ 60%, số lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động chiếm khoảng 11 vạn người .

Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng, là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang, năm 2019 huyện Đại Từ được Chính phủ công nhận là huyện An toàn khu.

Do vị trí địa lý của huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi: Phía tây và tây nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m. Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa, phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m, phía nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam. Nhờ các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện (đặc biệt là cây chè). Do mưa nhiều, khí hậu thường ẩm ướt với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển.

Hệ thống sông ngòi ở huyện Đại Từ khá dày đặc, sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Hoàng Nông, Mỹ Yên, Ký Phú, Cát Nê, v.v... cũng là nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của huyện. Hồ núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.

Đại Từ có tổng diện tích tự nhiên 57.790 ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 34,7%%, đất lâm nghiệp chiếm 49,7%; đất chuyên dùng 6,13 %; đất thổ cư 3,69 %. Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 99, 66%, còn lại 0,34% diện tích tự nhiên chưa sử dụng.

Huyện Đại Từ là huyện có nguồn tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản phong phú: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Tuy nhiên rừng ở Đại Từ chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy. Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất tỉnh với 15/30 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng, được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:

- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: chủ yếu là than nằm ở 8 xã của huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ than Núi Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn/ năm.

- Nhóm khoáng sản kim loại:

+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13 nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù vân.

+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các xã phía bắc của huyện như Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn lại phân tán.

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm rải rác ở các xã trong huyện , trữ lượng nhỏ, phân tán.

- Khoáng sản và vật liệu xây dựng:

Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy dùng làm vật liệu xây dựng phục vụ tại chỗ của huyện .

Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất, cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên huyện , liên xã, xóm trong những năm tới.

Hiện nay, toàn huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 30/30 xã, thị trấn có điện thoại. Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho bưu điện phục vụ các thông tin, báo chí đến các xã, xóm kịp thời trong ngày.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội

Đại Từ có vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Là huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên hơn 20 km. Hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn các huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn.

Hơn nữa, huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, trữ lượng tương đối lớn. Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển và xuất khẩu.

Nhờ có vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, Đại Từ có điều kiện phát triển nhiều loại vật nuôi và cây trồng. Lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của huyện.

Đại từ là huyện có tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn; Trên cơ sở Hồ núi cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng nối lièn với khu ATK Tân Trào- Tuyên quang và Định Hoá.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn về thời tiết, thiên tai, bão lụt, thiếu điện cho sản xuất, sinh hoạt; tình hình lạm phát giá cả hàng hoá tăng cao và không ổn định, nhưng huyện Đại Từ đã phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà nghị quyết kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung đạt 10,05%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 22,3 triệu đồng.

Huyện chú trọng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm thu hút lao động ở nông thôn, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là cơ sở để xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện.

Giá trị sản xuất toàn ngành nhịp độ tăng bình quân trong giai đoạn 2016- 2018 đạt từ 7,6% trở lên, trong đó trồng trọt 7,5%, chăn nuôi 7,5% và lâm nghiệp là 9,5%. Sản lượng lương thực đạt 449.500 tấn, chè 39.000 tấn búp tươi, đưa diện tích lúa lai từ 5.000 - 5.500 ha.

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 2.560 tỷ đồng.

Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, các mặt văn hoá xã hội cũng phát triển và có tiến bộ mới. Mạng lưới trường lớp từng bước được xắp xếp qui hoạch lại. huyện tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện có hiệu quả Chương trình đề án phát triển Giáo dục & đào tạo, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập bậc THPT; Tăng cường xây dựng các trường chuẩn quốc gia ở các cấp học. Mạng lưới y tế được tăng cường củng cố cả về cơ sở vật chất và lực lượng, đảm bảo khám chữa bệnh cho nhân dân. Công tác kế hoạch hoá gia đình được thực hiện tốt. Các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được triển khai đồng bộ; Diện bảo hiểm y tế được mở rộng; Công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm thực hiện.

Các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao mức sống người lao động, được Cấp uỷ và Chính quyền từ huyện tới cơ sở chỉ đạo thực hiện có kết quả, đã xây dựng chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2010 - 2014. Tổ chức triển khai toàn diện các chương trình có mục tiêu trên địa bàn. Trong 3 năm 2011- 2013, toàn huyện đã giảm được 3.179 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm được 3,99% tỷ lệ hộ nghèo tương đương với 1.000 hộ mỗi năm, giải quyết việc làm mới cho khoảng 22.000 lao động.

* Nông nghiệp

Cây trồng lương thực (lúa, ngô) và đặc biệt cây chè là thế mạnh của huyện. Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương...

Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ 12.000 ha đến 12.500 ha, sản lượng lương thực có hạt năm 2016 đạt 7679 tấn, tăng 3% so với năm trước. Bình quân lương thực đạt 431 kg/người/năm (2016).

Cây chè là cây kinh tế mũi nhọn, là cây tạo ra sản phẩm hàng hoá vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa. Diện tích toàn huyện có 6.333 ha, trong đó chè kinh doanh có 4.470 ha, hàng năm cho sản lượng búp tươi đạt trên 30 ngàn tấn. Cây chè của Đại Từ nói riêng và Thái Nguyên nói chung hiện nay không ngừng cải thiện chất lượng. Giống chè trung du cũ cho năng suất thấp và chất lượng kém cạnh tranh đang dần được thay thế bằng những giống chè mới LDP1, 777, Bát Tiên, long vân v.v là những chè đã được nghiên cứu và chọn lọc từ viện nghiên cứu cây chè Việt Nam, Viện khoa học nông nghiệp. Các giống chè này năng xuất lớn và chất lượng tốt đang góp phần cải nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các máy chè đồng thời tạo thu nhập tốt hơn cho người dân trồng chè. Giống cây chè nói riêng và nhiều giống cây khác có giá trị cao phục vụ cho nông nghiệp, trồng rừng, cây sinh thái cảnh quan...nhằm tạo đa dạng sinh học cho môi trường và lấy gỗ cho các ngành sản xuất khác đang được các vườn giống trong huyện ứng dụng công nghệ sinh học trong quá trình gieo trồng rất tốt đáp ứng không chỉ nhu cầu trong huyện trong tỉnh mà còn bán sang nhiều tỉnh lân cận. Đặc biệt trong lĩnh vực này hiện nay một số hộ gia đình kinh doanh cá thể cũng rất mạnh dạn đầu tư và làm chủ công nghệ tạo ra được những vườn giống tốt có quy mô rất lớn và chuyên nghiệp. Họ còn tham gia sản xuất cây giống cho chương

trình hợp tác phát triển Đức Deutscher Entwicklungs Dients (DED) được các chuyên viên của tổ chức này đánh giá cao. Ngành sản xuất cây chè và giống cây trồng hiện đang có thể là điểm sáng của nông nghiệp Đại Từ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong những năm gần đây.

* Du lịch

Điểm du lịch quan trọng nhất của Đại Từ là khu du lịch Hồ Núi Cốc với diện tích 25 km², dung tích 175 triệu m³. Đây là khu du lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan, đồng thời cũng là nơi cung cấp nước phục vụ sản xuất và nước sinh hoạt cho các huyện phía nam của tỉnh Thái Nguyên. Khu du lịch hồ Núi Cốc có nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng như: du thuyền trên mặt hồ thăm các đảo, thăm huyền thoại cung (nghe kể truyền thuyết câu chuyện tình thuỷ chung chàng Cốc - nàng Công), thăm công viên cổ tích, vườn thú, Vui chơi tắm mát ở công viên nước. Tại đây có hệ thống khách sạn, nhà hàng ăn uống phong phú từ bình dân đến cao cấp.

Ngoài ra còn có một số điểm di tích lịch sử khác như: Núi Văn - Núi Võ ở Văn Yên và Ký Phú; Di tích 27/7 (xã Hùng Sơn), Khu đài tưởng niệm Thanh niên xung phong (xã Yên Lãng); Khu di tích chiến khu Nguyễn Huệ (xã Yên Lãng); Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên (xã La Bằng) và các khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài trên 11 xã.

Đại Từ còn là nơi nối liền khu di tích lịch sử ATK (huyện Định Hoá) với Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang).

Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của huyện ngày càng được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như dân cư trong huyện. Các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra thường xuyên, sôi nổi và đem lại những hiệu quả thiết thực. Đại Từ có 1 trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện và 4 cụm văn hóa thể thao: thị trấn Đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đại từ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)